Gia Lai: Chủ tịch UBND tỉnh đội sổ về số phiếu tín nhiệm cao ở HĐND
Theo đó, người có phiếu tín nhiệm cao ít nhất là ông Phạm Thế Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh với 27 phiếu, chiếm tỷ lệ 35,53%.
ảnh minh họa
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai khóa X đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 13 chức danh và công bố rộng rãi kết quả cho cử tri trong tỉnh vào sáng 9/12.
Các đại biểu đã dành thời gian nghiên cứu quá trình công tác của 13 chức danh do Hội đồng Nhân dân tỉnh bầu, được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm lần này. Theo kết quả được công bố, ông Phạm Đình Thu – Chủ tịch HĐND tỉnh có phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất với 59 phiếu, chiếm tỷ lệ 77,63% và Phiếu tín nhiệm thấp ít nhất với 1 phiếu, chiếm tỷ lệ 1,32%.
Video đang HOT
Trong khi đó, người có phiếu tín nhiệm cao ít nhất là ông Phạm Thế Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh với 27 phiếu, chiếm tỷ lệ 35,53%. Phiếu tín nhiệm thấp của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiều nhất với 20 phiếu, chiếm tỷ lệ 26,32%.
Người có Phiếu tín nhiệm thấp nhiều thứ hai là ông Nguyễn Dũng, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính với 11 phiếu, chiếm tỷ lệ 14,47%. Ông Nguyễn Dũng cũng nằm trong nhóm 5 người có phiếu tín nhiệm cao ít nhất với 30 phiếu, chiếm tỷ lệ 39,47%./.
Theo Công Bắc
Vov.vn
Chủ đầu tư thủy điện "xin" giảm hàng chục héc-ta rừng phòng hộ
Sau nhiều thông tin báo chí phản ứng xây dựng thủy điện, chủ đầu tư Dự án thủy điện Sơn Trà 1 xin điều chỉnh tổng diện tích đất từ 95,4ha xuống còn 75,5ha, trong đó rừng phòng hộ từ 44,5ha giảm còn 18ha.
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 8/12, đại diện Công ty CP 30-4 Quảng Ngãi - chủ đầu tư Dự án thủy điện Sơn Trà 1 báo cáo điều chỉnh dự án, với tổng diện tích sử dụng đất từ 95,4ha xuống còn 75,5ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ bị triệt hạ từ 44,5ha giảm còn 18ha.
Tuy nhiên, công suất lắp máy lại tăng từ 42MW lên 60MW, quy mô hoạt động gồm 2 tổ máy phát điện gồm Sơn Trà 1A và Sơn Trà 1B đặt tại xã Sơn Kỳ (huyện Sơn Hà), đập chính dịch chuyển lên phía thượng nguồn khoảng 7km, phạm vi hoạt động kéo dài đến xã Sơn Lập (huyện Sơn Tây). Tổng vốn đầu tư dự kiến 1.900 tỷ đồng.
Vị trí xây dựng thủy điện Sơn Trà 1 được chủ đầu tư xin điều chỉnh giảm diện tích rừng phòng hộ trong dự án.
Lý do điều chỉnh dự án như trên, chủ đầu tư cho rằng mức độ ảnh hưởng đến môi trường giảm hơn và không phải di dần, tái định cư. Nếu việc điều chỉnh được UBND tỉnh Quảng Ngãi thống nhất, chủ đầu tư hứa khởi công vào giữa tháng 7/2015 và hoàn thành vào cuối năm 2008.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Phong - Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà yêu cầu: "Khi thực hiện xây dựng thủy điện, chủ đầu tư phải cảm kết bảo vệ rừng; đồng thời hoàn thiện tuyến đường Sơn Kỳ - Mô Níc để người dân vùng thủy điện đi lại thuận tiện. Các bãi đất thuê làm bãi chứa chất thải, sau khi hoàn thành thi công, chủ đầu tư phải trả lại nguyên trạng cho người dân để họ tiếp tục phát triển sản xuất". Bên cạnh đó, huyện Sơn Hà lo ngại việc hình thành các tuyến đường công vụ và lòng hồ, tạo điều kiện cho lâm tặc phá rừng phòng hộ.
Trước đó, báo Dân trí phản ánh thông tin bài "Huyện nghèo phản đối xây dựng thủy điện" (đăng ngày 2/4/2014) và "Thủy điện chồng thủy điện, lũ chồng lũ..." (đăng ngày 6/11/2014), đề cập đến tác hại khi thực hiện một số thủy điện trên địa bàn huyện miền núi Sơn Hà, trong đó có thủy điện Sơn Trà 1.
Trước đề nghị của chủ đầu tư, ông Lê Viết Chữ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá: "Tỉnh hoan nghênh tinh thần giảm tác hại đến rừng phòng hộ, đời sống dân sinh, công tác di dân và thống nhất với đề xuất giảm diện tích rừng của chủ đầu tư. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư phải có biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ, hạn chế khô kiệt vùng hạ du, đảm bảo đời sống người dân vùng hạ lưu".
Ông Lê Viết Chữ còn yêu cầu chủ đầu tư cần thương thảo với nhân dân về phương án bồi thường diện tích đất bị thu hồi. Phương án đổi đất để người dân có đất rừng sản xuất là tối ưu nhất. Đối với diện tích rừng bị mất do ngập dưới lòng hồ, chủ đầu tư phải trồng lại rừng bằng số diện tích đã mất, hoặc chi trả tiền để ngành nông nghiệp trồng lại. Bên cạnh đó, chủ đầu tư thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đào tạo, sử dụng lao động tại địa phương trong quá trình triển khai dự án và làm tốt công tác an sinh xã hội như đã hứa.
Bên cạnh lời hứa của chủ đầu tư, khoảng 71.000 người dân huyện Sơn Hà lo lắng khi triển khai dự án, tác hại lâu dài ảnh hưởng đến đời sống nhân dân khó lường như miêu tả trong dự án...
Hồng Long
Theo Dantri
312 biệt thự tại Hà Nội: Quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến sai sót? Trả lời đại biểu HĐND về vấn đề quản lý biệt thự trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, trong quá trình quản lý có thể làm thiếu chặt chẽ, dẫn đến sai sót, nhưng ngay bước đầu thanh tra thành phố đã có ý kiến. Sáng 4/12, phiên chất vấn HĐND thành phố...