Giá khí giảm mạnh, cơ hội cải thiện lợi nhuận cho DPM trong năm 2020?
Sau năm 2019 đầy khó khăn, DPM được kỳ vọng sẽ hồi phục tích cực hơn trong năm 2020 nhờ vào một số yếu tố hỗ trợ như giá dầu/khí giảm; cũng như sản lượng tiêu thụ được cải thiện.
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp trong nước gặp không ít khó khăn khi giá nông sản giảm mạnh, cùng việc biến đổi khí hậu kéo theo thời tiết bất thường, ảnh hưởng lớn tới chuỗi giá trị nông nghiệp.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp phân bón cũng gặp không ít khó khăn với kết quả kinh doanh sụt giảm. Theo báo cáo KQKD năm 2019 được công bố, Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất d-ầu khí (Mã CK: DPM) chỉ đạt doanh thu 7.757 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 389 tỷ đồng, giảm lần lượt 17% và 45% so với cùng kỳ năm trước.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu DPM đã giảm sâu trong năm 2019 và hiện chỉ còn dưới 12.000 đồng/cp, giảm gần một nửa so với giai đoạn đầu năm 2019.
Biến động cổ phiếu DPM trong thời gian qua
Dù vậy, sau một năm 2019 đầy khó khăn, DPM được kỳ vọng sẽ hồi phục tích cực hơn trong năm 2020 nhờ vào một số yếu tố hỗ trợ như giá dầu/khí giảm; cũng như sản lượng tiêu thụ được cải thiện.
Video đang HOT
Biên lợi nhuận kỳ vọng được cải thiện do giá khí đầu vào giảm
Khí là một trong những nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành sản xuất phân bón (chiếm khoảng 40% – 50% giá vốn). Do đó, biến động của giá dầu khí sẽ có ảnh hưởng không nhỏ vào KQKD doanh nghiệp. Điều này có thể thấy trong quý 4/2019 khi biên lãi gộp của DPM đạt 24,4%, tăng đáng kể so với mức 20,7% trong quý 4/2018 nhờ vào (1) Giá khí đầu vào giảm 25% và (2) Sự gia tăng đóng góp của ure vốn có biên lãi gộp cao hơn các sản phẩm khác.
Trong quý 1/2020, cuộc chiến giá dầu giữa Arab – Nga cùng việc nhu cầu thế giới giảm sâu bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến giá dầu khí lao dốc không phanh. Giá dầu WTI hiện chỉ còn quanh ngưỡng 20 USD/thùng, giảm gần 70% so với thời điểm đầu năm và tương đương với giai đoạn năm 2001.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay, giá dầu khí nhiều khả năng sẽ không sớm tăng mạnh trở lại và đây là yếu tố hỗ trợ tích cực, giúp cải thiện biên lợi nhuận DPM.
Giá dầu thế giới lao dốc, thấp nhất trong nhiều năm
Sản lượng được cải thiện, kỳ vọng hồi tố phí vận chuyển
Trong năm 2019, nhà máy sản xuất ure và NH3 của DPM đã tiến hành bảo dưỡng kéo dài tới 72 ngày, kéo theo sản lượng ure trong nửa đầu năm sụt giảm 40% so với cùng kỳ xuống còn 261.000 tấn. Sau khi hoàn thành quá trình bảo dưỡng, và chạy hết công suất từ tháng 5/2019 thì sản lượng tiêu thụ urê 6 tháng cuối năm đạt 430.000 tấn, tăng 14,2% sv cùng kỳ.
Theo dự báo của CTCK VNDIRECT, trong năm 2020, do không còn đợt bảo dưỡng và sửa chữa lớn kéo dài như năm trước nên sản lượng tiêu thụ có thể tăng 15% so với cùng kỳ lên 794.000 tấn và cao hơn 1% so với số kế hoạch 2020 của DPM.
Trong khi đó, nhà máy NPK thay đổi thời gian khấu hao từ 10 năm lên 15 năm giúp cho khấu hao mỗi năm giảm 66 tỷ đồng nhằm hỗ trợ kết quả kinh doanh của nhà máy trong bối cảnh tiêu thụ gặp khó khăn.
Ngoài ra, một thông tin có thể hỗ trợ DPM trong năm nay là việc công ty có khả năng được hồi tố khoản cước phí vận chuyển của năm 2019 do mới là tạm tính và tăng 42% so với 2018. Theo phân tích của CTCK Rồng Việt (VDSC) thì khoản hồi tố này có thể lên đến 186 tỷ đồng, ngoài ra DPM còn có thể nhận được khoản bồi thường bảo hiểm (30 tỷ đồng) liên quan đến việc trong năm 2019, nhà máy dừng hoạt động 72 ngày.
Sự gia nhập của nhiều “đại gia” trong lĩnh vực nông nghiệp
Với tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp và kéo dài thì việc an ninh lương thực được đề cao hơn lúc nào hết. Sự dịch chuyển trong đầu tư của một số doanh nghiệp lớn như tập đoàn Thaco quay sang đầu tư mảng nông nghiệp, hay như tập đoàn Thành Thành Công cũng sẽ hứa hẹn sự phát triển trở lại ngành nông nghiệp một cách bền vững và bài bản hơn, qua đó kéo theo sự tăng trưởng của ngành phân bón.
Mặc dù trong thời gian vừa qua thì tình hình hạn, mặn đã ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long nhưng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong gieo sạ sớm, kết hợp với các giống cây trồng có độ chịu hạn, mặn và bản thân các công ty trong ngành phân đạm cũng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm có độ thích ứng cao để cùng bà con nông dân phát triển, hạn chế tối đa sự tác động tiêu cực của yếu tố thời tiết, khí hậu thay đổi đảm bảo tăng năng suất cây trồng cũng như chất lượng sản phẩm.
Bộ Nông nghiệp hiện đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường lúa gạo để có thể điều chỉnh tăng diện tích lúa vụ Thu – đông lên khoảng 800.000 ha, tăng 50.000 ha so với 2019. Đây là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung cũng như thị trường phân đạm nói riêng trong thời gian tới.
Phú Tài (PTB) tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%
HĐQT CTCP Phú Tài (PTB - sàn HOSE) vừa thông qua kế hoạch tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng.
Như vậy, với khối lượng chứng khoán đang lưu hành 47,3 triệu cổ phiếu, Phú Tài sẽ chi 47,3 tỷ đồng để chia cổ tức lần này cho cổ đông hiện hữu. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là ngày 16/4, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 8/5/2020.
Cũng theo thông tin từ Phú Tài, Công ty vừa có công văn xin gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Theo đó thay vì dự kiến tổ chức Đại hội vào cuối tháng 4/2020, PTB xin gia hạn tổ chức trước ngày 30/6/2020.
Nguyên nhân do hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và có nhiều tác động không thuận lợi đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Thực hiện theo khuyến cáo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế trong công tác phòng, chống bệnh COVID-19 gây ra, hạn chế việc đi lại, tổ chức họp đông người, khẩn trương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe, nhằm hạn chế thấp nhất sự lây nhiễm trong cộng đồng.
Mới đây, HĐQT Công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu 6.400 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với thực hiện năm 2019; lợi nhuận trước thuế 600 tỷ đồng, tăng 9%.
Cụ thể, cơ cấu lợi nhuận không có sự thay đổi, trong đó ngành đá ước tính đóng góp 379 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 7% so với thực hiện năm 2019, ngành gỗ 192 tỷ đồng, tăng 28% và ngành ô tô 29 tỷ đồng, giảm 21%.
Dự kiến trong quý II/2020, PTB sẽ vận hành Nhà máy Thạch Anh nhân tạo và đến nửa cuối năm 2020, PTB sẽ bổ sung chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy vào kế hoạch kinh doanh chung.
Lũy kế năm 2019, PTB đạt doanh thu 5.551 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 457 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 14% so với thực hiện năm 2018. Với kết quả này, PTB hoàn thành 95% kế hoạch doanh thu và xấp xỉ kế hoạch lợi nhuận năm (458 tỷ đồng).
Tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của PTB ghi nhận 4.330 tỷ đồng, tăng hơn 27% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng gần 17% từ 2.096 tỷ đồng lên 2.447 tỷ đồng, chủ yếu là do hàng tồn kho tăng 30% từ 1.020 tỷ đồng lên 1.321 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu PTB tạm đứng tại mức giá 35.450 đồng/CP trong phiên sáng 1/4. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, giá cổ phiếu PTB đã giảm
Các ngân hàng rục rịch điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận, thậm chí có nhà băng chấp nhận kịch bản tăng trưởng âm trong năm nay Nhiều năm liền, các ngân hàng liên tục báo lãi "cao kỷ lục", "cao nhất từ trước đến nay", nhưng năm 2020 có thể là câu chuyện khác. Tác động của dịch Covid-19 lên các ngân hàng đang ngày càng rõ nét. Tín dụng tăng chậm và giờ đây, một số nhà băng đã buộc phải giảm mục tiêu lợi nhuận năm 2020,...