Gia hạn lệnh cấm với Huawei: Chính sách cây gậy và củ cà rốt của tổng thống Donald Trump
Việc Mỹ ‘gia hạn’ lần 2 cho Huawei thêm 90 ngày là điều đã được dự đoán trước bởi ngay từ lúc bắt đầu lệnh cấm, Mỹ đã áp dụng chính sách cây gậy và củ cà rốt với Huawei.
Cẳng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã được đẩy lên đỉnh điểm sau lệnh cấm của chính phủ Mỹ với Huawei vào đầu năm 2019. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại không ai rõ Huawei bị Mỹ “trừng phạt” vì lý do nào là chính nào các cáo buộc lên tới 23 “tội danh” và đều rất đáng chú ý như: gián điệp công nghệ cho chính phủ Trung Quốc, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran, đánh cắp sở hữu trí tuệ…Nhưng dù với lý do nào thì chắc chắn Mỹ sẽ không tuyệt giao hoàn toàn với Huawei. Việc cấm rồi gia hạn, tiếp tục cấm và lại gia hạn cho thấy Mỹ đang áp dụngchính sách cây gậy và củ cà rốt của tổng thống Donald Trump với Huawei.
Đà tăng trưởng của Huawei đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lệnh cấm
Mỹ đã chuẩn bị rất lâu cho lệnh cấm Huawei
Không phải Mỹ cấm vận Huawei vì sự “tùy hứng” của ông Trump, thực tế Mỹ đã có khoảng 10 năm để chuẩn bị cho lệnh cấm đối với Huawei. Năm 2012, Hạ viện Mỹ đã công bố một báo cáo điều tra kéo dài trong vòng 1 năm về Huawei với những kết luận Huawei là mối đe dọa an ninh với Mỹ do Huawei và ZTE đang thực thi các nhiệm vụ của chính phủ Trung Quốc. Tất nhiên Huawei phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc này nhưng ngay ở thời điểm đó, chính phủ Mỹ đã dè chừng với Huawei và đã “cấm cửa” Huawei tham gia các hợp đồng cung cấp về mạng không dây và băng thông rộng. Khi những lệnh cấm đơn lẻ của Mỹ không thể cản được bước tiến thần tốc của Huawei, ông Donald Trump đã ra tay với một kế hoạch bài bản.
Không chỉ có chính phủ Mỹ, Huawei còn bị cấm vận từ nhiều nơi
Các hãng công nghệ của Mỹ đã e ngại Huawei từ rất lâu. Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn được Huawei trở thành nhà cung cấp viễn thông số 1 và nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 thế giới bất chấp việc Huawei gần như đã không có thị trường ở Mỹ và một số các quốc gia khác trong giai đoạn gần đây.
Video đang HOT
Huawei gặp khó cả với các nhà bán lẻ tại Mỹ
Đầu năm 2018, một loạt các đối tác của Huawei tại Mỹ bắt đầu chấm dứt hợp tác với hãng này trước sức ép từ chính phủ Mỹ, bắt đầu là AT&T (1/2018), sau đó là Best Buy (3/2018). Google và Facebook cũng liên tục chịu áp lực trong quan hệ với Huawei. Tuy nhiên, sức ép với Huawei không chỉ tới từ Mỹ mà còn từ nhiều quốc gia khác. Tháng 7/2018, chính phủ Úc tuyên bố cấm Huawei triển khai công nghệ 5G ở nước này. Tháng 12/2018, chính phủ Anh cũng tuyên bố loại bỏ các thiết bị Huawei liên quan tới công nghệ 4G và cân nhắc không sử dụng ở công nghệ 5G. Cũng trong tháng này, Nhật Bản cũng tuyên bố ngừng mua các thiết bị của Huawei. Chưa kể những tuyên bố chưa rõ ràng ở Đức, Ý, Ấn Độ…
Ngoài vấn đề với các các chính phủ, các nhà bán lẻ, các công ty phần mềm, Huawei cũng liên tục bị vướng vào các rắc rối khác. Tháng 9/2018, Huawei bị tố gian lận trong bài kiểm tra về điện thoại. Ngay sau đó 1 tháng, Huawei tiếp tục phải đối mặt với các cáo buộc về gián điệp công nghệ của CNEX Labs…và nhiều rắc rối khác về bản quyền.
Huawei vẫn tăng trưởng dù đã chậm lại và đang tìm cách không bị lệ thuộc vào Google
Bất chấp các khó khăn, tăng trưởng của Huawei vẫn rất ấn tượng, dù đã có dấu hiệu chậm lại. Tháng 8/2018, Huawei đã chiếm được vị trí nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới từ chính tay của Apple và đến tháng 1/2019, Huawei phát đi thông báo sẽ chiếm lấy vị trí ngôi vương của Samsung vào năm 2020. Tuy nhiên, khả năng vượt qua được Samsung hiện đang là một dấu hỏi lớn, không chỉ vì những khó khăn đang bủa vây Huawei mà còn vì Samsung đang thắng lớn ở các dòng Smartphone tầm trung, vốn là mảnh đất màu mỡ của Huawei.
Lệnh cấm của Mỹ khiến tham vọng vượt Samsung của Huawei khó thành vào 2020
Ngày 9/8/2019, Huawei công bố hệ điều hành “cây nhà lá vườn” để có thể dự phòng trong trường hợp bị Google chấm dứt hợp tác. Tuy nhiên, ai cũng hiểu Harmony không phải là giải pháp căn cơ của Huawei. Harmony ra đời rất nhanh sau lệnh cấm như để chứng minh Huawei có thể không cần lệ thuộc vào Google. Tuy nhiên, để thay thế hoàn toàn được Android thì đó lại là một câu chuyện khác.
Harmony vẫn mang ý nghĩa “tinh thần” với Huawei nhiều hơn
Tổng thống Donald Trump cùng chính sách cây gậy và củ cà rốt
Sức ép của Mỹ với Huawei đã tăng dần theo thời gian. Giới phân tích chỉ ra sức ép này có những thời điểm đã được tính bằng ngày khi Huawei liên tiếp nhận thêm các lệnh cấm hoặc các tuyên bố về ngừng hợp tác. Tuy nhiên, Mỹ đã không chặn hết mọi con đường làm ăn của Huawei. Điều này cũng xuất phát từ chính lợi ích của nước Mỹ.
Google có thể rời bỏ Huawei bất kể lúc nào mới là vấn đề lớn
Ngày 29/1/2019, chính phủ của Tổng thống Donald Trump công bố bản “cáo trạng” 23 cáo buộc vi phạm của Huawei liên quan tới gian lận thương mại, gián điệp công nghệ nhưng đến ngày 30/1/2019 hãng Qualcomm đã đạt được thỏa thuận cấp phép tạm thời với Huawei. Ngày 15/5/2019, Tổng thống Donald Trump ban hành một sắc lệnh cấm các công ty của Mỹ sử dụng các thiết bị viễn thông nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Đây là lệnh cấm chung nhưng ai cũng hiểu để nhắm vào Huawei là chính. Đến ngày 19/5/2019, Google ra thông báo sẽ không hỗ trợ bản cập nhật Android cho các dòng điện thoại của Huawei. Tuy nhiên chỉ sau 1 ngày, Bộ Thương mại Mỹ đã phải “cấp một giấy phép tạm thời trong 3 tháng” để điện thoại của Huawei tiếp tục nhận được hỗ trợ từ Google. Giấy phép này hết hạn vào ngày 19/8/2019. Tương tự như vậy, trong suốt 3 tháng “gia hạn” tạm thời cho Huawei, một mặt Mỹ vẫn tiếp tục gây sức ép với Huawei, mặt khác vẫn nới lỏng các quy định này khi cần. Thậm chí cuối tháng 6/2019, Tổng thống Donald Trump coi việc nới lỏng lệnh cấm với Huawei như một phần của thỏa thuận nối lại đàm phán thương mại Mỹ Trung.
Huawei đang hứng chịu thiệt hại bởi “chiến tranh thương mại” Mỹ – Trung
Với 90 ngày vừa được gia hạn từ Bộ Thương mại Mỹ, nhiều người cho rằng Huawei sẽ có thêm thời gian để “đương đầu” với các đòn trừng phạt từ Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, rõ ràng ngay từ đầu, ông Donald Trump không hề có ý định triệt hạ đường sống của Huawei vì đó sẽ là cách làm rất mất thời gian và tốn kém. Thực tế, tổng thống Donald Trump quan tâm tới cuộc chơi lớn với Trung Quốc trong “chiến tranh thương mại” giữa hai nước mà ở đó Huawei đơn giản chỉ là một “quân bài” chiến lược để 2 bên đem ra thỏa thuận. Điều này có nghĩa, sóng gió với Huawei có thể tới bất kỳ lúc nào ngay cả khi đang trong giai đoạn được “gia hạn” và cách duy nhất để Huawei thoát khỏi tình cảnh này là “tự lực cánh sinh” dù đây là lựa chọn nhiều rủi ro và tốn kém.
Theo Nghe Nhìn VN
Ông Trump nêu lý do không thiết làm ăn với tập đoàn Huawei
Hôm 18-8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng nói về việc làm ăn với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, đồng thời nhấn mạnh một số hoạt động của hãng này có thể được miễn lệnh cấm nhưng lại tạo ra một thực tế phức tạp.
Ông Trump không muốn làm ăn với Huawei vì an ninh quốc gia. Ảnh: Reuters.
Theo đó, Tổng thống Trump hôm 18-8 cho biết, ông không muốn Mỹ làm ăn với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, ngay cả khi chính quyền Washington đang cân nhắc xem có nên gia hạn "giấy phép phổ thông tạm thời", cho phép Huawei tiếp tục mua sản phẩm công nghệ từ các công ty Mỹ trong 90 ngày từ 19-8.
"Tại thời điểm này, chúng ta không nên làm ăn với họ vì tiềm ẩn nhiều mối đe dọa với an ninh quốc gia. Những phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Huawei có thể được miễn trừ khỏi lệnh cấm, nhưng điều này sẽ rất phức tạp", ông Trump tuyên bố.
Trước đó, người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow cho biết việc cân nhắc gia hạn giấy phép với Huawei là để tạo điều kiện cho tập đoàn này duy trì các mạng viễn thông hiện có và cung cấp những bản cập nhật phần mềm cho điện thoại thông minh đã bán cho khách hàng.
Chính phủ Mỹ đã liệt Huawei vào danh sách đen với cáo buộc tập đoàn viễn thông này làm việc cho chính phủ Trung Quốc liên quan đến các hoạt động gây hại cho an ninh quốc gia. Huawei phủ nhận cáo buộc nêu trên.
Được biết, ngoài Huawei, lệnh cấm tạm thời trước đó của chính phủ Mỹ còn áp dụng cho các công ty Trung Quốc khác là ZTE, tập đoàn Hytera, công ty công nghệ kỹ thuật số Hangzhou Hikvision và công ty công nghệ Dahua.
Theo công an nhân dân
Các công ty Mỹ có thể giao dịch với Huawei sau khoảng 2 tuần tới Để bán sản phẩm cho Huawei, các công ty Mỹ sẽ phải xin giấy phép của chính phủ. Bộ Thương mại nhiều khả năng sẽ xem xét việc cấp phép đối với từng trường hợp cụ thể. Theo Reuters, Mỹ có thể phê chuẩn các giấy phép cho việc giao dịch với Huawei trong khoảng từ 2 - 4 tuần nữa. Đây là...