Gia Lai: Hạn hán do…công ty trồng tái canh cây cao su?
Hiện toàn tỉnh Gia Lai có gần 2.000ha cây trồng các loại bị thiệt hại do hạn hán gây ra, hơn 400 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Tại một số khu vực, nguyên nhân thiếu nước được cho là do các công ty cao su tiến hành trồng tái canh.
Theo số liệu của Đài Khí tưởng thủy văn khu vực Tây Nguyên, lưu lượng chảy trên các sông của khu vực đều thấp hơn trung bình cùng kỳ năm trước, đặc biệt các sông ở Bắc Tây Nguyên thấp hơn từ 25 – 65%. Tại một số điểm nước mạch, sông suối tự nhiên nguồn nước đã cạn kiệt, lượng nước không đáp ứng đủ cho sản xuất.
Nhiều cánh đồng lúa cháy khô, lép hạt ở huyện Chư Sê
Thống kê của Sở NN PTNT Gia Lai cho biết, diện tích cây trồng bị hạn nặng trong toàn tỉnh đế thời điểm này là gần 2.000 ha, trong đó nhiều nhất là huyện Chư Sê với hơn 600 ha. Còn tại huyện Kbang đã xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt với khoảng 400 hộ, người dân đang sử dụng chung các giếng nước tập thể của làng hoặc các hộ lân cận, một số đi lấy nước từ sông, suối.
Video đang HOT
Huyện Chư Sê có hơn 441 ha lúa Đông xuân thiệt hại trên 70%
Tại huyện Chư Sê, đến thời điểm này đã có hơn 441 ha lúa Đông xuân thiệt hại trên 70%, tất cả đều nằm ngoài khu vực thủy lợi. “Nắng nóng kéo dài trên địa bàn huyện, khiến cho lượng nước phục vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn, diện tích cây trồng vụ Đông Xuân hầu hết đều bị thiệt hại từ 30 -70%, nhiều nơi mất trắng”, ông Nguyễn Văn Hợp – Trưởng phòng NN PTNT huyện Chư Sê cho biết.
Nhiều hộ dân ở Gia Lai đang nạo vét giếng để cứu cây lâu năm
Được biết, nguyên do việc thiếu nước của một số khu vực là do quá trình trồng tái canh cây cao su của các công ty cao su khiến lượng nước trong đất không giữ được, lượng nước bốc hơi nhanh. Ngoài ra, một số hộ dân chuyên đổi canh tác các giống cây ngắn ngày nên lượng nước sử dụng nhiều, dẫn đến thiếu hụt nguồn nước.
Thùy Dương
Hai anh em cọc chèo tử vong khi cùng đào giếng
Ngày 18/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai thông tin vừa tiếp nhận cấp cứu hai nạn nhân trong tình trạng ngạt khí. Tuy nhiên, do quá nặng, cả hai nạn nhân đã tử vong.
Ảnh minh họa
Theo thông tin ban đầu, khoảng 13h20 ngày 17/4, Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tiếp nhận hai nạn nhân là Rơ Châm Đeo (SN 1975) và Siu Ngel (SN 1988, cùng trú tại thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở. Ngay sau đó, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu bằng các phương pháp như ép tim, ép nội khí quản, bóp bóng,...
Sau hơn 30 phút cấp cứu, nhận thấy các nạn nhân không có khả năng hồi tỉnh, các bác sỹ đã dừng các biện pháp cấp cứu, hoàn tất thủ tục và tổ chức đưa các nạn nhân về để gia đình an táng.
Anh Rơ Lan Aleng (người thân của hai nạn nhân) cho biết, anh Rơ Châm Đeo và anh Siu Ngel là hai anh em cọc chèo. Sau khi lập gia đình cùng về chung sống tại địa phương. Do nắng nóng kéo dài, thiếu nước sinh hoạt nên gia đình anh Rơ Châm Đeo tổ chức đào giếng để sử dụng. Khi giếng đào được 20m thì xuất hiện nước nên gia đình đưa máy nổ xuống giếng để bơm cạn nước và tiếp tục đào sâu hơn.
Sáng 17/4, sau khi máy nổ hoạt động, bơm nước xong, hai nạn nhân Rơ Châm Đeo và Siu Ngel xuống giếng để đào tiếp thì bị ngạt khí. Theo nhận định của các bác sĩ tại Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, nhiều khả năng các nạn nhân bị ngạt khí CO hoặc khí Nitơ.
Phạm Hoàng
Cà Mau: Lo nước ngọt cho hơn 20.850 hộ Toàn tỉnh Cà Mau có hơn 20.850 hộ gia đình thiếu nước và không có nước sinh hoạt, khó khăn nhất là vùng ngọt hóa thuộc huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh. Khoảng 20.850 hộ dân tại Cà Mau có nguy cơ thiếu nước ngọt sinh hoạt. Ảnh: Trọng Linh. Hơn 20.850 hộ dân thiếu nước ngọt Đến thời điểm hiện...