Gia Lai có món đặc sản “bún cua thối” – nghe tên thì hết hồn mà một khi đã thử thì thương nhớ không lối thoát!
Dù tên gọi có vẻ “kém sang” nhưng “ bún cua thối” Gia Lai khiến thực khách hễ ăn là nhớ, đã nghiện thì chẳng ngại mùi!
“BÚN CUA THỐI” – ĐẶC SẢN LỪNG DANH PHỐ NÚI GIA LAI
“Bún cua thối” theo người dân xứ Nẫu di cư, được biến tấu phù hợp với khẩu vị Tây Nguyên. Có lẽ, “bún cua thối” với mùi “thum thủm” đặc trưng khiến đặc sản này trở nên “bất bại”.
Ngay từ khâu chế biến, “bún cua thối” đã không đụng hàng với bún truyền thống, nhất là bún riêu.
Với những ai chưa từng nếm thử thì chỉ cần ngửi thấy mùi nước dùng thoảng qua cũng khiến họ bỏ chạy. Nhưng lỡ nếm vị “bún thối” một lần là “nghiện” đến mức có thể “quất” liền hai tô!!!
“Bún cua thối” với mùi “thum thủm” đặc trưng
Được bán rải rác ở các ngõ phố của Pleiku nhưng du khách hãy ghé quán Chi ở chợ Nhỏ trên đường Phùng Hưng để thưởng thức tô “bún thối” chính hiệu. Theo nhiều người rỉ tai nhau, đây mới là nơi khai sinh món “bún cua thối” nức tiếng.
“BÚN CUA THỐI” – BÍ QUYẾT NẤU NƯỚC DÙNG ĐẠT CHUẨN
Để tô bún chuẩn vị, ngoài cua đồng tươi ngon thì khâu chế biến nước dùng cực kỳ công phu.
Cua đồng mua về rửa sạch, ngâm nước muối loãng từ 10-20 phút để cua nhả hết cặn bẩn. Bóc mai, bỏ yếm, phần thân cua được giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước ủ lên men. Đến khi thấy nước cua chuyển màu đen và bốc mùi “thum thủm” thì đem ra chế biến.
Video đang HOT
Sau khi lên men ủ chua, nước sẽ chuyển màu đen, bốc mùi “cua thối”
Làm thế nào để nước cua lên men chuẩn mùi vị thì mỗi người lại có một bí quyết riêng. Nếu muốn vị thật đậm đà, người ta sẽ kéo dài thời gian ủ. Nếu chế biến bằng nước cua lên men rồi phơi nắng, bạn sẽ có nồi nước dùng cực “đượm mùi” luôn.
Một trong những nguyên liệu giúp nồi nước dùng vừa ngọt lại béo chính là thịt ba chỉ. Băm nhỏ hành tỏi, phi thơm rồi cho thịt vào đảo đều. Miếng thịt săn lại thì thêm nước cua, nêm gia vị vừa ăn.
Nước dùng “bún cua thối” đặc sánh cùng da heo chiên giòn, hành phi
Khi nồi nước dùng sôi liu riu, thả tiếp trứng vịt và măng tươi thái mỏng. Thời gian đun càng lâu, vị ngọt trong măng càng quyện cùng mắm để nồi nước dùng thêm đậm đà.
“BÚN CUA THỐI” GIA LAI – ĐÃ NGHIỆN THÌ CHẲNG NGẠI MÙI
Người ta thường ăn kèm “bún cua thối” với rau sống chan nước dùng, có thể thêm da heo chiên giòn, bánh phồng hoặc nem chua. Với người sành ăn sẽ gọi thêm quả trứng vịt được nhuộm đen bởi màu nước dùng, thoang thoảng vị cua lên men, rất lạ miệng.
Ăn “bún cua thối” kèm rau sống, bánh phồng, đậu phộng, nem chua
Ớt xay, mắm nêm và chanh là 3 gia vị không thể thiếu khi ăn “bún cua thối”. Chanh làm cho vị cua thanh hơn. Ớt sẽ giảm độ tanh của cua và tăng độ nồng của mắm khi thưởng thức cùng đậu phộng, rau thơm.
Vị thơm ngon khó cưỡng của “bún cua thối” chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên với bất kì ai. Còn lỡ như đã nghiện đặc sản này, chắc chẳng ai còn ngại mùi “thối” nữa!!!
Lợi ích của cua đồng đối với sức khỏe
Cua đồng là món ăn dân dã ở vùng quê, được chế biến thành nhiều món canh giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa, phù hợp với ngày nắng nóng.
Về dược tính, theo Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông ghi: “Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông”.
Một số món ăn bài thuốc từ cua đồng
Canh cua hoa thiên lý: thịt cua đồng 100g, hoa thiên lý 150g, hành, tiêu, gia vị vừa đủ. Tác dụng: trị huyết ứ đau đầu, đau tim, di chứng yếu liệt, đau ngực sườn, mệt mỏi khó lên cân, sinh lý yếu, trẻ em còi, phụ nữ sau sinh hư yếu thiếu sữa.
Canh cua rau đay mùng tơi: thịt cua đồng 100g, rau đay 100g, rau mồng tơi 50g, gia vị vừa đủ. Trị chứng đau tim, đau đầu, ngực sườn, phụ nữ đau bụng kinh, táo bón, các chứng phong tê do huyết nhiệt huyết ứ.
Bánh đa cua: thịt cua đồng 100g, đậu phụ 80g, xương lợn 200g, cà chua 2 quả, bánh đa đỏ, hành lá, rau ngò, lá lốt, hành tím, gia vị vừa đủ. Trị chứng chán ăn, cơ thể mệt mỏi, phù thũng, gân xương mềm yếu gãy lâu lành, râu tóc bạc sớm.
Lẩu cua đồng: thịt cua đồng 100g, nước xương, rau muống, giá đậu, hoa lý, rau đắng, nấm rơm, cà chua, hành ngò, gia vị vừa đủ. Trị chứng khí huyết đều hư, suy nhược cơ thể, gân xương mềm yếu, suy giảm trí nhớ, trẻ em còi khó lên cân.
Lưu ý: phải chọn cua tươi sống bởi chất đạm trong cua chết sẽ biến thành histamin gây dị ứng nổi mề đay, ngứa ngáy, nôn nao, đau đầu, chóng mặt.
Món bún thối 'gây nghiện', ăn với nước dùng 'bốc mùi' thum thủm ở Gia Lai
Tuy có vẻ ngoài kém hấp dẫn, "bốc mùi" thum thủm nhưng bún cua thối lại là đặc sản nức tiếng phố núi Gia Lai.
Bún cua thối (hay còn gọi là bún mắm cua, bún thối) là đặc sản ở phố núi Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì món ăn được làm từ nguyên liệu cua "bốc mùi". Đây cũng là cách để người địa phương phân biệt món bún này với các loại bún riêu cua hay món chế biến từ cua khác.
Thoạt nhìn, bún cua thối khá giống các món bún trộn với thành phần nguyên liệu chính là bún và cua. Thế nhưng, món ăn này lại được xem là có khả năng "đuổi khách", khiến bất cứ ai thưởng thức lần đầu cũng dè chừng vì "bốc mùi" khó ngửi từ phần nước dùng đen đặc.
Đặc sản bún cua thối của phố núi Gia Lai (Ảnh: digialai.com)
Tuy chỉ gồm những nguyên liệu quen thuộc nhưng điều làm nên cái ngon của bún cua thối chính là cách chế biến kỳ công. Để làm món bún cua thối, người địa phương thường chế biến cua được bắt ở đồng Phú Thọ (tức Đồng Xanh, xã An Phú, TP. Pleiku).
Chỉ cua sống ở đây mới có mùi vị ngon và thơm hơn các loại cua khác. Cua đồng tươi được rửa sạch, bỏ mai, lấy phần thân đem giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Nước cua được ủ lên men khoảng một ngày đêm cho đến khi chuyển sang màu đen và bốc mùi thum thủm.
Bún cua thối khá kén người thưởng thức nhưng một khi đã nếm lại khó lòng quên được (Ảnh: digialai.com)
Bằng kinh nghiệm nhiều năm, người dân địa phương sẽ biết cách cân đối để đảm bảo ủ nước cua đủ và đúng thời gian, tạo mùi vị đạt chuẩn. Nếu nước cua nặng mùi quá hoặc ít mùi thì khi chế biến cũng không ngon.
Bắc phần nước cua đã lên men lên bếp, đun sôi liu riu với lửa nhỏ rồi cho thêm măng tươi thái mỏng. Đun càng lâu, măng càng tiết ra vị ngọt khiến nồi nước dùng đậm đà hơn, người ta cũng cho thêm cả trứng vịt chín vào nồi nước.
Ngoài bún, măng, trứng, món bún cua thối còn được ăn kèm da heo chiên giòn với hành phi, đậu phộng, nem chua, chả,... rồi chan cùng nước dùng đen ngòm, đặc sánh, bốc mùi thum thủm.
Một tô bún cua thối đầy đủ gồm bún, nước dùng đặc sánh và tuỳ theo sở thích của thực khách có các nguyên liệu đi kèm như da heo chiên, đậu phộng, bánh phồng, nem chua, chả... (Ảnh: digialai.com)
Những người thưởng thức lần đầu thường không dễ dàng để nếm thử bún cua thối nhưng với ai đã ăn quen thì sẽ cảm nhận được vị ngon đặc trưng của đặc sản này.
Bún cua thối ăn kèm với rau sống. Thực khách có thể trộn đều các nguyên liệu lên rồi thưởng thức hoặc chan nước dùng riêng để ăn khô. Dù thưởng thức theo cách nào thì món ăn cũng để lại dư vị khó quên với thực khách.
Món bún cua thối có vị hăng nồng, nặng mùi của nước dùng kết hợp cùng chút chua cay, mằn mặn nơi đầu lưỡi. Tuy có mùi khó ngửi nhưng phần nước dùng đen đặc sệt từ cua lên men lại được xem là linh hồn của món ăn.
Thực khách có thể cho thêm chanh, ớt, mắm tôm tùy theo khẩu vị và ăn khô hay ướt tùy ý (Ảnh: Ngoisao)
Đến Gia Lai, du khách có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức bún cua thối tại nhiều quán ăn ven đường hay trong các khu chợ truyền thống. Mỗi suất bún cua thối có giá khoảng 10.000 - 15.000 đồng, thích hợp với mọi đối tượng.
Món bún vừa bịt mũi vừa ăn nhưng lại "gây nghiện" ở Gia Lai Đây là một đặc sản thách thức độ gan dạ của các thực khách khi lần đầu nếm thử món ăn này. Nếu có dịp du lịch Gia Lai và tình cờ ngửi thấy một mùi khó chịu khi đi ngang qua một quán ăn, bạn sẽ phải dừng lại để xem mùi hương đó đến từ đâu và nó là gì. Món...