Gia Lai: Dự án SH- Land gặp khó vì không xác định được nguồn gốc đất
Dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 10/2018, nhưng do chưa xác định được nguồn gốc đất, Dự án Khu dân cư SH- Land, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai do Công ty cổ phần Sơn Hải làm chủ đầu tư đến nay vẫn chưa thể hoàn thành.
Dự án SH- Land đang gặp khó và không ra được sổ đỏ dù đã hoàn thành về hạ tầng do Sở Tài nguyên – Môi trường cho rằng không xác định được nguồn gốc đất
Bị tắc khâu cuối cùng
Dự án Khu dân cư SH-Land được xem là một trong những dự án bất động sản trọng điểm tại TP. Pleiku, được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 8/2017. Dự án được thực hiện tại vị trí số 63 – 65 đường Lý Nam Đế, phường Trà Bá, TP. Pleiku, có quy mô 70.140 m2, bao gồm 368 lô đất và các tiện ích, với tổng mức đầu tư 109,3 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Sơn Hải làm chủ đầu tư.
Theo quyết định chủ trương đầu tư, dự án này sẽ được giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Sau 12 tháng, nếu nhà đầu tư không triển khai thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã đăng ký, tỉnh Gia Lai sẽ thu hồi lại quyết định nói trên.
Tuy nhiên, đến nay đã 20 tháng trôi qua, nhưng dự án này vẫn chưa thể hoàn thành, mà nguyên nhân, theo chủ đầu tư là do vướng khâu xác định nguồn gốc đất.
Ông Nguyễn Đình Quán, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sơn Hải cho biết, phần diện tích đất của Dự án SH- Land được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho Công ty Sơn Hải quản lý sử dụng từ những năm 1991 và 1999. Theo đó, từ năm 1990, Công ty Sơn Hải có nhu cầu xây dựng nhà máy chế biến gỗ, nên tìm mua được tổng cộng hơn 7 ha, gộp từ 3 thửa đất. Trong đó, thửa đầu tiên có diện tích 23.487 m2 được mua từ Xí nghiệp Cimexcol Minh Hải thông qua Sở Nông – Lâm nghiệp Gia Lai – Kon Tum (cũ) với số tiền 35 triệu đồng. Sau khi nhận chuyển nhượng, UBND tỉnh Gia Lai – Kon Tum đã có quyết định tạm giao đất để xây dựng nhà xưởng và sau khi xây dựng nhà xưởng xong thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất số 3560/CNSH ngày 20/7/1991.
SH -Land là dự án được áp dụng miễn 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tuy nhiên trên thực tế, dự án chưa được cơ quan chức năng tính đến mức hỗ trợ này
Thửa đất số 2, Công ty Sơn Hải được chính quyền địa phương đồng ý cho tự thỏa thuận đền bù và mua bán, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các hộ dân thôn 6, xã Trà Bá, TP. Pleiku với tổng cộng hơn 51.000 m2 để làm nhà xưởng, nhà ở. Sau khi nhận chuyển nhượng từ người dân, Công ty Sơn Hải xin phép được xây dựng nhà xưởng, nhà ở trên phần diện tích là 16.245 m2. UBND tỉnh Gia Lai – Kon Tum cũng có quyết định tạm giao diện tích đất này và sau khi hoàn thành xây dựng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất số 3554/CNSH vào ngày 10/8/1991.
Trong hai thửa đất trên có tổng cộng 5.863 m2 đã được chứng nhận nhà ở, số còn lại là đất vườn. Riêng số diện tích đất mà Công ty Sơn Hải đã mua của người dân thôn 6, xã Trà Bá nhưng chưa đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Công ty vẫn sử dụng làm bãi chứa gỗ. Đến năm 1999, diện tích này đã được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất số N785371 ngày 17/12/1999. Do đã sử dụng từ năm 1991, nên thời hạn sử dụng lô đất này chỉ đến năm 2041 (50 năm).
Video đang HOT
Sau khi nhà máy chế biến hết nguồn nguyên liệu, Công ty Sơn Hải ngưng hoạt động và xin thực hiện Dự án Khu dân cư SH-Land. Ngày 28/9/2017, UBND tỉnh Gia Lai cho phép chuyển đổi 7 ha đất trên sang đất ở, đất phi nông nghiệp để làm dự án. Khấu trừ diện tích xây dựng các công trình, phần chuyển đổi sang đất ở là 45.555 m2.
Ông Quán cho biết, hiện dự án đã triển khai trên 95% tiến độ hạ tầng, nhưng đến nay, đơn vị chưa thể hoàn thành dự án như đúng thời điểm trong chủ trương đầu tư do Sở Tài nguyên – Môi trường Gia Lai chưa thống nhất được nguồn gốc đất đối với một số hạng mục để tính tiền thuế đất cho dự án.
Tổng cục hướng dẫn, Sở vẫn giữ quan điểm riêng
Ông Quán cho rằng, dù nguồn gốc đất đã rõ ràng như trên, nhưng Sở Tài nguyên – Môi trường Gia Lai không chấp nhận nguồn gốc, dẫn tới khoản tiền thuế thay vì chỉ từ 90 – 100 tỷ đồng, thì chủ đầu tư dự án phải đóng lên tới 141 tỷ đồng.
“Công ty Sơn Hải đã gửi văn bản kiến nghị Sở Tài Nguyên – Môi trường xem xét khấu trừ phần thuế đối với phần diện tích đất phi nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm cho hợp lý, vì những diện tích trên đã được Công ty mua lại từ người dân, xí nghiệp và đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà và sử dụng đất”, ông Quán cho biết.
Liên quan đến vấn đề này, Sở Tài nguyên – Môi trường Gia Lai cũng đã 3 lần có văn bản xin ý kiến hướng dẫn từ Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên – Môi trường và cả 3 lần Tổng cục Quản lý Đất đai đều có văn bản trả lời hướng dẫn.
Tại văn bản trả lời lần 2 vào ngày 12/9/2018, Tổng cục Quản lý đất đai sau khi viện dẫn các điều khoản của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai có sửa đổi bổ sung 1998, Nghị định số 30-HĐBT năm 1989 và Luật Đất đai 2013 đã kết luận: “Từ tình hình thực tế và quy định của pháp luật nêu trên, diện tích đất do Công ty Sơn Hải đang sử dụng có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng sử dụng đất hợp pháp cá nhân. Căn cứ theo quyết định của Khoản 3, Điều 60, Luật đất đai; Điểm b và Điểm c, Khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng Dự án Khu dân cư SH-Land, đối với phần diện tích chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, Công ty Sơn Hải phải nộp tiền sử dụng đất và được khấu trừ giá trị sản xuất đất, kinh doanh phi nông nghiệp với diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất; được khấu trừ giá trị đất trồng cây lâu năm đối với diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Căn cứ thời điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất, giá đất để tính tiền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 108 và Điều 114 của Luật Đất đai”.
Tuy nhiên, Sở Tài nguyên – Môi trường Gia Lai cho rằng, Công ty Sơn Hải không chứng minh được nguồn gốc các thửa đất số 3554/CNSH, 3560/CNSH. Theo Sở này, các hồ sơ thu thập và văn bản hướng dẫn của Tổng cục Quản lý Đất đai khi đối chiếu các quy định hiện hành, thì văn bản hướng dẫn không thống nhất về nội dung các khoản được trừ để nộp tiền sử dụng đất.
“Trường hợp này đã có Giấy chứng nhận nên không xác định nguồn gốc theo quy định tại Điều 21, Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Do vậy, trường hợp này không thuộc trường hợp trừ vào tiền sử dụng đất”, báo cáo gửi UBND tỉnh Gia Lai do ông Huỳnh Minh Sở, Phó giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Gia Lai cho biết.
Tại báo cáo này, Sở Tài nguyên – Môi trường Gia Lai cho rằng, đối với đơn vị chủ đầu tư dự án là Công ty Sơn Hải, nếu đơn vị này không thống nhất theo ý kiến của Sở Tài nguyên – Môi trường, thì đơn vị thực hiện quyền của người sử dụng đất theo đúng quy định, trong đó bao gồm việc khiếu nại, khiến kiện và cả… chấm dứt dự án.
Liên quan đến vụ việc trên, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, ông Kpă Thuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, hiện UBND tỉnh Gia Lai đang chỉ đạo Sở Tài nguyên – Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tiến hành rà soát, kiểm tra, xác đinh lại nguồn gốc đất Dự án SH-Land nhằm có hướng giải quyết sự việc, trên tinh thần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tỉnh.
Ngọc Tân
Báo Đầu tư Bất động sản
Giá đất Mũi Né - Phan Thiết tăng, nhà đầu tư đổ về gom nhà đất
Trước sự đầu tư hạ tầng mạnh mẽ như hiện nay, bất động sản Mũi Né - Phan Thiết đang tăng giá liên tục...
Việc đầu tư sau Tết tăng mạnh
Theo khảo sát, sự tăng giá đất của Mũi Né diễn ra đồng bộ và tập trung tăng mạnh tại các cung đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Đình Chiểu...
Ở thời điểm hiện tại, quỹ đất của Mũi Né hầu như đều là đất nông nghiệp, những lô đất nghỉ dưỡng đẹp gần biển tại đây còn lại rất ít, các vị trí đẹp đều đã được các ông lớn địa ốc như Hưng Thịnh, TMS, Novaland, Apec Group...gom trước đó để làm các dự án. Vì vậy, giá đất tại khu vực này tăng mạnh từng ngày trước xu hướng hạ tầng.
Ông Cao Huy Linh - một môi giới địa ốc kì cựu tại vùng này cho biết, có những nhà đầu tư từ TP.HCM gom được những lô đất đẹp thì có thể đút túi hàng trăm triệu mỗi tuần.
Ghi nhận tại đường Võ Nguyễn Giáp - Mũi Né, thuộc khu dân cư hiên hưu, khi hàng loạt các ông lớn đổ về đây làm các dự án nghỉ dưỡng đã kích gia đât măt tiên lên mức 15-20 triệu đồng/m2. Mức giá này được môi giới cho biết đã tăng khoảng 40% so với cuối năm 2018.
Goldsand Hill Villa là dự án có mức giá tăng mạnh ở Phan Thiết thời điểm hiện tại (nguồn:dự án).
Cac khu vưc gân biên, thuộc đường Huỳnh Thúc Kháng, ghi nhận nhiều giao dịch, chào bán lô lớn với giá 13-14 triệu đồng/m2, tăng khoảng 3-4 triệu đồng/m2 so với cuối năm 2018. Nếu so với giai đoạn 2016-2017, giá đã tăng gấp 2-3 lần. Đất gần biển hoăc co công trinh trên đât, gia tri sư dung cao nên cũng bị hét giá khủng.
Dự án tiềm năng trên cung đường này phải kể đến dự án Goldsand Hill Villa. Trước tết, dự án này được chủ đầu tư công bố có tốc độ giao dịch khá nhanh. Tuy nhiên, phải đến thời điểm sau Tết, khi thông tin sân bay Phan Thiết sẽ khởi công trong 3 tháng tới và tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khởi công trong 5 tháng tới thì tốc độ giao dịch của dự án này đạt kỷ lục nhanh chưa từng có. Ghi nhận mỗi ngày có trên 50 khách từ TP.HCM tới tham quan dự án, riêng 2 ngày cuối tuần mỗi ngày có khoảng 100 khách đến tham quan. Có những thời điểm khách hàng phải xếp hàng để đợi được tư vấn.
Theo một chuyên viên môi giới của dự án này, trong đợt công bố đầu tiên, các nền thuộc dự án có giá khoảng 11-12 triệu/m2, tính ra chỉ có giá khoảng 1.6 tỷ - 2 tỷ/nền. Tuy nhiên, ở thời điểm sau Tết, giá các nền đất Goldsand Hill Villa đã tăng lên mức 12-15 triệu/m2. Tính ra các nhà đầu tư xuống tiền ở giai đoạn đầu đã có thể lời 15 - 25%.
Một nhà đầu tư chia sẻ: "Lợi nhuận vận hành vài phần trăm mỗi năm không quan trọng bằng giá đất sẽ bùng nổ gấp 2-3 lần trong 2 năm tới, khi sân bay và cao tốc hoàn thành, cũng như các ông lớn đổ tiền vào vận hành các dự án. Khi Phan Thiết - Mũi Né đã bứt tốc thì giá nhà đất tại đây sẽ vươn lên ngang bằng với thị trường Nha Trang - Đà Nẵng - Phú Quốc."
Hạ tầng đồng bộ gia tăng niềm tin nhà đầu tư
Một diễn biến đáng chú ý, nếu như các giai đoạn 2015-2018, thị trường Phan Thiết - Mũi Né chỉ thu hút nhà đầu tư bất động sản đến từ TP.HCM. Thì từ đầu năm 2018, khi đón nhận thông tin chuẩn bị khởi công sân bay 10.000 tỷ, nhà đầu tư Hà Nội cũng đua nhau đổ bộ vào thị trường này.
Giá đất Mũi Né được kỳ vọng tăng mạnh trong thời điểm sau Tết, theo các chuyên gia có 2 nguyên nhân.
Thứ nhất, thời điểm hiện tại giá đất Mũi Né - Bình Thuận chỉ khoảng 8-12 triệu/m2, còn quá thấp so với giá đất thị trường Nha Trang - Phú Quốc - Đà Nẵng. Nên không sớm thì muộn, giá đất tại Mũi Né - Phan Thiết sẽ bùng nổ.
Thứ hai, trong năm 2019 -2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trước mắt, Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh quy mô của sân bay Phan Thiết từ hơn 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô ở miền Trung. Khi sân bay đi vào hoạt động, khách du lịch phía Bắc đến với Phan Thiết chỉ mất 1.5 giờ.
Ngoài tăng vốn cho sân bay, song song đó tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cũng được gấp rút triển khai thực hiện. Được biết, mức đầu tư giai đoạn phân kỳ 14.359 tỷ đồng. Tính ra, cả tổng mức đầu tư cao tốc và sân bay trong 2 năm tới cho Phan Thiết sẽ vào khoảng 25.000 tỷ.
Dòng vốn này được kỳ vọng sẽ giúp Phan Thiết - Mũi Né lột xác và thu hút lượng khách khổng lồ đến du lịch mỗi năm. Đây cũng được xem là đòn bẩy khiến thị trường bất động sản Phan Thiết bứt tốc trong năm nay.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Nhà đầu tư hứng khởi với diễn biến Vân Đồn mở lệnh giao dịch BĐS từ 9/1/2019 Sau 7 tháng ngủ đông, ngày 9/1/2018 thị trường bất động sản (BĐS) Vân Đồn đón nhận diễn biến mới đầy hứng khởi khi chính quyền huyện chính thức tiếp nhận hồ sơ về việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn, cho phép giao dịch mua bán đất đai đối với những trường hợp đủ điều kiện...