Gia Lai: Đáng báo động nạn lừa đảo chiếm quyền sử dụng đất của bà con nông dân người dân tộc thiểu số
Thời gian qua, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và hoàn cảnh khó khăn của bà con dân tộc thiểu số xã Chư Dang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, một số đối tượng đã lừa chiếm quyền sử dụng đất.
Thực tế, nhiều vụ việc chỉ được phát hiện khi các đối tượng thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng cho người thứ ba hoặc làm thủ tục thế chấp vay vốn ngân hàng, nên để lại hậu quả khó khắc phục.
Khuôn mặt rầu rĩ, chị Kưm (SN 1978, ở làng Xóa, xã Chư Dang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cho biết, mình đang lo lắng vì sợ mất mảnh vườn 5 sào cà phê về tay người khác. Chị Kưm kể, năm 2018, vì cần vốn để làm ăn, vợ chồng chị đồng ý cho người cùng làng là bà Vũ Thị Hằng thuê đất trong thời hạn 10 năm, với giá 100 triệu đồng.
Vợ chồng chị Kưm, làng Xóa, xã Chư Dang Ya, huyện Chư Păh, (tỉnh Gia Lai) lo lắng vì sợ mất 5 sào đất.
Trong thời gian này, bà Hằng có đưa cho vợ chồng chị ký một số giấy tờ để thỏa thuận việc thuê đất. Cứ đinh ninh sau 10 năm sẽ quay lại canh tác, nhưng tới 1/2022, khi cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Chư Păh tới nhà xác minh, chị mới biết đất của mình đã được chuyển nhượng cho bà Hằng từ tháng 8/2020, hiện người này đang làm thủ tục chuyển nhượng cho người thứ ba.
Chị Kưm kể lại: “Mình cho thuê mà lại thành sang tên đất cho bà ấy. Bà ấy kêu em út, cha mẹ vào lăn tay, làm lại bìa mà mình không biết. Nếu bà Hằng không trả lại đất cho tôi, thì tôi sẽ kiện ra tòa”.
Tại làng Xóa, gia đình ông Chang (SN 1981) cũng lo lắng mất mảnh vườn hơn 300 mét vuông đang sinh sống. Lý do là năm 2020, gia đình ông đã giao chứng nhận quyền sử dụng đất, nhờ bà Hằng giúp vay vốn ngân hàng.
Từ đó tới nay, gia đình ông Chang chưa nhận được tiền vay, mà sổ đỏ cũng mất tăm. Phải tới cuối tháng 2/2022, khi có nhóm người lạ đến nhà đòi số tiền 140 triệu đồng, thì vợ chồng ông mới biết rằng sổ đỏ của mình bị bà Hằng thế chấp để vay lãi.
Ông Hoàng Anh Tuệ – Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cho biết, trong năm 2021, bà Vũ Thị Hằng đã nhiều lần thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các đất này đều không chính chủ.
Video đang HOT
Đầu 2022, bà Hằng lại liên tục làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và chuyển nhượng các đất này cho người thứ ba. Nhận thấy có dấu hiệu bất thường, đơn vị tiến hành xác minh 4 trường hợp tại xã Chư Dang Ya thì cả 4 hộ dân đều cho biết không bán đất.
Vợ chồng ông Chang, ở làng Xóa, xã Chư Dang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Theo ông Hoàng Anh Tuệ, nhận thấy tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của người dân, nên đơn vị đã có văn bản đề nghị UBND các xã cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong hỗ trợ người đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các giao dịch đất đai.
Ông Hoàng Anh Tuệ cho biết: “Đối với các xã ở vùng dân tộc thiểu số thì cán bộ công chức tư pháp xã phải nâng cao vai trò, trách nhiệm. Khi thực hiện các quyền cho người dân thì yêu cầu phải đọc cho 2 bên nghe, hỏi có chuyển nhượng hay không, thậm chí phải nhắc đây là bán đất cho người khác hay không. Người địa phương không nghe được tiếng người Kinh thì phải có cán bộ người địa phương dịch từ tiếng Kinh sang tiếng đồng bào để người chuyển quyền hiểu được”.
Ông Nguyễn Văn Nội- Chủ tịch UBND xã Chư Dang Ya, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) cho biết, hiện nay, chính quyền địa phương và các đoàn thể đang tích cực rà soát, xác minh hoạt động chuyển nhượng đất đai tại địa phương trong thời gian gần đây, đồng thời phối hợp tuyên truyền cho người dân cảnh giác hơn trong thực hiện các giao dịch về đất đai.
Ông Nội cho biết: “Khi phát hiện được sự việc này, chúng tôi đã chỉ đạo cho công an và cơ quan đoàn thể đến từng hộ gia đình xuống tận các làng, vận động các gia đình để tránh tình trạng bị mắc lừa như vậy”.
Sau khi nắm được thông tin, hiện UBND huyện Chư Păh, tình Gia Lai đã yêu cầu các đơn vị tạm dừng cho thực hiện các giao dịch để công an huyện vào cuộc điều tra, làm rõ các vụ việc chuyển nhượng đất đai bất thường liên quan tới người dân tộc thiểu số tại xã Chư Dang Ya.
Làng hiếu học ở Gia Lai, 90% là người dân tộc thiểu số, nhưng có 3 thạc sỹ, có cả đại biểu Quốc hội
Làng Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) nổi tiếng khắp vùng là ngôi làng hiếu học mặc dù 90% người trong làng là đồng bào dân tộc thiểu số.
Dù cảnh đói nghèo "bủa vây" đời sống người dân, nhưng họ vẫn đồng lòng cho con cái theo học cái chữ. Bởi vậy, nhiều người con của làng Rbai trở thành cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu quốc hội, đã và đang đóng góp xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh.
Gia đình ông Nay Trơ là một trong những điển hình tiêu biểu của gia đình hiếu học trong làng với 8 đứa con đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Bên hiên nhà sàn, ông Nay Trơ, làng Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, chia sẻ: Chỉ có học cái chữ mới thoát được nghèo, con cái mới có tương lai đi ra khỏi làng để phát triển nên dù nghèo cũng phải cho con đi học. Đến nay, 8 đứa con tôi đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có công ăn việc làm ổn định làm dược sĩ, bác sĩ, giáo viên...
Dân làng Rbai ai cũng yêu cái chữ, đây là truyền thống tốt đẹp của bà con làng Rbai. Để có tiền nuôi các con ăn học, nhiều gia đình đã chắt chiu từng đồng tiền đi làm thuê, thậm chí vay mượn cho con đi học. Tuy vất vả nuôi con đi học nhưng bố mẹ chưa bao giờ có ý nghĩ cho con nghỉ học.
Ngược lại, những đứa trẻ của làng cũng hiểu hoàn cảnh nên luôn cố gắng chăm chỉ học hành. Trong nhiều gia đình, đứa con lớn ra trường đi làm, lại mang tiền về giúp bố mẹ nuôi em đi học.
Gia đình bà Siu H'Ngôn cũng là một gia đình hiếu học có tiếng của làng Rbai. Các con của bà Siu H'Ngôn đang giữ nhiều chức vụ quan trọng của tỉnh Gia Lai. Con gái lớn của bà là chị Siu Hương, đang công tác tại Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai.
Con gái thứ 2 là chị Siu Cúc Cu hiện giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Piar. Những người con khác thì đều có công việc ổn định như giáo viên, kế toán.
Truyền thống hiếu học được người dân làng Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) lưu truyền từ nhiều đời nay. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN.
Chị Siu Cúc Cu cho hay, gia đình có cha mẹ là cán bộ nhà nước nên việc học cái chữ luôn được cha mẹ quan tâm hàng đầu. Tôi cũng từ đói nghèo vươn lên nên hiểu sự vất vả của cha mẹ. Vì vậy, 4 anh chị em trong nhà đều bảo ban nhau học tập với mong muốn đổi đời, thoát nghèo và cống hiến cho địa phương.
Theo bà Nguyễn Thị Khá, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, chia sẻ: Tính chăm chỉ, hiếu học của người dân làng Rbai có từ rất lâu và đã trở thành truyền thống trên mỗi nếp nhà.
Theo thống kê, hiện nay cả làng có 3 thạc sĩ, 42 người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, 16 em đang là sinh viên các trường đại học trên cả nước và 17 cán bộ về hưu.
Để giúp người dân phát huy tính hiếu học, đồng thời nhân rộng truyền thống hiếu học trên địa bàn, các cấp chính quyền xã và huyện cũng dành nhiều sự quan tâm, sẻ chia và những phần quà thiết thực để động viên nhân dân các thôn, làng nuôi dưỡng tình yêu cái chữ, từ đó giúp gia đình mình vươn lên thoát nghèo, đóng góp vào công cuộc xây dựng phát triển tại địa phương.
Ông Hoàng Hữu Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Ia Piar, huyện Phú Thiện cho biết, từ bao đời nay, làng Rbai nổi tiếng với truyền thống hiếu học. Người dân cũng như con em các gia đình đều có nhận thức cao trong việc học tập để vươn lên thoát nghèo.
Địa phương cũng tạo điều kiện, khuyến khích, động viên để bà con tiếp tục gìn giữ truyền thống tốt đẹp này. Đối với những hộ gia đình nghèo, khó khăn, chúng tôi cũng có những phần quà thiết thực nhằm động viên, chia sẻ giúp người dân tiếp tục phát huy tính hiếu học bao đời nay.
Bà Vũ Thị Lý, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Phú Thiện cho biết: Để động viên, giúp người dân giữ được tinh thần hiếu học, Hội đã giúp đỡ rất nhiều cháu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn, tiếp tục thực hiện ước mơ trên giảng đường đại học.
Đại diện Hội Khuyến học huyện đã đứng lên kêu gọi những nhà hảo tâm, doanh nghiệp hỗ trợ các cháu đi học. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài tại địa phương, kêu gọi hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để các cháu có thể tiếp tục đi học.
Sau khi thành tài, các cháu lại trở về địa phương, để cống hiến, xây dựng quê hương, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển hơn trong tương lai.
Làng Rbai cũng là cái nôi của nhiều người tài, đang giữ nhiều chức vụ quan trọng của xã và huyện. Nhờ những người có trình độ, kiến thức, quay về xây dựng quê hương, làng Rbai hiện nay đã phát triển hơn, nhiều hộ gia đình thoát nghèo nhờ việc cho con em học cái chữ.
Những hà gừ bí ẩn, con ngồi trên đồi, con ở rừng thiêng, mấy trăm năm dân Lào Cai nơi đây không dám di dời! Trong những chuyến đi điền dã tại vùng cao Lào Cai, chúng tôi đã gặp những con hổ, sư tử bằng đá gắn với truyền thuyết kỳ bí của đồng bào các dân tộc thiểu số. Chào đón năm Nhâm Dần 2022, xin ghi lại vài mẩu chuyện thú vị về những con hổ đá (người Hà Nhì gọi là hà gừ) ở...