Gia Lai: Cách ly 9 nhân viên y tế vì bệnh nhân chạy thận nhiễm SARS-CoV-2
Một trường hợp chạy thận tại Bệnh viện ĐK tỉnh Gia Lai vào đêm ngày 19/8 được ghi nhận dương tính với SARS-CoV-2. Cơ quan chức năng xác định có 24 người F1 bị cách ly, trong đó có 9 nhân viên y tế.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai cho biết vừa ghi nhận thêm một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, nơi bệnh nhân đến chạy thận và được ghi nhận dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân (BN) tên Đ.V.H.T (sinh năm 1968, trú tổ dân phố 3, phường An Phước, TX. An Khê, tỉnh Gia Lai).
Trước đó BN điều trị chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, đến ngày 17/8, sau khi có kết quả test nhanh âm tính với SARS-CoV-2, BN thuê xe BKS 77B-01362 từ Bình Định đi Gia Lai. Trên xe có 17 người, gồm cả tài xế. Tại Gia Lai, bệnh nhân ở một nhà trọ gần Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai.
Ngày 18/8, bệnh nhân cùng 15 bệnh suy thận mạn khác (cùng từ tỉnh Bình Định đến Gia Lai) đi khám sàng lọc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và được yêu cầu nhập viện để chạy thận nhân tạo.
Một số địa điểm liên quan đến trường hợp bệnh nhân chạy thận bị dương tính với SARS-CoV-2 được khoanh vùng tạm thời.
Khoảng 8h45 cùng ngày, BN được thông báo lịch chạy thận lúc 22h ngày 19/8 nên về lại nhà trọ trong thời gian chờ đến lượt điều trị.
Video đang HOT
Đến khoảng 21h ngày 19/8, BN đến phòng cách ly tạm thời khoa cấp cứu để làm test nhanh và xét nghiệm khẳng định sau đó đều có kết quả dương tính với SARS-Cov-2.
Sau khi ghi nhận trường hợp dương tính này, ngành chức năng đã phun khử khuẩn và khoanh vùng khu khám sàng lọc, Khoa cấp cứu, Khu thận nhân tạo của Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai.
Đồng thời, cách ly tập trung đối với 15 trường hợp F1 là các bệnh nhân và người nhà đi cùng chuyến xe từ Bình Định đến Gia Lai; cách ly 9 trường hợp F1 là nhân viên y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Hiệu trưởng tiểu học thi tốt nghiệp phổ thông 2021 do lịch sử để lại
Bà Oanh phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông mới đủ điều kiện để bổ nhiệm lại làm Hiệu trưởng nhiệm kỳ mới theo quy định.
Đi dạy 24 năm mới thi tốt nghiệp cấp ba
Đó là trường hợp hy hữu của bà Dương Thị Oanh - Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, Gia Lai).
Trên Website của nhà trường, bà Oanh được giới thiệu có trình độ Đại học. Ảnh: MT
Theo phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku, bà Oanh sinh năm 1977 tại thị trấn Hồ Xá (huyện Vĩnh Lĩnh, Quảng Trị). Từ năm 1993-1997, bà theo học lớp Trung học Sư phạm (hay còn gọi là hệ 9 3) của Khoa giáo dục Tiểu học (Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai).
Năm 1997, sau khi ra trường, bà Oanh về công tác giảng dạy tại Trường tiểu học Lê Văn Tám (huyện Ia Grai), một khu vực biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Sau đó, bà được chuyển công tác về Trường tiểu học Võ Thị Sáu (phường Hội Thương, thành phố Pleiku). Tại đây, bà Oanh được kết nạp vào Đảng và học lớp Đại học từ xa (ngành sư phạm Tiểu học).
Đến năm 2009, bà được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám. Từ năm 2013 đến 2016, bà chuyển đến làm Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Trãi (phường Ia Kring, thành phố Pleiku). Từ năm 2016 đến nay, bà làm Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám.
Tuy nhiên, nhiều người bất ngờ khi trong khi kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2021 vừa qua tại Gia Lai có tên bà Dương Thị Oanh (số báo danh 38007492) tham dự.
Theo đó, bà Oanh đã tham gia kì thi tại điểm thí số 20 thuộc Trường trung học phổ thông Lê Qúy Đôn (huyện Chư Prông, Gia Lai). Kết quả thi của bà Oanh đạt tổng cộng 28,55 điểm (đỗ tốt nghiệp).
Đại diện phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku xác nhận việc bà Oanh tham dự kì thi và có số điểm thi như trên.
"Bà Oanh tham gia học tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Chư Prông. Qúa trình đi học đều nằm ngoài giờ hành chính nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến công tác điều hành, quản lý trường học", vị này cho biết thêm.
Không có gian lận bằng cấp
Câu chuyện một giáo viên đi dạy hơn 24 năm, trong đó có nhiều năm làm công tác quản lý trường học trên các cương vị Hiệu phó, Hiệu trưởng nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khiến nhiều người đặt câu hỏi nghi vấn về quy trình bổ nhiệm cán bộ.
Trao đổi với Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 17/8, ông Nguyễn Đình Thức - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku (Gia Lai) cho biết, trước đây, do quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là việc học lên từ bằng trung cấp (học 9 3), sau này đủ điều kiện để học Đại học mà không cần phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
"Cách đây 2-3 năm thì Ủy ban nhân dân tỉnh có quy định đối với những trường hợp không có bằng cấp ba đến thời điểm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thì không xem xét. Nhưng thời điểm đó thì cô Oanh đã được bổ nhiệm rồi.
Vừa rồi, đối với ngành giáo dục, trường hợp này ban đầu khá nhiều. Nhưng do quy định thời điểm đó chỉ quy định là bằng chuyên môn cao nhất, chứ không phải bằng cấp ba.
Trước đây, có người chỉ có bằng lớp 9 nhưng đã học lên cử nhân, Thạc sĩ...". Theo ông Thức thì vấn đề này cũng do quá khứ để lại khi thời điểm đó, nhiều trường học ở Tây Nguyên thiếu giáo viên trầm trọng.
Do đó, những người tốt nghiệp lớp 9, sau một thời gian được học bổ túc các chuyên ngành về sư phạm thì được phân công về đứng lớp", ông Thức nói.
Cũng theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku thì việc học cấp ba của bà Oanh là học ngoài giờ và ngành cũng tạo điều kiện, chứ không cấm đoán.
"Hồi đó, khi bổ nhiệm cô Oanh thì các ngành chức năng cũng đã biết rõ là cô này chỉ có bằng trung học sư phạm. Mà khi đã có bằng thì có thể học lên Cao đẳng, Đại học... Bộ không cấm nên không có chuyên gian lận hay gian dối về bằng cấp.
Thực tế, có rất nhiều trường hợp như vậy đối với giáo viên các tỉnh Tây Nguyên, khi chúng ta tiến hành phổ cập, đưa giáo viên về vùng sâu, vùng xa".
Ông Thức cũng nhận xét, những năm qua, cô Oanh đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó, cũng được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của ngành.
"Cái này mình tôn trọng lịch sử, khi thời điểm bổ nhiệm đó là đúng, không có cơ quan nào cấm. Còn vấn đề của mình là rà soát hồ sơ cán bộ theo quy định số 825 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai mới phát hiện ra là cô Oanh không có bằng cấp ba.
Việc rà soát này chỉ xảy ra với cán bộ quản lý, còn với giáo viên thì nhiều rồi. Mà mình cũng không có quy định nào để giảm biên chế đối với giáo viên hệ 9 3 cả.
Trong số cán bộ quản lý, ai trong độ tuổi thì phải đi học (cấp ba), còn đến thời điểm bổ nhiệm lại mà không có bằng tốt nghiệp thì không bổ nhiệm nữa", ông Thức nói.
Được biết, bà Oanh còn vài tháng nữa sẽ được bổ nhiệm lại nhiệm kỳ mới.
Giá tiêu hôm nay 13/8: Thấy gì từ số liệu tiêu xuất khẩu tháng 7, giá đang xu hướng tăng mạnh Giá tiêu hôm nay 13/8 trong khoảng 76.500 - 79.000 đồng/kg. Đợt tăng giá tiêu nội địa từ ngày 4/8 cho đến nay đã có dấu hiệu chùng xuống. Giá tiêu hôm nay 13/8: Thấy gì từ số liệu tiêu xuất khẩu tháng 7, giá đang xu hướng tăng mạnh Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua...