Gia Lai: Giá chanh dây tăng cao nhất từ đầu năm, quả to quả nhỏ đều bán được hết, nhiều hộ lãi lớn
Quả chanh dây tại Gia Lai đang được thu mua với giá 21-45 ngàn đồng/kg loại lớn và 12-15 ngàn đồng/kg loại nhỏ.
Đây là mức giá cao nhất từ đầu năm tới nay, giúp người trồng có nguồn thu nhập khá.
Giá chanh dây tăng cao nhất từ đầu năm, cá biệt có hộ thu chục triệu đồng/ngày
Tháng 8/2021, ông Bùi Huy Toàn (làng Ia Tong, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) trồng 300 cây chanh dây. Đến nay, vườn cây cho thu bói được hơn 3 tấn quả. Giá chanh dây tăng cao và duy trì ổn định ở mức 12-15 ngàn đồng/kg (chanh múc), chanh đẹp xuất khẩu có giá dao động trong khoảng 40-45 ngàn đồng/kg nên gia đình ông có nguồn thu hơn 50 triệu đồng.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Toàn cho hay: “Hiện vườn trồng chanh dây còn 3 đợt thu hoạch rộ nữa. Nếu giá ổn định như hiện nay thì gia đình lãi gần 100 triệu đồng, cao hơn nhiều so với cà phê. Hiện tại, tôi không phải lo đầu ra vì các đại lý sẵn sàng thu mua, thương lái cũng tìm đến tận vườn”.
Chanh dây tăng giá ổn định trong thời gian dài tạo sự yên tâm phát triển sản xuất cho nông dân. Ảnh: Nguyễn Diệp
Tương tự, ông Nguyễn Văn Vượng (thôn 6C, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) chia sẻ: Gia đình trồng 1,5 ha chanh dây trên diện tích hồ tiêu chết. Những năm trước, giá chanh múc cao nhất cũng chỉ 5-7 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, từ năm ngoái đến nay, giá chanh dây tăng lên 12-15 ngàn đồng/kg giúp tôi cũng như nhiều hộ khác trong xã có nguồn thu nhập cao hơn.
Những năm gần đây, từ nguồn hỗ trợ và kết nối của huyện, Hợp tác xã Thành Đạt (xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã liên kết với Công ty cổ phần chanh leo Nafood cung cấp cây giống cho các thành viên và nông dân trồng khoảng 50-60 ha chanh dây. Công ty cũng thu mua sản phẩm cho bà con.
Nhờ đó, người dân và các thành viên Hợp tác xã có nguồn thu nhập ổn định.
Ông Trần Công Khuyến-Giám đốc Hợp tác xã Thành Đạt-cho hay: “Từ năm ngoái đến nay, giá chanh dây trên thị trường liên tục tăng cao giúp nhiều hộ lãi lớn. Cá biệt có hộ thu nhập 15-16 triệu đồng/ngày. Hiện nay, người dân đang thuê đất mở rộng diện tích trồng chanh dây để phát triển kinh tế gia đình”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Công Vương-Trưởng phòng Kinh doanh (Công ty cổ phần chanh leo Nafood) thì thông tin: Từ năm 2021 đến nay, giá chanh dây trên thị trường liên tục tăng cao, chanh múc dao động trong khoảng 12-15 ngàn đồng/kg. Còn xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 21 ngàn đồng/kg, sang châu Âu khoảng 45 ngàn đồng/kg nên người dân có nguồn thu nhập khá ổn định.
Video đang HOT
“Trong năm 2021, chúng tôi đã thu mua khoảng 45.000 tấn chanh dây trên địa bàn Tây Nguyên. Riêng Gia Lai đạt khoảng 20.000 tấn, trở thành vùng nguyên liệu chủ lực của Công ty. Dự kiến diện tích chanh dây của Công ty sẽ được mở rộng trong thời gian tới. Hiện nay, chúng tôi đẩy mạnh liên kết với các hợp tác xã và các đại lý phân phối nguồn giống chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của người dân”- ông Vương cho biết.
Trao đổi cùng P.V, ông Nguyễn Minh Tứ-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh-cho biết: Những năm gần đây, chanh dây trở thành một trong những cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua khảo sát và dựa vào bản đồ thổ nhưỡng mà huyện đã xây dựng thì cây chanh dây phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. Huyện chỉ đạo các xã rà soát diện tích hồ tiêu kém hiệu quả để chuyển sang trồng chanh dây.
Cùng với đó, phối hợp cùng Công ty cổ phần chanh leo Nafood liên kết với các hợp tác xã và người dân sản xuất gắn tiêu thụ. Dự kiến diện tích chanh dây trên địa bàn huyện sẽ mở rộng thêm 50-200 ha trong năm nay.
Hiệu quả kinh tế từ cây chanh dây mang lại ổn định là một trong những yếu tố quan trọng để UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển sản xuất rau, hoa, cây ăn quả đến năm 2030 và định hướng đến năm 2040.
Theo đó, từ nay đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ trồng khoảng 20.000 ha/năm và đến năm 2030 đạt khoảng 30.000 ha, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, trong đó xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất-tiêu thụ cây ăn quả do các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác… hình thành vùng sản xuất tập trung.
Đây là cơ hội lớn để cây chanh dây khẳng định thế mạnh trong phát triển kinh tế của các địa phương trong tỉnh.
Lên Sơn La nên cẩn thận kẻo "u đầu" bởi vô vườn nào cũng đụng phải trái cây ngon, nông dân giàu lên thấy rõ
Ở vùng cao Sơn La giờ đây có những vùng đất chuyên canh nhiều loại trái cây, như mít, chuối, táo đại, mận...Nhờ những loại cây này mà cuộc sống của bà con nơi đây đã thêm ấm no, hạnh phúc.
Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid-19, song dưới sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục khó khăn thực hiện hiệu quả "nhiệm vụ kép" vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa duy trì phát triển sản xuất, trong đó chú trọng chăm sóc diện tích cây ăn quả.
Nông dân xã Mường Bú, huyện Mường La trao đổi kỹ thuật chăm sóc xoài ghép. Ảnh: Mùa Xuân.
Xã đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện Mường La tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân ở các bản, tiểu khu ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Nhất là hướng dẫn kỹ thuật ghép cải tạo lại những loại cây ăn quả đã trồng lâu năm như xoài, nhãn, táo đại.
Theo đó, năm vừa qua, xã đã triển khai chương trình ghép cải tạo chuyển đổi sang giống táo đại có năng suất chất lượng cao hơn, với diện tích hơn 40 ha.
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả theo hướng hữu cơ, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho nông dân.
Hỗ trợ bà con tham gia vào các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản an toàn, tìm kiếm đầu ra ổn định cho các sản phẩm quả trên địa bàn.
Đến nay, xã Mường Bú là một trong những xã có diện tích cây ăn quả lớn nhất của huyện Mường La, với diện tích hơn 1.600 ha, sản lượng ước đạt trên 11.540 tấn. Các loại cây ăn quả chủ yếu là xoài Đài Loan, chuối, táo đại, nhãn, vải, bưởi...
Một số loại quả như táo, chuối, mít đã tạo được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh, xuất bán cho hệ thống siêu thị ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Người dân bản Nang Phai, xã Mường Bú, huyện Mường La bán chuối tây cho thương lái. Ảnh: Mùa Xuân.
Bên cạnh đó, xã đang tập trung xuất khẩu các sản phẩm xoài, nhãn sang thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Mường Bú hiện có hơn hàng trăm hộ dân trồng chuối tây, với diện tích hơn 300 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 20 tấn quả/ha. Nhờ trồng chuối nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ấm no. Ảnh: Mùa Xuân.
Anh Cầm Văn Phai, bản Đông Luông (xã Mường Bú), chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi chủ yếu trồng ngô, sắn năng suất, hiệu quả kinh tế thấp, cuộc sống khó khăn lắm...".
Từ năm 2016, gia đình anh Phai đã chuyển đổi sang trồng 2 ha cây chuối xuất khẩu, nhãn, cam, vụ năm vừa qua, gia đình anh thu được gần 30 tấn quả các loại, thu về hơn 200 triệu đồng. Nhờ vậy, gia đình anh đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định hơn.
Bằng việc ghép cải tạo lại giống táo đại, vụ năm 2021, HTX nông nghiệp Mường Bú đã thu về khoảng 200 tấn quả, với giá trung bình từ 15-35 nghìn đồng/kg. Ảnh: Mùa Xuân.
Ông Vũ Đăng Kế, Giám đốc HTX nông nghiệp Mường Bú, cho hay: HTX hiện có 10 thành viên, quy mô sản xuất 58 ha xoài, nhãn ghép, táo đại, ổi. Toàn bộ diện tích được sản xuất theo chuẩn VietGAP, hướng hữu cơ.
Trong quá trình sản xuất, HTX đã được hỗ trợ mua cây giống, chuyển giao kỹ thuật, kiến thức về sản xuất an toàn, tham quan học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ tem nhãn, bao bì phục vụ tiêu thụ sản phẩm.
Nhờ vậy, vụ năm 2021, HTX nông nghiệp Mường Bú thu được hơn 500 tấn quả nhãn, xoài, táo, mít, ổi, đem lại doanh thu hàng tỷ đồng.
hững chùm táo đại của HTX nông nghiệp Mường Bú sau khi được ghép cải tạo đã cho năng suất, chất lượng cao hơn. Ảnh: Mùa Xuân.
Ngay sau khi kết thúc vụ thu hoạch, các hộ dân tiếp tục tập trung tỉa cành, bón phân, phun thuốc trị bệnh thán thư; quét vôi quanh gốc, bón phân bổ sung sau đốn tỉa...
Nhờ những bước đi đúng hướng trong phát triển kinh tế, nhất là trồng cây ăn quả trên đất dốc đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới xã Mường Bú, huyện Mường La ngày càng khởi sắc. Ảnh: Mùa Xuân.
Ông Lò Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Bú, cho biết: Thời gian tới, xã tiếp tục tập trung hướng dẫn kỹ thuật ghép, cải tạo vườn tạp một số loại cây ăn quả đã trồng lâu năm như cây xoài, nhãn, táo đại. Vận động nhân dân chuyển đổi diện tích đất trồng cây lương thực ngắn ngày kém hiệu quả, năng suất thấp sang trồng cây ăn quả có năng suất cao hơn.
Tích cực tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hình thành chuỗi sản xuất, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quả tươi hướng tới thị trường trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu ra nước ngoài.
Vay vốn làm vườn - ao - chuồng, nuôi bò "khổng lồ", nông dân phất lên trông thấy Những năm qua, được sự đồng hành và tiếp vốn có hiệu quả của Agribank, nhiều hộ dân ở miền Trung đã ăn nên làm ra, nhờ đó đã giúp cho hàng nghìn hộ dân thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên làm giàu. Thu lãi cả tỷ đồng/năm nhờ vay vốn nuôi bò 3B "khổng lồ", làm VAC Đến thăm mô...