Giá heo hơi hôm nay: ĐBSCL tăng đột biến rồi trồi sụt thất thường
Ghi nhận tại khu vực ĐBSCL, sau thời gian tăng đột biến, giá heo hơi hôm nay tại khu vực này đã đồng loạt giảm xuống trung bình từ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi hoành hành, người chăn nuôi ở đây không bất ngờ với giá lợn hơi trồi sụt thất thường, họ cho đây là quy luật tự nhiên.
Theo ghi nhận của phóng viên tại khu vực ĐBSCL, giá lợn hơi (gia heo hoi) hôm nay giảm nhẹ ở một vài nơi, hiện chỉ còn dao động từ 31.000 – 38.000 đồng/kg.
Theo đó, tại thủ phủ nuôi lợn Đồng Nai, giá heo hơi trong ngày 21/6 đã giảm khoảng 500 đồng/kg, hiện về mức khoảng 36.000 đồng/kg; tại Vĩnh Long cũng ghi nhận giảm từ 36.000 đồng/kg xuống còn 35.000 đồng/kg. Các địa phương như Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau giá lợn hơi dao động ở mức 34.000 – 37.000 đồng/kg.
Dịch tả lợn Châu Phi hoành hành, tỉnh Cà Mau tích cực kiểm soát qua các trạm, chốt. Ảnh: Chúc Ly.
Trao đổi với chúng tôi, ông Châu Minh Đức (xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, Sóc Trăng), chủ một trang trại lợn lớn ở ĐBSCL, cho biết: “Khoảng 5 ngày trước giá lợn hơi mua tại địa phương và các vùng lân cận có lúc lên đến 40.000 đồng/kg, nhưng đến nay thì chững lại còn khoảng 34.000-35.000 đồng/kg. Giữa lúc dịch tả lợn Châu Phi hoành hành thì giá lên xuống thất thường cũng là điều dễ hiểu. Khi ở một thời điểm, lợn hút hàng do nhu cầu thị trường lớn thì giá lợn sẽ tăng đột biến; sau một thời gian thì theo quy luật giá sẽ xuống trở lại”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Đức, hiện nay với tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, các hộ chăn nuôi cần lưu ý không dùng thức ăn thừa chưa qua nấu chín; không sử dụng nước sông, rạch để tắm lợn hoặc nấu thức ăn cho lợn; thức ăn sử dụng cho lợn cần đảm bảo chất lượng, không mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc,…
Tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh dịch ở tỉnh Kiên Giang. Ảnh: NQ.
“Việc sử dụng thức ăn thừa ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thời gian qua còn rất nhiều. Các hộ phải tự ý thức để tránh các mầm bệnh lây lan từ nguồn thức ăn này. Ngoài ra, công tác tiêu độc khử trùng phải được làm quyết liệt, mục đích lớn nhất là tự bảo vệ đàn lợn của mình. Ngoài ra, khi lợn nằm ở mức 70, 80kg trở lên khi thấy giá cả ở mức phù hợp, nông dân nên bán lợn ngay, không nên trữ lợn lớn quá nhiều trong chuồng, làm như vậy sẽ giảm được áp lực, công tác ứng phó bệnh dịch cũng dễ hơn ” – ông Đức chia sẻ.
Tính đến nay khu vực ĐBSCL đã ghi nhận 12 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn Châu Phi, chỉ duy nhất tỉnh Bến Tre đến nay chưa phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi nào. Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, lan nhanh, lan rộng ở hầu khắp các địa phương trong khu vực, chính quyền các tỉnh ở ĐBSCL đang tích cực triển khai tích cực các giải pháp chống dịch.
Theo Danviet
600 lợn ỉ đẹp thế này mà chưa bán được, Móng Cái kêu gọi tiêu thụ
Chủ tịch UBND TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) Vũ Văn Kinh mới đây đã ban hành công văn số 1818/UBND-PKT ngày 14/6 kêu gọi các tổ chức, đơn vị, cá nhân ủng hộ tiêu thụ thịt lợn Móng Cái trên địa bàn thành phố.
Trong hơn 1 tháng qua dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát và lây lan trên địa bàn thành phố Móng Cái gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Tính đến nay, dịch đã xảy ra trên 125 hộ gia đình, 37 thôn, 11 xã, phương với số lượng tiêu hủy hơn 1.000 con, trọng lượng trên 50 tấn lợn hơi.
UBND thành phố Móng Cái kêu gọi tổ chức, cá nhân ủng hộ tiêu thụ thịt lợn Móng Cái trên địa bàn.
Tuy bệnh dịch tả lợn Châu Phi được khoa học thế giới khẳng định không lây sang người, nhưng do tâm lý e ngại của người tiêu dùng nên sức tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn thành phố giảm mạnh thời gian qua, trong đó sản phẩm lợn Móng Cái của thành phố bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo số liệu thống kê, đến nay trên địa bàn thành phố có trên 600 con lợn Móng Cái đã đến tuổi xuất bán nhưng chưa tìm được đầu ra khiến cho hai đơn vị đang nuôi giữ lượng lớn lợn Móng Cái của thành phố là Công ty TNHH MTV Phát triển Nông lâm ngư Quảng Ninh và HTX Nông nghiệp Hữu cơ An Lộc gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn duy trì chi phí thức ăn và công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thành phố Móng Cái đang tiến hành đề xuất kiến nghị tỉnh Quảng Ninh có chính sách hỗ trợ duy trì đàn lợn Móng Cái hạt nhân.
Để giảm bớt khó khăn, đồng hành hỗ trợ cùng doanh nghiệp trong giai đoạn dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, UBND thành phố Móng Cái đề nghị các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, trường học, doanh nghiệp, UBND các xã, phường, lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn, các tổ chức, cá nhân, nhà hàng ăn uống chung tay ủng hộ tiêu thụ thịt lợn Móng Cái an toàn, sạch bệnh, có kiểm soát, truy suất, chứng nhận nguồn gốc cho hai đơn vị trên, là Công ty TNHH MTV Phát triển Nông lâm ngư Quảng Ninh và HTX Nông nghiệp Hữu cơ An Lộc.
Bên cạnh việc kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiêu thụ thịt lợn Móng Cái trên địa bàn thành phố, UBND TP. Móng Cái đang làm công văn đề xuất, kiến nghị lên UBND tỉnh Quảng Ninh có các chính sách hỗ trợ các trang trại giống hạt nhân lợn Móng Cái cũng như các chính sách kích cầu, tiêu thụ thịt lợn giảm áp lực, mật độ lợn trong chuồng hiện nay, qua đó góp phần giúp người chăn nuôi lợn vượt qua giai đoạn quá khó khăn này.
Theo Nguyên Huân (Nông nghiêp Viêt Nam)
Nhập khẩu thịt tăng 6,7%: Không quản, Việt Nam thành bãi rác thịt nhập Đó là lo ngại của ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai trước thông tin số lượng thịt lợn nhập khẩu tăng đột biến tới 6,7 lần so với cùng kỳ năm 2018. Theo ông Đoán, nếu không tính toán kỹ nhu cầu sử dụng thịt, cho nhập ồ ạt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng...