Gia Lai: 31 người về từ vùng dịch dương tính với SARS-CoV-2
Tối 2/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai cho biết, địa phương vừa ghi nhận thêm 31 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Các trường hợp này đều đi từ vùng dịch về, được đưa đi cách ly tập trung ngay tại chốt và xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trong số này, khu cách ly tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh ghi nhận nhiều nhất với 23 ca.
Người dân Gia Lai được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. (Ảnh: Hiền Mai)
Liên quan đến các ca dương tính với SARS-CoV-2 tại khu cách ly tập trung tại trường Dân tộc nội trú tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh đề nghị Ban chỉ đạo huyện Chư Pưh phun khử khuẩn toàn bộ khu vực xung quanh Chốt cầu 110; rà soát đánh giá các yếu tố nguy cơ vùng chốt chặn và khu dân cư lân cận; lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân, các lực lượng làm nhiệm vụ, các trường hợp liên quan (người phục vụ, nhóm thường xuyên làm từ thiện) tại khu vực này.
Phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ người dân tại khu vực này trong ngày 3/8. Tạm dừng tiếp nhận công dân vào cách ly tại khu cách ly Trường Dân tộc nội trú tỉnh để đánh giá mức độ an toàn.
Cùng ngày, Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại địa phương.
Theo đó, trong tình hình cấp bách hiện nay, Tỉnh ủy Lâm Đồng yêu cầu cần phải có những biện pháp phòng chống dịch bệnh quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa với phương châm “Phòng thủ chặt, tấn công thần tốc” nhằm kiềm chế, không để lây lan rộng trên địa bàn tỉnh. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, sự ủng hộ, hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.
Ngành y tế tỉnh Lâm Đồng tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho người dân tại tỉnh này. (Ảnh: Báo Lâm Đồng)
Tỉnh ủy Lâm Đồng đề nghị ngành chức năng chỉ đạo thực hiện các biện pháp mạnh, quyết liệt, thực hiện tốt các yêu cầu giãn cách, không tập trung đông người; vận động người dân không ra khỏi nhà và hạn chế phương tiện đi lại sau 21h ngày hôm trước đến 5h sáng hôm sau, trừ trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn, cấp cứu và trường hợp đặc biệt.
Quy định này thực hiện kể từ 21h ngày 4/8.
Video đang HOT
Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương phải chủ động chuẩn bị các phương án, kịch bản kịp thời ứng phó mọi tình huống, xử lý nghiêm những cán bộ, lãnh đạo chủ chốt thực hiện không nghiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Tại Lâm Đồng, tính đến 15h ngày 2/8, tỉnh ghi nhận tổng 53 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó 10 ca đã xuất viện, các trường hợp còn lại vẫn đang được điều trị.
Tại Gia Lai, tính từ ngày 26/4 đến 19h ngày 2/8, ghi nhận tổng cộng 103 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó 7 trường hợp xuất viện, 96 trường hợp còn lại đang được điều trị tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Gia Lai.
Đêm vạ vật của nhiều công nhân vì không được 'thông chốt' về quê
Lực lượng chức năng đoạn thuộc TP Dĩ An, Bình Dương kéo rào chắn ngang đường. Xe cộ.từ Đồng Nai qua Bình Dương dồn ứ kéo dài cả trăm mét.
Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và chủ tịch UBND TP Biên Hòa đã đến hiện trường.
Hàng chục ôtô ùn ứ kéo dài trên quốc lộ 1K, thuộc phường Hóa An, TP Biên Hòa (Đồng Nai) tiếp giáp với tỉnh Bình Dương - Ảnh: A LỘC
Hàng chục công nhân chạy xe máy biển số Đắk Lắk và Gia Lai phải vạ vật ngoài đường nhiều giờ liền vì bị lực lượng chức năng chặn tại chốt kiểm soát không thể về quê.
Thông tin ban đầu, khoảng 18h tối 1-8, lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm soát trên quốc lộ 1K, đoạn thuộc TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương kéo rào chắn ngang đường, ngăn xe cộ qua lại. Thời điểm này, hàng trăm ôtô, xe máy từ Đồng Nai qua Bình Dương bị ngăn lại, dồn ứ kéo dài cả trăm mét.
Ngoài nhóm người qua lại giữa 2 tỉnh để về nhà, một lượng lớn người đi xe máy là công nhân làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai, có quê ở Đắk Lắk và Gia Lai đang trên đường về nhà. Đặc biệt, trong số xe ùn ứ có cả một số phương tiện chở hàng thiết yếu, xe đi chống dịch, làm từ thiện...
Do lực lượng làm nhiệm vụ phía Bình Dương không cho qua nên lượng xe cộ càng lúc dồn ứ càng nhiều.
Nhiều xe máy mang biển số Đắk Lắk, Gia Lai đùm đuề ba lô, túi xách để về quê bị lực lượng chức năng chặn lại trong đêm - Ảnh: A LỘC
Anh Y Ngân Ktla (25 tuổi, quê Đắk Lắk) cho biết do hoàn cảnh khó khăn, anh từ quê đến làm công nhân cho một doanh nghiệp trên địa bàn xã Lộc An (huyện Long Thành). Tuy nhiên mới làm được 2 tháng thì dịch ập tới, công ty ngừng hoạt động. Sau hơn một tháng cầm cự, tiền bạc cạn kiệt, anh quyết định trả phòng trọ về quê.
Cũng giống anh Y Ngân Ktla, nhiều công nhân khác cũng vạ vật chờ đợi ôm hy vọng được giải quyết cho qua. Một số mỏi mệt đứng tựa vào xe máy, ngồi dưới lòng đường, thậm chí nằm dưới hiên nhà dọc bên đường ngủ ngon lành.
Đến khoảng 20h30, phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và chủ tịch UBND TP Biên Hòa đã đến hiện trường. Tại đây, lực lượng chức năng Đồng Nai đã có trao đổi nhanh với lãnh đạo UBND TP Dĩ An, thống nhất phương án giải quyết vụ việc.
Nhiều người là công nhân đang làm việc tại Đồng Nai nhưng bị ảnh hưởng bởi dịch, mất việc nên phải về quê trốn dịch - Ảnh: A LỘC
Theo đó, toàn bộ các xe hàng có mã QR, xe chống dịch, xe làm từ thiện... theo quy định được giải quyết cho qua. Còn những người dân sinh sống tại TP Dĩ An sẽ được lực lượng chức năng địa phương lập danh sách, khám sàng lọc trước khi trở về nhà.
Đối với nhóm công nhân, người dân có ý định vượt chốt kiểm soát để về quê không đúng quy định, lực lượng chức năng đã bắt loa giải thích quy định phòng chống dịch, công điện của Thủ tướng với tinh thần "ai ở đâu ở đấy"... Sau đó, yêu cầu số người này quay trở lại nơi cư trú, phòng trọ của mình.
Riêng một số trường hợp đã trả phòng trọ, hay phòng trọ ở xa không thể quay về trong đêm, cơ quan chức năng TP Biên Hòa đã liên hệ bố trí nơi tá túc cho những người này, đến ngày mai sẽ tiếp tục mời họ về nơi cư trú của mình.
Một số nữ công nhân mệt mỏi lấy ba lô, chai nước làm gối rồi ngủ ngay dưới hiên nhà người dân dọc quốc lộ 1K - Ảnh: A LỘC
Ông Nguyễn Hữu Nguyên - chủ tịch UBND TP Biên Hòa - cho biết thực hiện công điện khẩn của Thủ tướng không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ sau ngày 31-7 tới khi hết giãn cách, do đó không thể cho người dân tự phát qua chốt về quê.
"Về trách nhiệm địa phương, chúng tôi khuyến cáo người dân, nhất là công nhân có mong muốn về quê thì tạm thời tiếp tục ở lại, thực hiện nghiêm tinh thần ai ở đâu ở đấy. Người dân hạn chế ra đường trong lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như lúc này", ông Nguyên nói.
Đến khoảng 21h, các ôtô không đủ điều kiện buộc phải quay xe trở về. Cùng lúc, một số nhóm xe máy cũng quay xe đi về phòng trọ, nơi cư trú của mình. Tình hình ùn ứ nhanh chóng được giải phóng.
Vài người còn tỉnh, số khác ngủ say sưa do quá mệt - Ảnh: A LỘC
Lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai và UBND TP Biên Hòa có mặt tại hiện trường để giải quyết - Ảnh: A LỘC
Người dân sinh sống ở TP Dĩ An (Bình Dương) xếp hàng làm thủ tục, khai báo y tế - Ảnh: A LỘC
Lực lượng chức năng TP Dĩ An (Bình Dương) xác minh thông tin, hướng dẫn một người dân làm thủ tục qua chốt về nhà - Ảnh: A LỘC
Số công nhân làm việc tại Đồng Nai không đủ điều kiện nên buộc phải quay xe về nơi cư trú - Ảnh: A LỘC
Một đoàn xe biển số Đắk Lắk quay xe trở lại nơi cư trú - Ảnh: A LỘC
'Bác sĩ 91': Chúng tôi không cho phép mình dừng lại, không được buông xuôi BS Trần Thanh Linh - người điều trị cho phi công người Anh (BN91) cùng đồng nghiệp luôn sẵn sàng, không cho phép bản thân dừng lại, không dược buông xuôi. Sau gần 20 ngày chính thức nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19, bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Linh - Phó Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện...