Giá heo hơi hôm nay 13/8: Xác định “chìa khóa” mở rộng xuất khẩu thịt lợn
Theo ghị nhận của PV, hiện nay mặt bằng giá heo hơi (lợn hơi) trên địa bàn cả nước vẫn ở mức cao, giao dịch phổ biến từ 50.000 – 55.000 đồng/kg. Mức giá này đã tăng từ 2.000 – 3.000 đồng/kg so với tháng trước, giúp người nuôi có lãi khá. Trong khi đó, các ban ngành chức năng vẫn đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn nhằm ổn định và nâng cao giá trị kinh tế của ngành hàng này.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám khẳng định, an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật là rào cản kỹ thuật mà các thị trường nhập khẩu đặt ra yêu cầu ngày càng cao. Nếu giải quyết tốt hai vấn đề này, không chỉ thịt lợn mà các sản phẩm khác của ngành chăn nuôi sẽ xuất khẩu thành công.
Giá heo hơi (lợn hơi) hôm nay vẫn ở mức cao, phổ biến từ 50.000 – 55.000 đồng/kg, giúp nông dân có lãi khá. Ảnh minh hoạ: I.T
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, vừa qua thịt lợn tươi của chúng ta đã được xuất khẩu sang thị trường Myanmar. Đây là dấu mốc quan trọng cho sự phát triển trong chăn nuôi nói chung và nuôi lợn nói riêng, góp phần tạo ra đột phá để thúc đẩy sản xuất chăn nuôi trong nước.
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu buộc chúng ta phải tổ chức lại theo chuỗi và gắn với thị trường, có nghĩa là thay vì trước đây chúng ta chỉ biết sản xuất theo phong trào, không quan tâm đến bán cho ai, ở đâu thì bây giờ chúng ta phải sản xuất theo mệnh lệnh của thị trường.
Các doanh nghiệp đầu chuỗi sẽ tiếp cận với thị trường, xuất khẩu, căn cứ vào các hợp đồng đã ký với các nhà nhập khẩu sau đó mới quay trở lại tổ chức sản xuất, tức là quy trình ngược lại so với trước đây. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng ế thừa, giải cứu sản phẩm nông nghiệp như thời gian qua.
Thưa ông, định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu thịt lợn sẽ có tác động như thế nào đến ngành chăn nuôi lợn trong nước?
- Xuất khẩu thịt lợn là hướng đi đúng đắn, hướng đi lâu dài. Ngành chăn nuôi đã nỗ lực trong nhiều năm để hướng đến mục tiêu này. Mở rộng thị trường xuất khẩu thịt lợn sẽ có nhiều tác động tích cực đến ngành chăn nuôi lợn nói riêng và toàn ngành chăn nuôi nói chung.
Xuất phát từ chủ trương của Chính phủ trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Vì vậy, chúng ta sẽ chọn những sản phẩm nào là lợi thế của Việt Nam. Nếu ngành nông nghiệp chỉ sản xuất cung ứng trong nước thì rất đơn giản vì sức sản xuất của chúng ta hiện nay nhiều mặt hàng cung đã vượt cầu trong nước, nhưng để phát triển hơn chúng ta hướng đến xuất khẩu. Muốn xuất khẩu thì sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
An toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật là chìa khóa để mở rộng xuất khẩu thịt lợn. ảnh tư liệu
Video đang HOT
Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi, chúng ta đã và đang tổ chức lại sản xuất theo chuỗi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng như đáp ứng được các điều kiện về an toàn thực phẩm và các điều kiện về kiểm dịch, đây là điều cốt lõi để cho sản phẩm chăn nuôi có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và kể cả thị trường trong nước người tiêu dùng cũng đòi hỏi ngày càng cao.
Còn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì sẽ được tổ chức lại thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, hướng dẫn họ để kết nối với các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn có lợi thế về kết nối thị trường để tiêu thụ hoặc tạo điều kiện để các tổ hợp tác, hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ kết nối trực tiếp với thị trường không qua khâu trung gian.
Hiện nay, thông qua dự án Lifsap, Ngân hàng Thế giới đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, chúng ta cũng đã hình thành lên các chuỗi như vậy và tập trung chủ yếu vào các nông hộ.
Đồng thời cần có các cơ chế chính sách khuyến khích các tập đoàn lớn kể cả nước ngoài và trong nước đầu tư vào chăn nuôi, từ đó sẽ hình thành các chuỗi, các tập đoàn lớn như Masan, Phú Gia (Thanh Hóa), Mavin, CP, Dabaco, Vinamilk, TH True Milk, Ba Huân…
Thịt lợn của chúng ta đã xuất khẩu thành công sang thị trường Myanmar. Vậy theo ông, mấu chốt để mở rộng thị trường xuất khẩu thịt lợn là gì?
- Ngành chăn nuôi xác định con lợn vẫn là một lợi thế rất lớn, thứ 2 là gia cầm, đặc biệt là thủy cầm, động vật ăn cỏ và một số vật nuôi đặc sản khác. Tuy nhiên với cuộc cách mạng 4.0, những sản phẩm áp dụng quy trình công nghệ cao ít phụ thuộc vào thiên nhiên thì sẽ có sự thay đổi về lợi thế cạnh tranh.
Để xuất khẩu được thịt lợn cũng như các sản phẩm khác, chúng ta phải đáp ứng được các đòi hỏi về chất lượng cũng như an toàn thực phẩm. Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật là hai rào cản kỹ thuật chính của chúng ta. Đây là rào cản kỹ thuật mà các thị trường nhập khẩu đặt ra yêu cầu ngày càng cao.
Tuy nhiên, vào được thị trường nhập khẩu đã khó, việc duy trì và phát triển còn khó hơn, đòi hỏi ở khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu thì sản phẩm chăn nuôi của chúng ta không chỉ phải vượt qua được các rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu mà cần phải không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và giảm chi phí để tăng tính cạnh tranh.
Vậy kế hoạch mở rộng thị trường cho xuất khẩu thịt lợn thời gian tới sẽ được thực hiện như thế nào thưa ông?
- Trước hết sẽ tập trung vào việc nhà nước đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn để họ tìm kiếm thị trường đồng thời trên cơ sở yêu cầu của các tập đoàn để xây dựng các vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với giám sát vệ sinh ATTP toàn chuỗi và có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Hiện, Bộ NNPTNT đã thành lập 1 tổ công tác do Cục trưởng Cục Thú y làm tổ trưởng và các đơn vị liên quan để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc, hợp tác với cơ quan thú y của các nước nhập khẩu ký các thỏa thuận về kiểm dịch để mở thị trường và các thủ tục cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ra thị trường thế giới.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Danviet
Giá lợn hơi tăng lên 45.000 đồng/kg là chuyện không khả thi
Đó là nhận định của TS. Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam khi trao đổi với phong viên Dân Việt về tình hình chăn nuôi sản xuất lợn, thị trường thịt lợn và diễn biến giá cả trong thời gian tới.
TS Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam. Ảnh: IT
Thưa ông, hiện nay giá lợn bán ra đã bắt đầu nhích lên, có nhiều thông tin nhận định rằng trong thời gian tới giá lợn sẽ tăng khá mạnh. Vậy đánh giá của Hội Chăn nuôi Việt Nam về vấn đề này như thế nào?
-Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy giá lợn đã bắt đầu tăng ca ơ miên Nam va miên Băc, dao đông quanh mức 29.000-30.000 đồng/kg. Việc giá lợn đang tăng lên là tín hiệu đáng mừng cho ngành chăn nuôi lợn, cho bà con nông dân. Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng nhận định thời gian tới, giá sẽ tiếp tục tăng.
Nhiều ý kiến kỳ vọng rằng thời gian tới giá lợn sẽ tăng đến mức 45.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn là hoàn toàn không khả thi, rất khó để tăng đến mức cao như thế trong thời gian ngắn. Chúng tôi nhận định thời gian tới giá lợn sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên mức tăng sẽ không có nhiều đột biến.
Ông co thê cho biêt nhận định cụ thể hơn về mức tăng giá lợn trong thời gian tới?
-Như tôi đã nói ở trên, giá lợn trong thời gian tơi có khả năng sẽ tiếp tục tăng, hiện nay giá lợn trên đia ban ca nươc đa dao đông quanh mưc 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên với mức tăng đó, người nuôi vẫn còn lỗ khá nhiều. Bởi vì giá thành cho 1 kg lợn hơi là 37.000 - 38.000 đồng/kg.
Về mức tăng giá cụ thể, theo nhận định của Hội Chăn nuôi Việt Nam dựa trên tình hình và bối cảnh hiện nay, khoảng 1 tháng nữa, tức là đến tháng 8 giá lợn có thể tăng lên va dao động ở mức 35.000 đồng/kg. Đạt được mức tăng này là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh, với giá đó người nuôi vẫn lỗ.
Sang tháng 9, giá lợn có thể đạt ngưỡng 38.000 đồng/kg, lúc này người chăn nuôi lợn sẽ hòa vốn nếu bán ra. Từ tháng 10 trở ra, giá lợn sẽ tiếp tục tăng và người nuôi bắt đầu có lãi. Đến tháng 1-2.2018, tức là thời điểm cận Tết Nguyên đán, giá lợn có thể vươn tơi mức 40.000 đồng/kg.
Hội Chăn nuôi Việt Nam nhận định giá lợn có thể tăng lên 35.000 đồng/kg trong tháng 8. Ảnh: Minh Châm
Nhiều ý kiến cho rằng, giá lợn trong thời gian tới sẽ tăng mạnh do miền Nam của nước Trung Quốc đang trải qua đợt mưa lũ lớn, sạt lở nghiêm trọng ở nhiều nơi. Quan điểm của ông như thế nào?
-Hiện nay giá lợn bà con bán cho Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch đang ở mức 30.000 đồng/kg. Còn giá lợn nội địa của Trung Quốc khoảng 44.000 -50.000 đồng/kg, rõ ràng mức giá đó đang cao hơn giá lợn của chúng ta.
Về thị trường Trung Quốc, tôi cho rằng chúng ta cần có góc nhìn, góc tiếp cận bình tĩnh, thận trọng bởi rõ ràng thị trường này không ổn định, khó lường đoán, hôm nay có thể tốt, nhưng ngày mai có thể sẽ khác rất xa. Việc chúng ta bán lợn cho Trung Quốc được nhiều hay ít phụ thuộc vào quan hệ hai nước thế nào. Còn viêc bán với mức giá 30.000 đồng/kg như hiện nay là bình thường, không có gì đặc biệt.
Nhiều tháng qua thị trường thịt lợn trong nước đang có nhiều biến động, sự biến động đó có tác động như thế nào đối với tình hình sản xuất chăn nuôi lợn hiện nay thưa ông?
-Tình hình chăn nuôi lợn hiện nay đang khá ảm đạm, bây giờ các hộ chăn nuôi nhỏ đã bỏ chuồng nhiều, còn chăn nuôi lớn cũng không ít hộ bỏ chuồng hoặc nuôi cầm chừng. Người chăn nuôi lợn hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, điều này sẽ tác động không nhỏ tới ngành chăn nuôi lợn nói riêng và toàn ngành chăn nuôi nói chung.
Điều này có nghĩa người chăn nuôi lợn đang rất cần sư sát cánh hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó có cơ quan quản lý.
Theo ông, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước được thể hiện như thế nào đôi vơi nganh chăn nuôi lơn trong thời gian qua?
-Đến thời điểm này, chúng ta đã sản xuất được khoảng 29 triệu con lợn, bình thường các năm trước là trên 30 triệu con. Nếu sản xuất 29 triệu con, tôi cho rằng sẽ không đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước. Phải duy trì ở mức 30 triệu con là cân đối, nếu sản xuất nhiêu hơn con số 30 triệu con, tôi e rằng cung sẽ thừa và xã hội lại phải đi giải cứu.
Hiện nay tôi chưa thấy Nhà nước hỗ trợ gì nhiều cho người nuôi lợn nên nông dân thây giá thấp, bán lỗ thì bỏ chuồng, giá cao có lời thì ồ ạt nuôi. Các cơ quan quản lý nhà nước cần thông báo cho các hộ chăn nuôi biết tình hình diễn biến thị trường, nhu cầu thị trường để từ đó người nuôi biết phải nuôi với số lượng như thế nào là vừa.
Chăn nuôi cần phát triển theo hướng an toàn dịch bệnh, chăn nuôi hữu cơ để nâng cao chất lượng thịt. Cần quy hoạch lại chăn nuôi lợn, giảm dần số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tập trung đầu tư chăn nuôi lớn, quy mô khép kín, theo chuỗi. Các hộ nuôi cần tiến tới hợp tác với nhau thành tổ đội, hợp tác xã sản xuất, liên kết chăn chẽ với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ.
Nhà nước và các cơ quan liên quan cần làm tốt khâu thông tin thị trường, nhận định thị trường, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu thịt lợn và các loại thịt khác. Nhà nước cũng cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp, tập đoàn vào đầu tư nông nghiệp, liên kết chặt chẽ với người dân. Nếu nhà nước và nhân dân cùng vào cuộc, tôi tin rằng thời gian tới ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng sẽ phát triển ổn định, bền vững.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Giá lợn hơi tăng cao, nhà nông lúng túng "cầm vàng lội qua sông" Giá con giống, thức ăn, thuốc thú y cùng tăng đồng loạt, trong tình cảnh đó, người chăn nuôi cả nước lại càng lúng túng hơn vì thiếu thông tin định hướng về giá lợn. Ngành chức năng ở các địa phương cũng đang loay hoay tìm giải pháp thống kê và bình ổn giá... Mù mờ chạy theo doanh nghiệp lớn Hiện...