Giá khí đốt tại châu Âu giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm
Ngày 20/3, giá khí tự nhiên tại châu Âu đã lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 40 euro (42,9 USD) trong hơn một năm qua, do thời tiết ôn hòa và mức dự trữ cao.
Trạm bơm khí đốt của công ty Bulgartransgaz ở Ihtiman, Bulgaria. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong các thỏa thuận đạt được vào sáng cùng ngày tại London (Anh), giá khí đốt TTF của Hà Lan là 39,65 euro/MWh (42,53 USD/MWh), mức giá vốn lần cuối được ghi nhận vào tháng 7/2021. Con số này chỉ bằng 1/9 so với mức kỷ lục được ghi nhận sau khi xung đột bùng phát tại Ukraine vào năm ngoái. Tuy nhiên, giá năng lượng hiện vẫn cao đối với nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp.
Các chuyên gia phân tích của ngân hàng DNB lưu ý mùa Đông sắp kết thúc, châu Âu đang chuẩn bị bước sang mùa Xuân với nhu cầu khí đốt giảm đi nhiều, trong khi lượng khí đốt dự trữ vẫn gần với mức cao kỷ lục theo mùa và cao hơn 20% so với mức bình thường.
Kể từ khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang, các quốc gia phương Tây đã buộc phải tìm nguồn cung khí đốt thay thế, với Na Uy trở thành nhà cung cấp chính của châu Âu. Xung đột tại Ukraine đã đẩy giá năng lượng trong nước và lạm phát tăng cao, tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.
Khí đốt của Nga gần như biến mất hoàn toàn khỏi thị trường EU
Trước đây, 25% lượng khí đốt của Nga được xuất khẩu sang phương Tây thì hiện nay, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10% và thậm chí là 5% nếu không tính Thổ Nhĩ Kỳ.
Trạm bơm khí đốt của công ty Bulgartransgaz ở Ihtiman, Bulgaria. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá khí đốt dự trữ ở thị trường Liên minh châu Âu (EU) đã giảm xuống dưới 600 USD/1.000 mét khối. Theo các chuyên gia, giá khí đốt giảm trên sàn giao dịch châu Âu do thời tiết đã ấm lên và sản lượng phong điện gia tăng hỗ trợ nguồn cung năng lượng. Nhiều khả năng mức giá trên sẽ bắt đầu tăng lại khi thời tiết trở lạnh, nhưng điều đó đối với Nga bây giờ không còn quan trọng như một năm trước.
Theo tờ Rossiyskaya Gazeta, Nga từng được hưởng lợi tối đa từ thị trường khí đốt châu Âu trong năm 2021 - 2022, song giờ đây nền kinh tế và ngành công nghiệp khí đốt của nước này không còn phụ thuộc vào giá dự trữ tại châu Âu.
Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, hoạt động xuất khẩu khí đốt qua các đường ống của Nga sang châu Âu đã giảm 4,5 lần. Trước đây, 45% lượng khí đốt của đất nước này được xuất khẩu sang phương Tây thì hiện nay, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10% và thậm chí là 5% nếu không tính Thổ Nhĩ Kỳ. Do gần như đã biến mất khỏi thị trường EU, chỉ có 5% khí đốt của Nga bị ràng buộc chặt chẽ với giá dự trữ của châu Âu.
Phó Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga, ông Alexey Grivach lưu ý rằng giá dầu đã ổn định hơn nhiều trong những năm gần đây, so với tình hình căng thẳng tại các trung tâm khí đốt, nơi có mức độ biến động cực kỳ cao. Đây là lý do tại sao nhiều người mua một lần nữa tìm cách tiến hành các hợp đồng dựa trên giá dầu.
Tuy nhiên, chuyên gia Kirill Rodionov tại Viện Phát triển Công nghệ Nga tin rằng bất chấp việc giá dầu năm ngoái tăng, các khách hàng châu Âu sẽ khó quay lại với các hợp đồng dài hạn liên quan đến giá dầu.
Theo người đứng đầu Trung tâm Phát triển Năng lượng Kirill Melnikov, thị trường khí đốt đang trở nên toàn cầu hóa hơn do ngành thương mại khí đốt tự nhiên hóa lỏng ngày càng được định hướng dựa trên chỉ số trung tâm. Việc tăng giá khí đốt năm 2022 chắc chắn làm xấu đi triển vọng của khách hàng, nhưng khả năng họ quay trở lại mối liên kết hợp đồng dựa trên giá dầu có vẻ đáng nghi ngờ.
Đức Trí/Báo Tin tức (Theo TASS)
Mùa đông ấm áp đã cứu châu Âu thoát khỏi khủng hoảng năng lượng? Thời tiết ôn hòa kết hợp với nhiều nhà cung cấp hơn và nỗ lực giảm nhu cầu đã phần nào giúp châu Âu tránh khỏi viễn cảnh một mùa đông khắc nghiệt do thiếu khí đốt. Trạm bơm khí đốt của công ty Bulgartransgaz ở Ihtiman, Bulgaria. Ảnh: AFP/TTXVN Với việc các kho dự trữ khí đốt gần đầy và giá khí...