Giá heo hơi hôm nay (3/12): miền Bắc đi xuống, hai miền Nam Trung ổn định
Giá heo hơi ngày hôm nay ghi nhận miền Bắc là nơi duy nhất có biến động về giá khi hai miền còn lại đều lặng sóng.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng, giá heo hơi tại khu vực miền Nam ngày đầu tuẩn ổn định với Bình Phước, Sóc Trăng tiếp tục báo giá ở mức 48.000 – 49.000 đồng/kg.
Đồng Nai, TP.HCM, Vĩnh Long, Bình Dương, Vũng Tàu giá heo hơi giao dịch với mức 50.000 đồng/kg còn Cà Mau, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh giá heo hơi cao hơn, dao động trong khoảng 51.000 – 52.000 đồng/kg.
Nhìn chung, khu vực miền Nam vẫn là nơi có mức giá tốt nhất cả nước khi giao dịch trong khoảng 48.000 – 52.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại hai miền Nam – Trung lặng sóng đầu tuần. Ảnh minh họa
Theo Đời sống & Pháp lý, heo hơi tại miền Bắc ngày đầu tuần ghi nhận Hà Nội, Thái Bình giảm với mức 1.000 đồng, đều xuống còn 44.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không đổi với giá heo hơi tại Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ báo ở mức 45.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Giá heo hơi tại Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam cao hơn một chút khi giao dịch quanh mức 46.000 đồng/kg.
Các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ghi nhận giá heo hơi ở mức 47.000 đồng/kg còn Hải Dương, Sơn La, Cao Bằng báo giá heo hơi trong khoảng 48.000 – 49.000 đồng/kg.
Nhìn chung, khu vực miền Bắc vẫn đang giao dịch heo hơi trong khoảng 43.000 – 49.000 đồng/kg.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng, giá heo tại miền Trung ngày đầu tuần ổn định với giá heo hơi tại Thanh Hóa đang được giao dịch với mức 48.000 đồng/kg; Nghệ An ở mức 47.000 đồng/kg, Hà Tĩnh đang ở mức 45.000 đồng/kg còn Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị ở mức 44.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh Nam Trung Bộ, giá heo hơi nằm trong khoảng 43.000 – 49 đồng/kg với Bình Định đạt mức 43.000 đồng/kg còn Bình Thuận có giá cao nhất, đạt 49.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại Tây Nguyên đang giao dịch trong khoảng 47.000 – 50.000 đồng/kg.
ANH DŨNG
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 30/11: Nuôi lợn sinh học không lo dịch bệnh, giá bán cao
Nhờ liên kết xây dựng chuỗi nuôi lợn sinh học khép kín, nhiều nông dân trên địa bàn Hà Nội không những chủ động được thị trường tiêu thụ mà giá bán thịt lợn loại này còn cao hơn so với thịt lợn thông thường.
Nuôi lợn sinh học không lo "bão giá"
Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm (HTX Đồng Tâm) ở thôn Đĩnh Tú, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai là cơ sở cung cấp sản phẩm thịt lợn an toàn đang được nhiều người tiêu dùng Thủ đô ưa chuộng.
Anh Nguyễn Đình Tường - Giám đốc HTX Đồng Tâm cho biết: Hiện, HTX đã xây dựng được chuỗi thịt lợn sinh học khép kín đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với quy mô 200 nái, 2.000 lợn thương phẩm, mỗi tháng HTX cung cấp từ 12-15 tấn thịt lợn sạch và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn sinh học mang thương hiệu "Thịt lợn sạch Quốc Oai" và "Xúc xích sạch Quốc Oai".
HTX Đồng Tâm giới thiệu các sản phẩm chế biến từ thịt lợn sinh học mang thương hiệu "Thịt lợn sạch Quốc Oai" và "Xúc xích sạch Quốc Oai. ảnh: Thu Hà
Từng trải qua nhiều thất bại trong chăn nuôi lợn, tháng 8.2014, anh Tường là 1 trong 36 hộ chăn nuôi điển hình của Hà Nội được Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội mời tham gia dự án nuôi lợn bằng cám sinh học. Khởi điểm, gia đình anh Tường được hỗ trợ 30 con lợn giống. Cùng với đó, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội cử cán bộ xuống tận gia đình tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học.
Theo anh Tường, chăn nuôi lợn bằng cám sinh học mang lại nhiều ưu điểm như bảo vệ môi trường, chuồng trại không có mùi hôi thối; lợn khỏe mạnh, giúp đào thải độc tố; chất lượng thịt luôn thơm ngon, giai, giòn và chắc thịt, mỡ ăn không bị ngấy. Ngoài ra, hộ nuôi giảm được chi phí thuốc thú ý.
Nhận thấy, thị trường tiêu thụ thịt lợn an toàn sinh học thuận lợi, năm 2015, anh Tường quyết định thành lập HTX Đồng Tâm do anh làm Giám đốc. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Tường cùng với các thành viên trong HTX đầu tư dây chuyền chế biến thịt lợn thành các sản phẩm như xúc xích, giò, chả... Hiện, HTX Đồng Tâm có 10 hộ thành viên, trong đó 7 hộ thành viên chuyên đảm nhận chăn nuôi lợn an toàn sinh học và 3 thành viên chuyên đảm nhận khâu mổ, đóng gói và vận chuyển thịt lợn thành phẩm cho các cửa hàng, siêu thị.
"Nhờ đầu tư thêm chế biến, chúng tôi đã chủ động được sản phẩm và có đầu ra ổn định cho các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch tại các tỉnh, thành phố. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để chúng tôi duy trì chăn nuôi, vượt qua cơn bão giá lợn thấp kéo dài suốt 2 năm 2016 và 2017" - anh Tường phấn khởi nói.
Nhân rộng chăn nuôi theo chuỗi
Hiện nay rất nhiều hộ chăn nuôi đang hướng đến phương pháp chăn nuôi bằng thức ăn sinh học bảo đảm an toàn
thực phẩm. Hà Nội đã hình thành được 21 chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 9 chuỗi thịt lợn, cung cấp cho thị trường khoảng 25,4 tấn thịt/ngày. Mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm bảo đảm chất lượng không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn tăng giá bán từ 10-25% so với sản phẩm thông thường.
Ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết: Việc xây dựng chuỗi đã giúp kiểm soát được số lượng sản phẩm chăn nuôi, đồng thời nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm đối với người tham gia chăn nuôi và người mổ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm.
Việc tiêu thụ sản phẩm của các chuỗi bước đầu đã đi vào ổn định thông qua các ràng buộc trách nhiệm giữa các nhóm tác nhân tham gia chuỗi. Một số chuỗi đã hoàn thiện được hệ thống quản lý chất lượng tại tất cả các khâu trong chuỗi giá trị, giúp tạo ra các sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc.
Theo Danviet
Nuôi lợn "lạ" có lông màu nâu đỏ, đầu to, thế mà lại được ưa chuộng Lợn lai Duroc còn gọi là lợn Mỹ, lợn da bò toàn thân có lông màu hung đỏ hoặc nâu đỏ, đầu to vừa phải, mõm dài, tai to, cổ nhỏ và dài. Gia đình anh Nguyễn Văn Dũng thuộc giáo xứ Cồn Cả, xóm Hùng Lập, xã Nghĩa Lộc (Nghĩa Đàn, Nghệ An) có hơn 10 năm làm nghề chăn nuôi lợn...