Gia Lai: 9X bỏ ngang đại học về quê nuôi con “ăn bẩn ở sạch” giờ ra sao?
Từ bỏ giảng đường đại học khi gần hết năm thứ 4, anh Nguyễn Thành Luân (SN 1992, ở thôn 1, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã về quê khởi nghiệp nuôi ốc bươu đen.
Với mô hình này, anh thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng.
Trước khi bắt tay vào làm kinh tế, anh Luân chú tâm tìm hiểu kinh nghiệm từ các mô hình thanh niên khởi nghiệp qua sách báo, mạng internet. Sau đó, anh thuyết phục bố mẹ thử nghiệm nuôi gà, heo, bò theo mô hình trang trại. Tuy nhiên, vì thiếu kiến thức, kinh nghiệm nên việc chăn nuôi lần lượt thất bại do dịch bệnh.
Anh Nguyễn Thành Luân (thôn 1, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) kiểm tra ốc giống. Ảnh: V.C
Năm 2017, anh Luân chuyển sang đầu tư nuôi rắn mối, nhưng sau một thời gian, thấy rắn mối phát triển chậm, chi phí đầu tư cho thức ăn quá cao, sản phẩm lại không bán được nên anh đành từ bỏ.
Đầu năm 2019, trong một lần về thăm quê ở tỉnh Nam Định, được bạn bè giới thiệu mô hình nuôi ốc bươu đen đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh thấy phù hợp với điều kiện sẵn có của gia đình mình nên tìm hiểu cách nuôi. Hai tháng sau, anh lại tiếp tục thuyết phục bố mẹ chuyển toàn bộ 2 hồ nuôi cá với diện tích khoảng 1.000 m2 sang nuôi ốc bươu đen.
Giai đoạn đầu nuôi ốc bươu đen, anh Luân liên tiếp gặp thất bại. Mua 0,5 kg ốc con giống với giá 5 triệu đồng từ Nam Định vào, do không hợp khí hậu nên sau một thời gian ngắn thả xuống hồ, ốc chết gần hết.
Không nản chí, anh khăn gói sang Đắk Lắk học hỏi kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen. Tháng 4-2019, khi cảm thấy lưng vốn kiến thức đã kha khá, anh Luân dốc túi mua ốc bươu giống ở Đắk Lắk về nuôi. Trời không phụ công người, sau 4 tháng, lứa ốc thương phẩm đầu tiên của anh được xuất bán với giá 100.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Từ thành công bước đầu, anh Luân giữ lại một phần ốc để nuôi sinh sản. Cùng với đó, anh xây thêm 3 bể dùng nuôi ốc sinh sản và 2 bể nuôi ốc con với diện tích 10 m2/bể để dễ kiểm soát số lượng và theo dõi quá trình sinh trưởng của vật nuôi.
Theo anh Luân, nuôi ốc bươu đen không cần nhiều vốn đầu tư bởi nguồn thức ăn hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên như: lá khoai lang, lá mì, bèo tai tượng và các loại củ, quả. Vì vậy, anh tận dụng khoảng trống xung quanh bờ hồ để trồng thêm các loại rau và cây ăn quả, vừa làm thức ăn cho ốc, vừa tạo bóng mát cho ốc trú ngụ.
Trong bể xi măng cũng như dưới hồ, anh thả bèo hoa dâu cho ốc đeo bám và sinh sản. Thời gian sinh trưởng của ốc thương phẩm là 4 tháng, đạt 25 con/kg. Nuôi thêm 2 tháng nữa, ốc bắt đầu sinh sản.
Anh Nguyễn Thành Luân (thôn 1, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) đầu tư gần 2.000 m2 hồ nuôi ốc bươu đen. Ảnh: V.C.
Anh Luân cho biết, ốc bươu đen ưa khí hậu nóng ẩm nên rất thích hợp với khu vực Tây Nguyên. Ốc do anh nuôi sinh sản quanh năm. Tuy nhiên, nếu nhân giống theo phương pháp tự nhiên thì tỷ lệ nở con chỉ khoảng 50-60%.
Vì vậy, sau khi ốc đẻ trứng, anh gom lại, cho vào rổ nhựa, đặt trong thùng xốp có nước bên dưới, để vào nơi râm mát, phun nước đảm bảo độ ẩm cho ốc nở đều. Sau khoảng 20 ngày, trứng ốc sẽ nở và ốc con tự bò xuống nước. Nhờ vậy, tỷ lệ trứng nở và ốc con sống đạt trên 90%. Ốc con sau khi nở được thả vào bể nuôi khoảng 20-30 ngày có thể xuất bán.
Anh Luân chia sẻ kinh nghiệm: “Được mệnh danh là loài “ăn bẩn, sống sạch” nên người nuôi ốc bươu đen phải tỉ mỉ trong khâu chăm sóc, chú ý quan sát, theo dõi ốc hàng ngày, đặc biệt là phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh môi trường. Nếu để nguồn nước bị ô nhiễm thì ốc sẽ chết hàng loạt. Khi thấy hiện tượng ốc nổi nhiều, cần tiến hành sục nước hay thay nước mới”.
Với bể nuôi, anh thay nước khoảng 3-4 ngày/lần, tổng vệ sinh bể 1 lần/tháng. Với hồ nuôi, sau mỗi lần thu hoạch phải loại bỏ hết những con ốc bươu vàng còn sót lại để tránh việc chúng giành thức ăn với ốc bươu đen. Mực nước tại bể và các hồ nuôi được duy trì 0,8-1,2 m. Anh còn đổ một lớp bùn dưới đáy bể để giữ độ ẩm thích hợp cho ốc.
Hiện nay, anh Luân chuyên tâm vào nuôi ốc sinh sản. Sở hữu đàn ốc bố mẹ lên đến 2.000 con, bình quân 15 ngày, xuất bán ốc con 1 lần, với giá 500 đồng/con; mỗi tháng anh thu nhập khoảng 15 triệu đồng. Hiện nay, ốc giống của anh được bán ở các tỉnh: Đak Lak, Đak Nông, Bình Phước.
Cùng tham quan mô hình nuôi ốc bươu đen của anh Luân, chị Trần Thị Huyền Trang-Bí thư Đoàn xã Pờ Tó-cho biết: Đây là mô hình khởi nghiệp có nhiều ưu điểm như: tiết kiệm chi phí đầu tư, nhanh thu hồi vốn, lợi nhuận cao nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương. Sắp tới, Đoàn xã sẽ triển khai cho đoàn viên, thanh niên tham quan học hỏi mô hình của anh Luân để phát triển kinh tế.
Chuyện quản lý: Hàng nghìn hộ dân mong mỏi một con đường
Kon Chiêng, Kon Thụp, Đăk Djrăng, Lơ Pang (huyện Mang Yang) và Pờ Tó (huyện Ia Pa) là 5 xã khó khăn của tỉnh Gia Lai với hàng nghìn hộ dân đang sinh sống, trong đó gần 80% là người dân tộc thiểu số.
Nhiều năm nay, người dân nơi đây vẫn mong mỏi Dự án tỉnh lộ 666 hoàn thiện để thuận tiện trong quá trình đi lại, giao thương và vận chuyển nông sản.
Những đoạn đường đất sẽ lầy lội và không thể đi lại vào mùa mưa.
Chờ vốn ngân sách để hoàn thiện dự án
Tuyến tỉnh lộ 666 (km0 00 - km60 550) là tuyến đường liên huyện Mang Yang - Ia Pa với tổng chiều dài 59,05 km đi qua 5 xã trên, kết nối Quốc lộ 19 đến đường Trường Sơn Đông. Theo Quyết định phê duyệt dự án đầu tư số 1652 và Quyết định điều chỉnh dự án số 990 được UBND tỉnh Gia Lai (năm 2010 và 2015), dự án này được khởi công vào tháng 9/2016 và hoàn thành vào năm 2020 theo kế hoạch.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do chưa bố trí đủ nguồn vốn nên đến nay, công trình vẫn đang dở dang, khiến hàng nghìn hộ dân vùng khó khăn này gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi, đặc biệt là vào mùa mưa.
So với kế hoạch phê duyệt ban đầu (năm 2010), thời gian triển khai dự án bị kéo dài, phải tạm dừng thực hiện từ năm 2011-2015 do chưa bố trí được nguồn vốn. Sau khi phê duyệt điều chỉnh, dự án được triển khai thực hiện giai đoạn 1 từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 231 tỷ đồng. Hiện tại, đã đến giữa năm 2020, nhưng vẫn còn hơn 65 tỷ đồng chưa được bố trí để hoàn thiện các hạng mục trong dự án khiến nhiều đoạn đường ở giai đoạn 1 của dự án vẫn dở dang, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Hiện tỉnh Gia Lai chỉ mới hoàn thiện được 22 km và 3 cây cầu trong tổng số 59,05 km của dự án.
Nhiều đoạn đường đang thi công phải tạm dừng vì chưa đủ vốn.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (chủ đầu tư dự án) và UBND tỉnh Gia Lai đã có nhiều văn bản đề nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ địa phương số vốn còn lại để hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch góp phần giải quyết an sinh xã hội địa phương.
Ông Phạm Xuân Điệp, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Gia Lai cho biết: Mặc dù đã được UBND tỉnh Gia Lai quan tâm, nhiều lần đề xuất nhưng do chưa bố trí được nguồn vốn nên dự án vẫn chưa thể hoàn thiện. Với những hạng mục đã được cấp vốn thi công, Ban Quản lý đã thực hiện kịp thời để giải quyết nhu cầu bức thiết của người dân.
Mong mỏi một con đường
Theo ghi nhận của phóng viên, tuyến tỉnh lộ 666 gần như đã dừng hẳn việc thi công, đất đá ngổn ngang, những cơn mưa đầu mùa xói mòn những đoạn đường đã xuống cấp. Chỉ còn vài công nhân đang dùng máy móc hoàn thiện phần đê chắn chân cầu. Ở những đoạn đường đất, mùa nắng bụi mù mịt, ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân bên đường. Mùa mưa đường lầy lội, các hộ dân ở đoạn đường này phải lội bộ nhiều cây số để di chuyển về nhà vì không thể đi bằng xe máy.
Điểm cầu duy nhất còn được thi công tại Dự án tỉnh lộ 666.
Ông Đinh Măng, dân tộc Bahnar, xã Kon Thụp, cho biết: Người dân trong làng đi lại rất khó khăn, mùa mưa sắp tới lại tiếp tục đi bộ lên rẫy. Nhân dân mong sớm có con đường để đưa nông sản đi bán, đưa nông sản về nhà vì mùa mưa nếu để lại trên rẫy dễ hư hỏng, đời sống người dân gặp khó khăn.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Phó Chủ tịch UBND xã Kon Thụp Phan Nguyễn Vi Sa cho hay, đoạn tỉnh lộ 666 có 9 km đi qua xã Kon Thụp. Trước đây, khi chưa có cây cầu Đờ Gơ (km6 641.39), mùa mưa, người dân xã Kon Thụp bị cô lập hoàn toàn. Năm 2019, cây cầu được hoàn thiện, người dân vui mừng vì không bị cô lập vào mùa mưa nhưng nhiều đoạn đường qua xã lại kết dính đất đỏ, lầy lội không thể đi được. Các hoạt động giao thương phải đi đường vòng qua xã Đê Ar. Đây là một trong những thiệt thòi của nhân dân xã Kon Thụp vì hàng hóa, nông sản không thể giao thương, buôn bán trong khoảng 5-6 tháng mùa mưa.
Anh Triệu Văn Quốc, làng Đako 1, xã Kon Chiêng, cho biết: Mùa mưa, anh đưa con đi học phải đi đường tránh qua xã khác mới đến trường được, có gia đình không có xe nên phải cho con nghỉ học hoặc đi bộ đến trường. Người dân phải đi bộ vì không thể di chuyển bằng bất cứ loại phương tiện nào vào mùa mưa.
Ông Đinh Nguiy, Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng cho biết: Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân nhiều lần đã bày tỏ mong muốn có một con đường giao thông thuận tiện. Thay mặt cử tri xã Kon Chiêng, ông Đinh Nguiy mong dự án tiếp tục thi công các đoạn đường còn dang dở để người dân bớt khó khăn, nhất là vào mùa mưa năm nay.
Tỉnh Gia Lai chỉ có 2 Quốc lộ 19 và 25 là hai đường ngang chính, các đường tỉnh hiện tại khả năng lưu thông hạn chế và chưa kết nối với nhau hoặc chưa nối với Quốc lộ. Đây cũng là một trong những hạn chế về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai. Mặc dù đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhưng đời sống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Mong muốn có đường giao thông thuận tiện đi lại là nhu cầu bức thiết, thực tế của hàng nghìn cử tri hai huyện Mang Yang và Ia Pa, tỉnh Gia Lai, nhất là khi mùa mưa sắp đến.
"Vua" ốc bươu đen ở Nghệ An mỗi năm thu 500 triệu đồng bán ốc giống, ốc thịt Từ một người nông dân nghèo, anh Hoàng Hữu Yên, ở xóm 8, xã Hồng Sơn, huyện Đô Lương (tỉnh Nghệ An) đã mạnh dạn đầu tư nuôi ốc bươu đen (phía Bắc gọi là ốc nhồi). Qua thời gian, anh trở thành người thuần phục, nhân nuôi ốc bươu đen với sản lượng lớn. Mỗi năm nhờ nuôi ốc, anh Yên có...