Giá hạt tiêu thấp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Thị trường hạt tiêu toàn cầu đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, khiến giá và sức tiêu thụ hạt tiêu giảm mạnh, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 3 vừa qua ước đạt 33.000 tấn, giá trị đạt 70 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm đạt 74.000 tấn và 163 triệu USD, tăng 3,9% về khối lượng nhưng giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Về giá hạt tiêu, theo Cục Xuất Nhập khẩu ( Bộ Công Thương), trong những ngày đầu tháng 4, giá hạt tiêu đen tại thị trường trong nước vẫn ở mức thấp. Cụ thể, ngày 8/4, giá hạt tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tăng 2,9% so với ngày 31/3, đạt 35.500 đồng/kg; giá tại tỉnh Đồng Nai tăng 1,4%, trong khi giá tại các khu vực còn lại ổn định.
Giá hạt tiêu trắng ở mức 57.000 đồng/kg, tăng 1,7% so với cuối tháng 3, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 71.000 đồng/ kg cùng kỳ năm 2019. Hiện đang là mùa thu hoạch hạt tiêu tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam, giá bán vẫn ở mức thấp so với nhiều năm trở lại đây.
Giá hạt tiêu thấp do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)
Sản lượng hạt tiêu dự trữ trong nước khá lớn, nhưng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô. Các sản phẩm chế biến từ hạt tiêu chủ yếu gồm: hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng nghiền bột, hạt tiêu đỏ, hạt tiêu xanh ngâm nước muối… Do cơ cấu sản phẩm hạt tiêu chế biến chưa hợp lý, hạt tiêu trắng có giá trị xuất khẩu cao, nhưng chỉ chiếm 10 – 15% tổng sản lượng, dẫn đến giá trị mang lại cho ngành hạt tiêu trong nước vẫn ở mức thấp.
Dự báo thời gian tới, thị trường hạt tiêu thế giới vẫn chịu nhiều tác động mạnh từ đại dịch Covid-19. Diễn biến dịch bệnh vẫn phức tạp, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu- các thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn trên thế giới, sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh.
Bên cạnh đó, thị trường hạt tiêu còn gặp khó khăn do nguồn cung bị gián đoạn do các yêu cầu cách ly xã hội và hạn chế thông quan hàng hóa của nhiều nước trên thế giới. Về dài hạn, thị trường hạt tiêu toàn cầu được dự báo vẫn chịu áp lực dư cung.
Video đang HOT
Trong khi đó, nguồn cung về diện tích, năng suất, sản lượng của Việt Nam và thế giới tăng cao trong những năm gần đây trong khi nhu cầu chỉ tăng từ 2 – 2,5%/năm. Vụ thu hoạch hạt tiêu năm 2020 của Việt Nam đã đạt trên 50% với sản lượng ước đạt 250.000 tấn, tồn kho năm 2019 chuyển sang khoảng 90.000 tấn, do đó nguồn cung năm 2020 ước đạt khoảng 350.000 tấn.
Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, xuất khẩu chậm lại, ngành hạt tiêu trong nước cần nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới./.
Thủy Chung
Đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu phía Bắc
Tại các cửa khẩu quốc tế ở Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh vẫn còn xe hàng tồn trong khi cửa khẩu tại Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu không có tình trạng tồn, thậm chí còn xuất khẩu xe hàng của tỉnh khác.
Cán bộ biên phòng Tân Thanh, Lạng Sơn điều tiết xe nông sản xuất khẩu. (Ảnh: Quang Duy/TTXVN)
Liên quan đến xuất nhập khẩu qua biên giới các tỉnh phía Bắc, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến ngày 13/4 đã có 913 xe xuất khẩu, 889 xe nhập khẩu; tổng số xe tồn 2.229 xe.
Trước đó, Bộ Công Thương có ban hành công văn số 2532/BCT-XNK về việc Trung Quốc tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý tại cửa khẩu biên giới nhằm phòng, chống dịch COVID-19 nhằm thông tin tới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc nhằm chủ động triển khai kịp thời các vấn đề về xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
Vì vậy, tại Lạng Sơn, tổng số xe xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh là 719 xe; trong đó, có 456 xe hàng xuất khẩu, 461 xe hàng nhập khẩu và tồn 1.930 xe và toa hàng.
Cửa khẩu Hữu Nghị xuất khẩu 290 xe nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, máy móc: bao gồm các loại hình xuất kinh doanh biên giới, xuất kinh doanh, xuất gia công, quá cảnh.
Ngoài ra, nhập khẩu 433 xe linh kiện điện tử, máy móc, hàng may mặc, nông sản, giấy, sơ mi rơ móc, phụ tùng ôtô... bao gồm các loại hình: nhập kinh doanh, nhập gia công sản xuất...; tồn 498 xe xuất khẩu gồm nông sản, linh kiện điện tử.
Cửa khẩu Tân Thanh xuất khẩu 37 xe thanh long, dưa hấu, xoài, chuối...; nhập khẩu 20 xe nông sản, tạp hóa và tồn 948 xe nông sản, hoa quả chờ xuất khẩu.
Tại Cửa khẩu Chi Ma xuất khẩu 36 xe tinh bột sắn, hạt tiêu; nhập khẩu 8 xe; tồn 476 xe đang chờ xuất khẩu.
Đối với tỉnh Lào Cai, tại cửa khẩu quốc tế đường bộ xuất khẩu 252 xe thanh long, dưa hấu, chuối, mít, xoài, gỗ ván lạng, các mặt hàng khác với tổng khối lượng 1.283 tấn, trị giá 534.000 USD; nhập khẩu 208 xe rau củ quả, phân bón, than cốc, các mặt hàng khác với tổng khối lượng 2.754 tấn, trị giá 2.436.000 USD.
Tại tỉnh Quảng Ninh, tổng số xe xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh là 308 xe; trong đó, có 93 xe xuất, 215 xe nhập và 116 xe tồn không tính hàng đông lạnh
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã xuất khẩu 24 xe, nhập khẩu 185 xe, tồn 302 xe container .
Tại lối mở Km3 4 xuất khẩu 54 xe. Cửa khẩu chính Hoành Mô xuất khẩu 14 xe, nập khẩu 30 xe, tồn 49 container.
Ngoài ra, tại cửa khẩu Ka Long, Bắc Phong Sinh, Vạn Gia, lối mở Pò Hèn; các điểm xuất hàng Đại Vai, Lục Chắn, Lục Lầm, Mốc 1342 300, Mốc 1306, Đồng Văn: chưa phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
Đáng lưu ý, tỉnh Hà Giang xuất khẩu 37 xe thanh long, ván, chuối, nhãn, ớt khô, tinh bột sắn tổng khối lượng 566 tấn. Không có xe nhập khẩu và xe tồn.
Tỉnh Cao Bằng xuất khẩu 35 xe ván bóc, hoa quả, cây thạch, nhập khẩu 5 xe bột kem, vải dệt; tồn 183 container hàng nông sản, rượ-u, thực phẩm đông lạnh.
Đặc biệt, cửa khẩu Ma Lù Thàng tỉnh Lai Châu cũng xuất khẩu 28 xe chuối quả; 14 xe nông sản của tỉnh khác.
Bên cạnh đó, cửa khẩu Cha Lo tỉnh Quảng Bình cũng xuất khẩu 177 xe vật liệu xây dựng, nông sản; nhập khẩu 157 xe trái cây, gạo, càphê khối lượng 362 tấn; tồn 15 xe chờ nhập và 9 xe chờ xuất.
Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài xuất khẩu 160 xe nguyên phụ liệu sản xuất xe đạp, mành che, giày thể thao; khí gas hóa lỏng, lon nhôm rỗng, xi măng, nguyên phụ liệu may, thùng carton...; nhập 17 xe sản phẩm may mặc, xe đạp, móc treo quần áo, mành che, đèn điện dây tóc ...; tồn 36 xe nguyên phụ liệu may mặc, vải dệt kim, đế giày, thùng carton, lon nhôm rỗng...do đối tác giao nhận hàng hóa chưa sắp xếp được theo các phương án mà Ban chỉ đạo đã đề ra./.
Uyên Hương
Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, nhưng không coi nhẹ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Đặt ưu tiên cao nhất cho việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo đảm an toàn cho nhân dân và người lao động; không vì sức ép giải tỏa ùn tắc, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa mà coi nhẹ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Phương tiện qua các cửa khẩu tại thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) được khử...