Giá hàng hóa toàn cầu tăng vọt 50%, mức cao nhất trong gần 30 năm
Giá dầu thô, kim loại ngũ cốc và các loại hàng hóa trao đổi quốc tế khác đang có mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1995, gây ra lo ngại bất ổn chính trị ở một số nước lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu bên ngoài.
Giá nhiên liệu tăng cao đang gây hiệu ứng lan tỏa sang các hàng hóa khác như nhôm, lúa gạo. Ảnh: AP
Các thị trường hàng hóa hiện chịu sức ép từ hai phía. Trước hết, đó là nhu cầu tiêu thụ bùng nổ khi các nền kinh tế bước vào giai đoạn hồi phục từ đại dịch COVID-19. Mặt khác, lại xuất hiện những nhân tố cản trở nguồn cung dồi dào để đáp nhu cầu này, nổi bật là những căng thẳng địa chính trị.
Chỉ số hàng hóa thị trường chủ chốt CRB, bộ chỉ số tổng hợp chuyên đo lường giá cả hàng hóa, tăng 46% tại thời điểm cuối tháng 1/2022 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng lớn nhất tính theo năm kể từ năm 1995 – mốc thời gian bộ chỉ số này lần đầu tiên đi vào hoạt động.
Video đang HOT
Một loạt mặt hàng ghi nhận mức tăng giá mạnh, nhất là giá dầu thô và các nguồn nguyên liệu khác. Trong 22 loại hàng hóa chủ chốt, có 9 mặt hàng tăng trên 50%, đáng chú ý là cafe tăng tới 91%, cotton tăng 58%, nhôm tăng 53%.
Nhu cầu tiêu thụ dầu thô bùng nổ. Nhưng đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác suy yếu, do các nền kinh tế bắt đầu chuyển hướng sang trung hòa carbon, có kế hoạch giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Giá khí đốt tăng nhanh do những căng thẳng giữa Nga và phương Tây trong vấn đề Ukraine. Đứt gãy chuỗi cung cùng với thiếu hụt nguồn nhân công do đại dịch COVID-19 cũng gây thêm sức ép cho cân bằng cung-cầu.
Giá hàng hóa neo ở mức cao đe dọa phục hồi kinh tế toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu giá nhiên liệu vẫn duy trì ở ngưỡng hiện nay, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm 0,5% trong năm 2022. Những nước nghèo tài nguyên thiên nhiên sẽ chịu thiệt hại lớn nhất từ giá hàng hóa leo thang. Đơn cử như tại Nhật Bản: Chi phí cho nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu thô trong tài khóa này, kết thúc vào tháng 3/2022, dự kiến tăng thêm khoảng 10.000 tỉ yên (86,7 tỉ USD).
Mỹ và nhiều nước đang đẩy nhanh tiến độ thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. “Nhưng rất khó để kiềm chế lạm phát mà nguyên nhân khởi nguồn là những cú sốc về phía cung bằng chính sách tiền tệ”, Hiroshi Ugai, chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán JPMorgan tại Nhật Bản, nhận định.
Tác động của giá hàng hóa leo thang đối với bất ổn chính trị đang dần trở thành mối quan ngại lớn với nhiều nước. Thổ Nhĩ Kỳ, nước phải nhập khẩu tới 70% năng lượng từ bên ngoài, vừa phải ghi nhận mức chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 49% trong tháng 1. Kể từ đầu tháng này, tại Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất hiện làn sóng biểu tình của nhân công, đòi yêu sách tăng lương, thu nhập, phản đối giá nhiên liệu tăng vọt.
Trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ tự trị trên thế giới, có 47 nước phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nhiên liệu từ bên ngoài ở ngưỡng trên 50% nhu cầu tiêu thụ trong nước – theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Kazakhstan là trường hợp mới nhất vừa trải qua các đợt biểu tình bạo động, mà một phần nguyên nhân là phản ứng của dân chúng đối với giá nhiên liệu.
Giá hàng hóa tăng cũng đẩy giá lương thực, thực phẩm tăng theo. Tại Thái Lan, giá thịt lợn đã tăng 50% chỉ trong vòng ba tháng trở lại đây. Thịt lợn, mặt hàng thịt được tiêu thụ nhiều nhất tại Thái Lan, tăng giá là do giá đậu tương, ngô dùng làm thức ăn chăn nuôi tăng vọt.
Quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên Indonesia đã áp dụng quy định hạn chế xuất khẩu hàng hóa, nhiên liệu, đầu tiên là than đá, kế đến là dầu cọ – mặt hàng được sử dụng nhiều trong sản ph ẩm thực phẩm và tiêu dùng. “Chủ nghĩa quốc gia tài nguyên” – khái niệm dùng để chỉ việc một nước hướng ưu tiên trong sử dụng nguồn tài nguyên cho kinh tế trong nước, đang nổi lên là một nguyên nhân nữa khiến hàng hóa toàn cầu chịu thêm sức ép tăng giá.
Thái Lan: Thiết thực động viên các tình nguyện viên y tế trong đại dịch
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, nội các Thái Lan ngày 8/2 đã thông qua khoản ngân sách trị giá 3,15 tỷ baht (tương đương khoảng 95,7 triệu USD) để chi trả cho các tình nguyện viên y tế thôn bản và sức khỏe cộng đồng nhằm nâng cao tinh thần của họ trong cuộc chiến chống COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 5/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Traisulee Traisoranakul cho biết 1.039.729 tình nguyện viên y tế thôn bản và 10.577 tình nguyện viên y tế công cộng sẽ nhận được 500 baht/người (15,19 USD) trong 6 tháng từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022 ngoài khoản tiền 1.000 baht (30,38 USD) hiện tại mỗi tháng.
Bà Traisulee nêu rõ những tình nguyện viên này sẽ thực hiện các nhiệm vụ bổ sung để ngăn COVID-19 lây lan như thông báo cho người dân về tình hình, nâng cao nhận thức về vaccine ngừa COVID-19 và việc tiêm liều tăng cường, thực hiện các cuộc khảo sát để cho phép mọi người đều được tiêm chủng và giám sát bệnh nhân tại nhà hoặc tại các cơ sở cách ly cộng đồng. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng, nâng cao nhận thức của mọi người và cổ vũ tinh thần của các tình nguyện viên.
Bộ Y tế Thái Lan đã chỉ định các tình nguyện viên y tế thôn bản và y tế công cộng để giám sát và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trong các cộng đồng kể từ tháng 2/2020. Cho đến nay, các tình nguyện viên đã nâng cao nhận thức về tình hình dịch bệnh cho 7,42 triệu người, sàng lọc 1,09 triệu người có nguy cơ lây nhiễm, liên hệ với 14 triệu hộ gia đình, đưa 3.514 bệnh nhân đến các cơ sở y tế công, báo cáo kết quả xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp ATK 37.643 lần và mời tổng cộng 14.864.145 người từ 60 tuổi trở lên và những người mắc bệnh mãn tính đi tiêm mũi đầu tiên và 9.638.559 người đi tiêm mũi thứ hai.
Về tình hình COVID-19, trong 24 giờ tính đến sáng 9/2, Thái Lan đã ghi nhận thêm 13.182 ca mắc mới và 24 ca tử vong, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 2.531.051 ca, trong đó có 22.344 ca tử vong.
Thủ tướng Thái Lan kêu gọi đẩy nhanh tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã kêu gọi các cơ quan y tế đẩy nhanh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục lây lan ở trẻ em và tỷ lệ tiêm chủng trong nhóm này vẫn rất thấp. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại...