Gia Lai: Đồng bào DTTS từng bước thoát nghèo bền vững
Huyện Kbang (Gia Lai) là 1 trong 3 huyện đầu tiên được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai chọn làm điểm triển khai thực hiện Cuộc vận động.
“Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.
Gia đình anh Đinh Lay, làng Tờ Mật, đã có đàn gia súc ổn định với 11 con dê, 3 con bò.
Bà Nguyễn Thị Thu Nhi, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Kbang cho biết; trong 10 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Mặt trận các cấp huyện Kbang đã chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan xây dựng được 137 mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS, giúp hàng ngàn hộ nghèo tại địa phương vươn lên thoát nghèo, ổn định trong cuộc sống.
Trong đó, có nhiều mô hình phát huy có hiệu quả tích cực, như: mô hình trồng lúa 2 vụ ở xã Kon Pne; mô hình nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế ở xã Đông; mô hình nuôi heo đen ở xã Kông Lơng Khơng… qua đó đã giúp cho gần 8000 hộ nghèo là người đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo”.
Chị Phùng Thị My Ni, Chủ tịch MTTQ xã Đông, giới thiệu cho chúng tôi đến thăm gia đình anh Đinh Lay (dân tộc Bahnar tại làng Tờ Mật). Gia đình anh Lay vốn thuộc diện hộ nghèo của xã, do không biết cách làm ăn nên cái khó, cái nghèo cứ đeo bám. Nhưng sau khi được cán bộ Mặt trận và Hội Nông dân xã tuyên truyền, hướng dẫn, anh đã biết cách trồng cỏ, làm chuồng trại để nuôi nhốt gia súc, gia cầm, mạnh giạn vay vốn ưu đãi của ngân hàng để đầu tư sản xuất.
Ban đầu từ việc được nhà nước hỗ trợ 1 con bò giống, anh nhận nuôi rẻ thêm 1 con dê, đến nay gia đình anh đã có được 3 con bò và 11 con dê làm của riêng. Khi có nhiều bò, dê gia đình anh đã bán bớt để lấy vốn tái đầu tư sản xuất, sửa sang nhà cửa, mua sắm vật dụng phục vụ sinh hoạt cũng như đầu tư cho các con học hành. Năm 2020 gia đình anh đã thoát hộ nghèo.
Đàn gia súc của gia đình anh Đinh Lay. huyện Kbang.
Bà Nguyễn Thị Miền, Chủ tịch MTTQ thị trấn Kbang củng cho hay: “Thị trấn Kbang hiện có 6 làng đồng bào DTTS, qua 10 năm triển khai thực hiện cuộc vận động, đến nay trên địa bàn thị trấn đã xây dựng được 20 mô hình hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 447 hộ (năm 2011) đến nay còn 167 hộ.
Video đang HOT
Nhiều hộ đồng bào DTTS đã biết xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm, làm hàng rào, đào hố rác. Bên cạnh đó, nhiều hộ đã biết tận dụng đất vườn trồng các loại rau, củ, quả; biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ. Nhờ đó, đời sống của đại bộ phận người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 50 triệu đồng”.
Trước đây gia đình ông Đinh Thing (làng Chré, thị trấn Kbang) mặc dù có hơn 4ha đất nhưng vì không biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và không có kế hoạch tiết kiệm, chi tiêu hợp lý nên cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau. Sau khi được cán bộ thị trấn đến tận nhà vận động tham gia các buổi tập huấn, tiếp thu kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, cách tiết kiệm chi tiêu nên gia đình làm ăn khá dần lên, có tiền tích lũy. Ông Thing phấn khởi chia sẻ: “Từ việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng hợp lý, đến nay gia đình ông có 1ha cà phê, 0,3ha lúa nước; 0,5 ha điều, 1 ha cây keo, 2 ha trồng đậu, bắp, mỳ và 4 con bò lai hàng năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng”.
Cuộc vận động này đã tạo ra những chuyển biến quan trọng về nhận thức cho đồng bào DTTS huyện Kbang trong sản xuất và đời sống, giúp bà con từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tiếp thu học hỏi cái mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện thực tế. Từ đó, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Kbang đã vươn lên thoát nghèo, hàng trăm hộ khá giả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện Kbang đến cuối năm 2020 còn 5,27%.
Vùng cao Đà Bắc thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi
Những năm qua, mạng lưới giao dịch của Ngân hàng Chính sách tỉnh Hòa Bình được mở rộng về các địa phương, các điểm giao dịch đã về đến tận các thôn bản.
Nông dân huyện Đà Bắc thu hoạch lúa. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Thủ tục hành chính tinh gọn giúp cho dòng vốn tín dụng ưu đãi đã đến được với các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách khó khăn ở vùng sâu, vùng xa.
Nhiều hộ gia đình ở huyện vùng cao khó khăn Đà Bắc của tỉnh Hoà Bình đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi, phát huy hiệu quả nguồn vốn, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Gia đình ông Nguyễn Trọng Duyệt, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc trước đây là hộ nghèo, kinh tế khó khăn. Năm 2018, qua sự tuyên truyền của chính quyền địa phương, gia đình ông biết đến nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách địa phương để phát triển kinh tế. Gia đình ông đã mạnh dạn làm hồ sơ vay và được giải ngân số vốn 100 triệu đồng.
Ngay sau khi có vốn, gia đình ông đã đầu tư mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn, đào ao thả cá, nuôi chim bồ câu Pháp... Đến nay, mỗi năm gia đình ông thu về trên 200 triệu đồng.
Ông Duyệt chia sẻ, nhờ có được nguồn vay của Ngân hàng Chính sách huyện Đà Bắc, gia đình trồng được 2 ha bưởi Diễn, nhờ chăm sóc tốt nên mỗi năm quả ra nhiều hơn.
Các chính sách hỗ trợ người nghèo của Nhà nước và nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách huyện Đà Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân địa phương phát triển kinh tế, thoát nghèo.
Tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại Hà Nội, anh Xa Văn Huy trở về quê ở xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc để phát triển kinh tế với nghề nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ.
Trải qua nhiều khó khăn những ngày đầu khi kinh nghiệm chưa có, tuy nhiên với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, cùng nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách huyện Đà Bắc, anh Huy đã từng bước phát triển và thành lập Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất kinh doanh Nông lâm nghiệp Hiền Lương.
Hợp tác xã chuyên cung cấp cá thương phẩm cho các homestay và các công ty trong tỉnh Hòa Bình, cung cấp cá giống cho các thành viên trong Hợp tác xã và các hộ bên ngoài trên địa bàn huyện Đà Bắc.
Hợp tác xã của anh Xa Văn Huy đã có hơn 40 lồng nuôi cá đặc sản. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Anh Xa Văn Huy cho hay, nhận thấy việc phát triển sản xuất có hiệu quả, năm 2020 gia đình anh đã tiếp tục vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách huyện Đà Bắc để đầu tư mở rộng quy mô hệ thống lồng bè, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi các loại cá thương phẩm mới, mang lại thu nhập ổn định hơn. Hiện tại Hợp tác xã của anh đã có hơn 40 lồng cá nuôi các loại cá đặc sản như cá ngạnh, cá lăng, cá chiên và cá trắm đen..., doanh thu đạt hơn 500 triệu đồng/năm.
Xác định cho vay vốn giúp người dân giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc đã có nhiều biện pháp phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại địa bàn, các tổ tiết kiệm.
Các thủ tục từ thẩm định, xét duyệt hồ sơ, giải ngân đến việc kiểm trao nguồn vốn cho các hộ vay vốn đều được thực hiện chính xác, nhanh gọn và hiệu quả. Nhiều hộ gia đình nhờ đó đã kịp thời tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ông Nguyễn Bình Nam, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc cho biết, nhiều năm qua đơn vị đã tổ chức các chương trình tuyên truyền ở những địa bàn sâu và xa trong huyện về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhằm chuyển tải các nguồn vốn chính sách ưu đãi của ngân hàng một cách nhanh nhất, đảm bảo nguồn vốn không bị tồn đọng, đáp ứng được nhu cầu của bà con nhân dân hộ nghèo và các hộ chính sách khó khăn trên địa bàn để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đà Bắc.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc Nguyễn Thanh Tuấn cho biết, những năm qua, các hoạt động hỗ trợ người dân phát triển kinh tế trên địa bàn chuyển biến rất tích cực.
Nhờ đó đã góp phần quan trọng trong thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao ý thức tự giác của người dân trong phát triển kinh tế.
Đặc biệt các nguồn vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách cho vay các đối tượng hộ nghèo giúp người dân mạnh dạn đầu tư con giống, cây trồng vật nuôi phát triển kinh tế xã hội.
Từ một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình, với hơn 50% hộ nghèo thì đến năm 2020 toàn huyện Đà Bắc chỉ còn 23,75% hộ nghèo.
Điều này cho thấy hiệu quả từ các chương trình, giải pháp xóa đói giảm nghèo của chính quyền địa phương trong việc nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho nhân dân.
Cùng với đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc cũng đã tổ chức 17 điểm giao dịch tại các xã, bản, thị trấn giúp cho việc tiếp cận nguồn vốn vay chính sách của bà con hộ nghèo và các hộ chính sách khác ở vùng sâu, vùng xa trở nên dễ dàng và thuận tiện.
Tại địa bàn huyện đã có 245 tổ tiết kiệm vay vốn và trên 9.800 hộ vay. Trong 6 tháng đầu năm 2021 ngân hàng đã thực hiện giải ngân trên 120 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, hàng trăm hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện vùng cao Đà Bắc nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.
Nhân Ngày quốc tế xóa nghèo 17/10: Vượt lên những thách thức Xóa đói, giảm nghèo là quyết tâm của Việt Nam suốt chặng đường 76 năm qua, đặc biệt là sau hơn ba thập kỷ đổi mới. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm dần theo từng năm nhưng công cuộc giảm nghèo vẫn trăn trở với nhiều thách thức lớn, nhất là từ những...