Gia Lai: 1 người tử vong do bệnh dại sau 1 tháng bị chó cắn
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại huyện Chư Sê, nâng tổng số ca tử vong do bệnh dại từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh lên 13 ca và là địa phương ghi nhận số ca tử vong do bệnh dại cao nhất toàn quốc.
Trường hợp tử vong là chị S.K (SN 1991, trú tại thôn Phăm Kleo Ngol, xã Bar Măih, huyện Chư Sê). Theo lời khai của người nhà, cách đây khoảng 1 tháng, bệnh nhân đang đi công việc từ thôn Phăm Klăh (xã Bar Măih) về nhà thì bị 1 con chó chạy rông ngoài đường cắn vào cổ chân trái có vết thương sâu, chảy máu nhiều. Sau khi bị chó cắn, bệnh nhân đi về nhà và nhờ người nhà chở đến cơ sở y tế tư nhân tại xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) để xử lý vết thương và được tiêm 1 mũi thuốc (không rõ chủng loại). Sau đó bệnh nhân được tư vấn đi tiêm phòng dại nhưng bệnh nhân không đi tiêm vắc xin, huyết thanh phòng dại.
4 ngày sau, vết thương vẫn còn sưng nề nên bệnh nhân được người nhà đưa đến cơ cở y tế tư nhân lần trước để tiêm thêm 1 mũi thuốc (không rõ chủng loại). Ngày 9-12-2023, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, sốt, sợ nước, sợ gió. Ở nhà bệnh nhân không sử dụng thuốc gì. Sáng 10-12, gia đình đưa bệnh nhân đến khám tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) và được chẩn đoán theo dõi dại lên cơn. Bệnh nhân sau đó chuyển về Khoa Bệnh nhiệt đới để điều trị.
Trước tình trạng của bệnh nhân, bệnh viện đã giải thích tình hình cho người nhà và cùng ngày, người nhà đã ký vào hồ sơ bệnh án và xin đưa bệnh nhân về nhà tại thôn Phăm Kleo Ngol (xã Bar Măih) để tiện chăm sóc. Ngày 11-12, bệnh nhân tử vong tại nhà.
Qua ghi nhận ca tử vong do bệnh dại, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê đã tư vấn người nhà, người tiếp xúc gần với bệnh nhân tử vong do dại nguy cơ phơi nhiễm và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại. Đơn vị đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến cộng đồng dân cư về sự nguy hiểm của bệnh dại, khuyến cáo người dân về việc tiêm phòng vắc xin sau khi bị chó nghi dại cắn hoặc đến cơ sở y tế để được tư vấn; tuyên truyền cho người nuôi chó cần xích, đeo rọ mõm khi thả chó ra ngoài, cần tiêm vắc xin phòng dại cho vật nuôi.
Gia Lai tăng cường truyền thông về phòng- chống bệnh dại. Ảnh: Như Nguyện
Video đang HOT
Trung tâm Y tế huyện Chư Sê phối hợp với Thú y xã cùng với các đoàn thể trong xã tuyên truyền tới từng hộ gia đình về các biện pháp phòng- chống bệnh dại, yêu cầu tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải được nhốt, xích hoặc rọ mõm, tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo. Đồng thời phải cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh dại theo quy định, nghiêm cấm người dân vận chuyển, đưa chó mèo ra khỏi vùng có dịch.
Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp địa phương tăng cường công tác quản lý đàn chó mèo, tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó mèo trên địa bàn huyện, đặc biệt là vùng dịch, vùng có ca bệnh tử vong do dại.
Tử vong vì bệnh dại sau 4 tháng bị chó lạ cắn
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 30 tuổi (Phú Thọ) đến khám do hốt hoảng, lo âu.
Hình minh họa.
Qua khai thác, bệnh nhân cho biết: Khoảng 3 - 4 tháng trước, bệnh nhân bị con chó lạ cắn. Sau đó bệnh nhân đã đánh chết con chó và làm thịt ăn. Bệnh nhân cũng không đi tiêm kháng huyết thanh.
Trước khi vào viện 2 ngày, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, kích thích, sợ nước, sợ gió lạnh, không tắm, đau mỏi đầu và hai vai. Khi đó, bệnh nhân đi khám ở phòng khám tư nhưng không đỡ.
10h sáng ngày 21/12, bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khám, được chẩn đoán và làm xét nghiệm virus dại có kết quả dương tính. Bệnh nhân được chuyển vào điều trị tại Khoa Cấp Cứu.
Đến 18h15 cùng ngày, bệnh nhân hốt hoảng, kích thích, sợ nước sợ gió của bệnh nhân tăng dần. Được bác sĩ giải thích tiên lượng tử vong, gia đình đã xin cho bệnh nhân về nhà.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).
Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vaccine phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Gia tăng số người tử vong do bệnh dại Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 40 người tử vong do bệnh dại tại 16 tỉnh, thành phố (tăng 2 ca tử vong so với cùng kỳ năm 2021), trong đó nhiều nhất là các tỉnh Bến Tre (12 ca), Kiên Giang (5 ca) và Gia Lai (4 ca). Ngày 28/9/2022 là Ngày Thế giới Phòng chống bệnh dại...