Giá heo hơi tăng thêm 10 giá so với đầu tháng 10, nông dân miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ lại tái đàn
Sau một thời gian giảm sâu thì những ngày gần đây, giá heo hơi liên tục tăng, khiến người chăn nuôi phấn khởi lên kế hoạch tái đàn cho kịp vụ heo tết.
Ông Tạ Duy Thăng, Tổ trưởng Tổ chăn nuôi heo VietGAP 1 (xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) cho biết, giá heo hơi mấy ngày nay tăng dần và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Nhờ có nguồn cung ứng thức ăn ổn định nên các hộ trong Tổ chăn nuôi heo VietGAP 1 đang tranh thủ tái đàn để phục vụ cho thị trường tết.
Người chăn nuôi heo ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai).
Tổ chăn nuôi heo VietGAP 1 của ông Thăng có 10 hội viên với tổng đàn hơn 1.000 con heo nên sẽ cung cấp một lượng thịt đáng kể trong dịp tết sắp tới cho thị trường.
Tương tự, ông Lê Văn Bổn, chủ một trang trại heo tại huyện Định Quán (Đồng Nai) cho biết, hiện đàn heo trên địa bàn đang phát triển tốt và ổn định về số lượng, giá heo hơi tăng nên người chăn nuôi cũng đang tranh thủ tái đàn cho kịp phục vụ dịp Tết Nguyên đán.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Kim Đoán, sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, nhu cầu tiêu thụ thịt heo bắt đầu tăng, các nhà máy chế biến hoạt động bình thường nên giá heo từ 47.000 – 51.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với đầu tháng 10.
Video đang HOT
Thậm chí, nhiều nơi thương lái thu mua với giá cao hơn, có thể thời gian tới sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, ông Đoán băn khoăn vì dịch tả heo châu Phi đang phức tạp, giá thức ăn cao, nếu không có những giải pháp hỗ trợ thì người chăn nuôi khó xoay trở tái đàn để phục vụ dịp tết.
Hiện Đồng Nai có khoảng 2,4 triệu con heo, trong đó chăn nuôi trang trại chiếm hơn 90% tổng đàn (gần 1.300 trang trại), chăn nuôi đơn lẻ chiếm gần 10% tổng đàn (khoảng 7.700 nông hộ). Nếu căn cứ lượng heo hiện nay và kế hoạch tái đàn thì dự báo sẽ đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong dịp tết sắp tới.
Tại ĐBSCL, giá heo hơi những ngày qua cũng tăng nhanh, trừ các chi phí, người nuôi có lãi gần 10.000 đồng/kg. Tuy mức lãi này khá hấp dẫn nhưng nhiều hộ vẫn dè dặt tái đàn bởi lo ngại bệnh dịch tả heo châu Phi còn diễn biến phức tạp.
Bà Trương Thị Lệ (ấp Bình Phú, xã Bình Trưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) trăn trở: “Trang trại của tôi có hơn 1.000 con heo thịt, heo giống…, thời gian qua lỗ nặng do rớt giá, trong khi thức ăn tăng cao nên phải giảm đàn. Giá heo tăng là điều kiện để cho bà con chăn nuôi tập trung vào đàn heo phục vụ tết”.
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng NNPTNT huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho hay, 7 hộ nông dân xã Tân Phú vừa nhận nuôi 150 con heo giống nhập ngoại lai 2 dòng máu (20kg/con) do trung tâm chuyển giao. Giống heo này có ưu điểm kháng bệnh cao, tăng trọng nhanh và chất lượng thịt giàu dinh dưỡng. Hiện nông dân huyện Tân Phú Đông đang nuôi hơn 20.000 con heo để cung cấp cho thị trường tết.
Còn tại tỉnh Trà Vinh, để đảm bảo lượng thịt heo phục vụ thị trường tết, ngành chức năng thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ đàn heo, cũng như kịp thời dập dịch khi phát sinh ổ dịch mới, tránh lây lan sang các hộ nuôi khác, vận động người dân khi chăn nuôi phải có quy trình từ thức ăn phải sạch bệnh, con giống rõ nguồn gốc.
Tiền Giang: Nông dân huyện cù lao nuôi giống heo ngoại, đợi Tết hốt bạc
Trước tình hình dịch tả heo châu Phi luôn tiềm ẩn và có nguy cơ tái phát cao, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng NNPTNT huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho biết, nông dân ở xã Tân Phú vừa nhận đàn heo giống ngoại do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ tỉnh Tiền Giang chuyển giao.
Ngoài chuyển giao giống, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ tỉnh Tiền Giang còn chuyển giao kỹ thuật nuôi heo an toàn sinh học cho nông dân xã Tân Phú để chăn nuôi bền vững.
Nông dân xã Tân Phú nuôi heo giống ngoại do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ tỉnh Tiền Giang chuyển giao. Ảnh: Trần Đáng
Nuôi heo an toàn sinh học
Theo ông Hải, hiện có 7 hộ nông dân nhận nuôi 150 con heo giống ngoại nhập lai 2 dòng máu. Mỗi con có trọng lượng 20kg. Hiện, đàn heo đang phát triển tốt.
Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ tỉnh Tiền Giang cho biết, giống heo ngoại này có ưu điểm kháng bệnh cao, tăng trọng nhanh và chất lượng thương phẩm giàu dinh dưỡng.
Cán bộ kỹ thuật thường xuyên đến thăm trại, hướng dẫn nông dân chăn nuôi an toàn sinh học và các giải pháp thú y.
Đàn heo ngoại này sẽ góp phần cải thiện chất lượng giống heo địa phương.
Đàn heo giống ngoại do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ tỉnh Tiền Giang chuyển giao cho nông dân. Ảnh: Trần Đáng
Ngoài ra, cán bộ còn giúp nông dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi lạc hậu sang chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh.
Huyện cù lao chưa có dịch tả heo châu Phi
Hiện, nông dân huyện cù lao Tân Phú Đông đang nuôi hơn 20.000 con heo. Hầu hết, nông dân nuôi heo giống ngoại.
Một lượng lớn đàn heo nông dân đang nuôi sẽ cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán 2022.
Theo ông Hải, cho đến thời điểm này, trên địa bàn huyện cù lao chưa xảy ra dịch tả heo châu Phi.
Trước đó, đầu tháng 10, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân nuôi heo an toàn sinh học. Ảnh:Trần Đáng
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, tại 4 huyện, gồm: Cái Bè, Gò Công Đông, Tân Phước, Châu Thành và TX.Cai Lậy đã xuất hiện bệnh dịch tả heo châu Phi.
Mở cửa để tránh nguy cơ thiếu thịt heo, gà Khoảng 4-5 triệu con gà công nghiệp ở miền Đông Nam bộ đang ùn ứ trong trại, bán rẻ cũng không ai hỏi mua. Đầu ra ách tắc vì giãn cách kéo dài, cộng thêm chi phí chăn nuôi tăng cao, giá bán lại quá rẻ, thậm chí không có người mua nên nhiều trang trại gà, heo tại thủ phủ chăn nuôi...