Giá heo hơi hôm nay (7/11): Vừa lo tuột dốc vừa ngại dịch tả heo châu Phi
Thống kê tại nhiều địa phương cho thấy, giá heo hơi hôm nay (7/11) không có nhiều biến động so với những ngày trước, dù không còn đạt đỉnh nhưng vẫn ở mức 45.000 – 50.000 đồng/kg tùy địa phương. Nhưng nỗi lo dịch tả heo châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam lại đang hiện hữu.
Giá chưa phục hồi
Theo ghi nhận của phóng viên, giá heo hơi hôm nay (7/11) vẫn không có nhiều thay đổi. Cụ thể, giá heo hơi tại miền Bắc ở mức lên mức 43.000 – 48.000 đồng/kg. Tại miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục giữ trong khoảng 48.000 – 51.000 đồng/kg. Miền Nam ghi nhận giá heo hơi 47.000 – 53.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay, 7/11 vẫn ở mức 45.000 – 50.000 đồng/kg. Ảnh: I.T
Nhưng có một nghịch lý là, tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, giá thịt lợn thương phẩm không hề giảm, thịt lợn loại ngon vẫn ở mức 110.000đ/kg (ba chỉ, sườn non, vai giòn…); thịt lợn loại trung bình vẫn ở mức 70.000-90.000đ/kg tùy loại.
Giá lợn hơi tại các siêu thị cao hơn chợ dân sinh khoảng 10-20% tùy loại: Thịt nạc đùi:115.000 – 120.000đ/kg, ba chỉ: 115.000 đồng/kg, sườn già 95.000 đồng/kg…
Như vậy, có thể thấy, trong đợt giảm giá này, thương lái đang là đối tượng được hưởng lợi. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương, đặc biệt là ban quản lý các chợ cần kiểm tra, xử lý không để khâu trung gian “ngồi mát” và hưởng lợi quá lớn, để mặc nông dân chịu mọi rủi ro và người tiêu dùng phải mua giá cao một cách phi lý.
Lo đối phó dịch tả heo châu Phi
Tiêu hủy heo bị bệnh AFS tại Trung Quốc. Ảnh: I.T.
Video đang HOT
Trước tốc độ lây lan quá nhanh của dịch tả lợn châu Phi (AFS), mới đây, đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn dẫn đầu, đã đến kiểm tra thực tế việc ngăn chặn dịch tả trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai. Đoàn đã thị sát tuyến biên giới thuộc xã Bản Lầu, huyện Mường Khương và làm việc với UBND tỉnh Lào Cai.
Từ đầu năm đến nay, Lào Cai đã bắt giữ và tiêu hủy hàng trăm con lợn thịt và lợn giống nhập lậu, hơn 4 tấn thịt và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc. Đồng thời theo dõi, giám sát lâm sàng các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh. Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn.
Lào Cai có gần 200km đường biên giới giáp Trung Quốc, với 3 cửa khẩu và nhiều lối mở, lối mòn biên giới trên đất liền, lại ở gần nhất vùng dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Do đó, nguy cơ lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi vào nội địa rất cao.
Trong khi đó, tại Hà Nội, do lượng lợn vận chuyển về đây tương đối lớn nên nỗi lo dịch bệnh phát sinh luôn thường trực. Theo Sở NNPTNT Hà Nội, hiện thành phố có 283 công ty, xí nghiệp, HTX, trung tâm, doanh nghiệp có chăn nuôi lợn, với tổng đàn nuôi khoảng 450.000 con…; việc xuất nhập, vận chuyển lợn ra vào các xã trọng điểm rất lớn. Hà Nội lại tiếp giáp với 8 tỉnh, thành phố, có nhiều trục đường, cửa ngõ ra vào, giao thương với các địa phương lân cận, nên công tác quản lý dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn và rất phức tạp.
Để phòng, chống dịch bệnh AFS, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp; đôn đốc, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các giải pháp cụ thể đến các quận, huyện, thị xã.
Các Sở NNPTNT Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn… cũng đã tăng cường công tác ứng phó với dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán thịt gia súc, gia cầm; tăng cường lực lượng chức năng tuần tra, phát hiện, xử lý (tiêu hủy) nếu phát hiện việc buôn bán thịt lợn và các chế phẩm thịt lợn trái phép.
Đơn cử như tỉnh Lào Cai, địa phương này đã chủ động các biện pháp phòng chống việc nhập lậu, thẩm lậu lợn qua biên giới; tăng cường kiểm soát vận chuyển hàng hóa qua đường mòn lối mở và cửa khẩu, tổ chức điểm chốt chặn 24/24h qua các lối mở; kiểm soát chặt cả người lẫn hàng hóa, phòng việc giấu sản phẩm động vật trong hàng hóa khác…
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 4/10: Tranh thủ đầu cơ khi giá heo hơi tăng
Vài tháng qua, giá lợn hơi (heo hơi) trên địa bàn cả nước tăng liên tục, làm nhiều tổ chức, cá nhân liên quan đến con lợn "vui hơn tết". Lợn hơi vẫn đang khan hiếm nên không ít nông dân bắt đầu tính chuyện đầu cơ để gỡ lại những thua thiệt hai năm trước.
Giá heo hơi đang cao nhất thế giới?
Cuối tháng 9, giá lợn hơi được các công ty như C.P, CJ, Emivest, GreenFeed... thông báo tăng thêm 500 đồng/kg, lên mức 53.500 - 55.000 đồng/kg, giá cao nhất trong vòng 2 năm qua. Không chỉ các công ty, giá lợn hơi nuôi trong dân trên cả nước cũng vọt lên mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Các trang trại chăn nuôi lợn số lượng lớn cũng đang dè dặt bán ra (ảnh minh họa). Ảnh: B.N
Nguồn lợn hơi Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành sẽ còn giảm trong các tháng tới. Giá cả, do đó khó lường, chắc chắn Việt Nam còn bị ảnh hưởng từ tình hình chăn nuôi lợn Trung Quốc đang bị dịch tả lợn châu Phi hoành hành.
Tại Đồng Nai, ông Nguyễn Hoàng Vũ - một lái lợn khu vực Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, nói giá lợn cao đi liền với khan hiếm. Nhiều tuần nay, nguồn lợn trong dân không còn nhiều như trước, giá nhảy liên tục nên thương lái thậm chí phải đặt cọc cho chủ trại 10 - 20% trước cả tháng mới có lợn. Trước đây vào trại lựa con đẹp để bắt, còn nay vì thiếu nên chủ trại yêu cầu mua xô cả đàn.
"Giá lợn cao, số lượng ít nên giờ thương lái muốn có hàng phải chuẩn bị nhiều tiền. Như tui làm mỗi ngày có 200 - 300 con mà cũng bỏ vốn gần 4 tỷ bạc "ném" vào dân mới có lợn xoay vòng" - ông Vũ nói.
Diễn biến thị trường thịt lợn tại Việt Nam, theo nhận định của giám đốc kinh doanh một doanh nghiệp chăn nuôi ở Khu công nghiệp Biên Hoà (Đồng Nai) là "đang có xu hướng đến kỳ hụt nguồn cung khá nặng". Hai năm trước, đặc biệt từ quý II/2017 đến hết quý I/2018, nhiều trại quy mô nhỏ (từ 20 con nái trở xuống) phải giảm hoặc ngưng đầu tư do giá lợn hơi xuống dưới 30.000 đồng/kg, do đó sau một năm, đây là thời điểm ảnh hưởng nặng nhất của việc thiếu hụt lợn thịt.
"Bây giờ chỉ những trại lớn hoặc các công ty chăn nuôi chuyên nghiệp mới còn nhiều lợn, trong khi số này theo thống kê của bộ NNPTNT, chỉ nắm 60 - 65% đàn lợn của cả nước. Số còn lại nuôi nhỏ lẻ trong dân còn ít lắm"- vị giám đốc nói.
Do thiếu lợn nên các công ty chăn nuôi lớn phải cắt giảm 10 - 15% lượng lợn bán ra cho khách hàng mỗi ngày. Ông Huy - thương lái ở Hóc Môn (TP.HCM) cho biết, một công ty chăn nuôi ở Long An vừa cắt giảm 10% lợn giao ngày 25.9. Trước đây, trung bình mỗi ngày ông Huy đặt 200 con lợn tại trung tâm đấu giá lợn của công ty này, nhưng giờ họ chỉ giao 180 con.
Ông Dũng - thương lái ở Hoá An, Đồng Nai (chuyên đưa lợn về chợ đầu mối Tân Xuân, Hóc Môn) cũng cho hay, hầu hết các công ty đều cắt giảm sản lượng, chỉ giao lợn trọng lượng dưới 100kg, thay vì hơn 100kg như trước đây. "Có thể thị trường hút hàng, vì phải giữ mối nên các công ty không thể để lợn tăng thêm trọng lượng được" - ông Dũng giải thích thêm.
Theo các chuyên gia trong ngành chăn nuôi, với mức trung bình 2,5 USD/kg, giá lợn hơi tại Việt Nam được xác lập cao nhất thế giới. Tại các quốc gia trong khu vực, giá lợn ở Thái Lan hiện trên dưới 50 baht/kg, tương đương 35.000 - 38.000 đồng. Còn tại Campuchia, Indonesia, Malaysia... cũng chỉ quanh mức 40.000 đồng.
Giá lợn hơi tại Trung Quốc vài tuần gần đây có tăng cục bộ, lên 55.000 - 62.000 đồng, do diễn biến dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng ở vài vùng, không phổ biến cả nước như Việt Nam.
Giá lợn hơi tại các quốc gia nuôi số lượng lớn như Mỹ, trung bình 1,5 - 1,6 USD/kg, còn châu Âu từ 1,1 - 1,2 euro/kg, tương đương 32.000 - 33.000 đồng.
Tranh thủ đầu cơ
Hai tuần nay, ông Trần Quang Trung - chủ trại lợn ở Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai, ngừng bán đàn lợn 200 con, dù chúng đến tuổi xuất chuồng (95 - 100kg/con). Hỏi tại sao lợn đang có giá lại không bán, ông cười: Lo gì, giờ mà có lợn bán lúc nào chẳng được!
Thời điểm này, do nguồn cung không dồi dào, trong khi nhu cầu thị trường tăng trở lại (sau tháng cô hồn), nên ông Trung cũng như nhiều người nuôi thay vì bán lợn đến lứa, lại giữ lại "vỗ" thêm một thời gian kiếm thêm chút đỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 4/10 đang dao động từ 50.000 - 55.000 đồng/kg. Ảnh minh hoạ: I.T
Ông Trung tính toán: "Con lợn 100kg, giá hiện nay là 54.000 đồng, vị chi có 5,4 triệu đồng. Nuôi thêm một ngày, tốn 31.000 - 32.000 đồng tiền cám, công chăm sóc, điện, nước; nhưng có thể tăng trọng lượng 700 - 800g, bán được 38.000 đồng, vẫn có lời 6.000 - 7.000 đồng. Nuôi một tháng lên 20kg cũng kiếm thêm được 150.000 đồng, bù lại cho hai năm thua lỗ" - ông Trung nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại các tỉnh phía Nam, cũng vì do người dân giữ lợn lại nên các công ty lớn buộc phải bán lợn trọng lượng dưới 100kg/con để giữ thị trường không sốt giá. Đây cũng là cách kinh doanh khôn ngoan, vì nếu để giá heo hơi tăng quá cao, người nuôi thấy có lời lại đổ xô vào nuôi, nguồn cung dư thừa, giá giảm, chính các công ty nắm sản lượng lớn sẽ chịu thiệt nhiều nhất.
Với các tỉnh phía Bắc, lo ngại dịch tả lợn châu Phi cận kề biên giới Trung Quốc, nên người nuôi lại có tâm lý bán chạy lợn.
Theo ông Phi Long - Giám đốc Công ty chăn nuôi Long Bình (Đồng Nai), trong điều kiện nguồn cung đang có dấu hiệu hụt, chỉ có cách giữ lợn lại, nuôi tăng thêm trọng lượng mới bù đắp nhanh cho thị trường, lúc này tái đàn phải mất một năm sau mới có lợn bán. Nông dân, thay vì bán lợn 100kg, có thể nuôi lên 110 - 120kg, lúc đó sản lượng lợn hơi tăng thêm 10 - 20%.
"Tuy nhiên, nông dân găm giữ lợn phải thật tỉnh táo, nếu ai cũng đầu cơ, khi bán cùng lúc coi chừng thị trường lại dư thừa cục bộ, giá giảm" - ông Long nói.
Theo Danviet
Ngừng nhập khẩu thịt heo từ Ba Lan, doanh nghiệp bảo: Không lo! Với sản lượng nhập khẩu lên tới 1.200 tấn thịt lợn (heo) mỗi tháng từ Ba Lan, phần lớn sản phẩm này được phân phối vào các nhà hàng, quán ăn và cung cấp sỉ qua các kênh kinh doanh trực tuyến trên mạng. Trong khi đó, Ba Lan đã bị liệt vào danh sách các nước đang trong diện cảnh báo của...