Gia Lai cần triển khai mô hình chống dịch COVID-19 Đà Nẵng từng làm
Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Gia Lai cần học hỏi mô hình TP Đà Nẵng từng làm, lập ngay các tổ phòng chống COVID-19 tại khu dân cư, tổ dân phố.
Chiều tối 31/1, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai họp bàn với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên và các địa phương về phương án khoanh vùng, dập dịch và công tác lấy mẫu xét nghiệm, kiểm soát nguồn lây nhiễm.
Ông Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cho biết, những ngày qua, sau khi ghi nhận các ca dương tính lần 1 với SARS-CoV-2, cán bộ, nhân viên của Viện nhiều lúc thức trắng đêm để trao đổi thông tin với tỉnh Gia Lai, định hình lại vùng dịch và hướng dẫn việc truy vết F1, F2.
Quang cảnh buổi họp chiều tối 31/1.
Theo ông Chiến, không thể xét nghiệm toàn bộ 5.800 người dân tại điểm nóng dịch bệnh là phường Cheo Reo (TX Ayun Pa), mà cần phải ưu tiên truy vết F1, phát hiện đối tượng nguy cơ cao, thực hiện giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Đồng thời, trước tình hình dịch phức tạp và có nhiều khó khăn, Gia Lai cần học hỏi theo mô hình của TP Đà Nẵng đã từng làm, lập ngay các tổ phòng chống dịch COVID-19 tại các khu dân cư, tổ dân phố.
Thành viên tổ này sẽ đi tuyên truyền, vận động các đối tượng có nguy cơ, người từng ra vào vùng dịch đi khai báo y tế với cơ quan chức năng từ đó dễ dàng tìm ra được F1 để cách ly, điều trị. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên sẽ hướng dẫn các tình nguyện viên chống dịch cách truy vết F1.
Ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, sẽ yêu cầu các địa phương vận động già làng, trưởng bản vào cuộc, tham gia tổ chống dịch.
Đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành nhấn mạnh, đây là kinh nghiệm thiết thực, sẽ yêu cầu các địa phương vận động các già làng, trưởng bản, những người có uy tín ở buôn làng cùng vào cuộc, tham gia vào tổ chống dịch để thông tin, vận động người dân phòng, chống dịch COVID-19, truy vết F1.
Cũng tại buổi họp, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, nếu trường hợp xảy ra quá tải lượng bệnh nhân thì sẽ thành lập bệnh viện dã chiến để điều trị. Nếu F1 gây khó khăn, không chịu đi cách ly tập trung thì sẽ tiến hành cưỡng chế.
Trong sáng mai (1/2), 50 cán bộ y tế và hơn 30 người thuộc CDC tỉnh Gia Lai sẽ chia làm 4 tổ công tác về điểm nóng Ayun Pa và huyện Ia Pa để hỗ trợ chống dịch. Những tình nguyện viên này xác định không có Tết, bởi khi thực hiện xong nhiệm vụ sẽ cách ly 21 ngày theo quy định.
Hải Dương bắt đầu lắp đặt Bệnh viện dã chiến số 3
Tập đoàn Sun Group tháo dỡ một số hạng mục tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn, TP Đà Nẵng để kịp thời chi viện cho việc thi công bệnh viện dã chiến thứ ba tại Hải Dương trong thời gian nhanh nhất.
Công nhân tháo dỡ một phần trang thiết bị tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn, TP Đà Nẵng để chi viện lắp đặt bệnh viện dã chiến thứ 3 tại Hải Dương - Ảnh: THÚY DUNG
Với mục tiêu đưa Bệnh viện dã chiến số 3 Hải Dương sớm đi vào hoạt động, Tập đoàn Sun Group quyết định tháo dỡ một phần trang thiết bị tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn (TP Đà Nẵng) và khảo sát địa điểm thi công mới tại Hải Dương.
Công tác tháo dỡ một phần Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn được triển khai từ chiều 30-1, nhằm đóng gói vận chuyển ra Hải Dương.
Nhiều hạng mục của bệnh viện vẫn được giữ nguyên để đảm bảo Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn có thể hoạt động trở lại trong trường hợp dịch diễn biến xấu.
Cùng với việc tháo dỡ bệnh viện dã chiến tại Tiên Sơn, đoàn công tác của Sun Group tiếp tục làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương để chốt địa điểm xây dựng và phương án thiết kế bệnh viện dã chiến mới, do Hải Dương quyết định dành ưu tiên sử dụng Trường đào tạo nghề Việt Nam - Canada tại phường Cộng Hòa, TP Chí Linh (nơi ban đầu được lựa chọn xây dựng Bệnh viện dã chiến số 3) làm địa điểm cách ly phòng dịch COVID-19 cho 1.000 người.
Bệnh viện dã chiến thứ 3 tại Hải Dương được triển khai lắp đặt tại Trường ĐH Sao Đỏ Chí Linh thay vì Trường đào tạo nghề Việt Nam - Canada như phương án ban đầu - Ảnh: THÚY DUNG
Địa điểm thi công bệnh viện dã chiến mới được chuyển đến khu vực Trường ĐH Sao Đỏ Chí Linh với tổng diện tích mặt bằng 3.600m 2 , nằm biệt lập với khu dân cư.
Hệ thống cơ sở vật chất của khu vực này còn thiếu thốn và xuống cấp, song vị trí của trường phù hợp để đảm bảo việc giãn cách an toàn trong phòng chống dịch cũng như thuận tiện trong việc vận chuyển bệnh nhân và trang thiết bị y tế.
Trong ngày 31-1, những hạng mục đầu tiên của Bệnh viện dã chiến số 3 tại Hải Dương bắt đầu được triển khai thi công, mục tiêu khẩn trương lắp đặt, đưa vào hoạt động 200 giường bệnh nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách phục vụ bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Dự kiến Bệnh viện dã chiến số 3 tại Hải Dương sẽ hoạt động từ ngày 6-2.
Các địa phương chủ động phòng, chống dịch COVID-19 Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các địa phương chủ động các phương án phòng, chống dịch. Thừa Thiên-Huế: Kích hoạt lại hoạt động các Đội phản ứng nhanh Ngày 30/1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội nghị trực tuyến với các ban, ngành, địa phương về kích hoạt, triển khai các...