Gia hạn điều tra 2 giám đốc trong vụ chìm cano làm 9 người chết trên biển Cần Giờ
Do quá trình điều tra, xuất hiện nhiều tình tiết phức tạp, liên quan nhiều tổ chức, tập thể, cá nhân khác nhau nên cơ quan CSĐT TPHCM đề nghị VKSND cho gia hạn thêm thời gian để điều tra 2 giám đốc trong vụ chìm cano làm 9 người chết trên biển Cần Giờ.
Theo đó, ngày 6/2, VKSND TPHCM cho biết, cơ quan này đã ký quyết định gia hạn điều tra đối với 2 ông Vũ Văn Đảo (45 tuổi, quê Hải Phòng, Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Việt – Séc có địa chỉ tại số 2 Phạm Ngọc Thạch, P.9, TP Vũng Tàu, kiêm Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Vũng Tàu Marina) và ông Đinh Văn Quyết (43 tuổi, quê Nam Định, Giám đốc Công ty cổ phần Vũng Tàu Marina, tại KCN Đông Xuyên, P.Rạch Dừa, TP.Vũng Tàu) theo đề nghị của công an TPHCM. Lý do gia hạn điều tra hai bị can này là do trong quá trình điều tra xuất hiện nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, tập thể và cá nhân khác nhau.
Trước đó, ngày 24/10/2013, Công an TPHCM đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Quyết và ông Đảo về hành vi “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn” theo Bộ luật Hình sự. Sau khi thực hiện lệnh bắt và khám xét nơi làm việc của 2 ông Đảo và Quyết, công an TPHCM đã đưa các bị can này về khám xét tại nhà riêng ở TP Vũng Tàu trước khi di lý về trại giam Chí Hòa (TPHCM) để điều tra, làm rõ trách nhiệm của từng người trong vụ chìm tàu thảm khốc làm 9 người chết vào ngày 2/8/2013.
Vụ chìm cano thảm khốc làm 9 người chết trên biển Cần Giờ
Thông tin điều tra cho biết, ông Đảo và ông Quyết là người có liên quan trực tiếp đến vụ chìm cano trên vùng biển Cần Giờ vào ngày 2/8 làm 9 người chết. Cụ thể, chiếc cano H29BP đang trong quá trình sửa chữa tại cảng của công ty Việt – Séc nhưng ông Đảo và Quyết đã đồng ý cho Nhà máy sản xuất ống thép dầu khí (PV Pipe) lấy đưa đi chở nhân viên đang dự đám cưới ở Tiền Giang.
Trong khi tải trọng của cano chỉ đủ sức chở 12 người thì đã có 30 người ngồi trên cano lưu thông từ Tiền Giang về Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, khi đi qua hải phận thuộc khu vực Cồn Ngựa, huyện đảo Cần Giờ, TPHCM thì cano bị sóng đánh chìm, lật úp khiến 9 người chết.
Video đang HOT
Khi xảy ra sự việc, hai ông Đảo, Quyết còn ém nhẹm thông tin, báo tin chậm khiến công tác cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn và dẫn đến xảy ra thảm họa như đã nêu trên.
Hiện vụ việc vẫn đang được Cơ quan CSĐT Công an TPHCM tiếp tục điều tra làm rõ.
Công Quang
Theo Dantri
Vụ chìm ca nô 9 người chết: Vì sao hai giám đốc bị bắt?
Trưa 24.10, Cơ quan CSĐT, Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với Vũ Văn Đảo (45 tuổi, ngụ Hải Phòng, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Séc, trụ sở trên đường Phạm Ngọc Thạch, P.9, TP.Vũng Tàu), Đinh Văn Quyết (33 tuổi, quê Nam Định, Giám đốc Công ty cổ phần Vũng Tàu Marina, trụ sở tại KCN Đông Xuyên, P.Rạch Dừa, TP.Vũng Tàu) để điều tra làm rõ về hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn.
Đáng chú ý, ông Đảo cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của hai Công ty Việt Séc và Công ty Vũng Tàu Marina.
Tai nạn do chở quá tải...
Cơ quan công an đọc lệnh bắt giam ông Đảo (mặc áo trắng, tay bị còng) và Quyết (bìa trái) - Ảnh: Nguyên Bảo
Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, cuối tháng 7.2013, Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (viết tắt là Công ty PV PIPE), trụ sở tại ấp Đôi Ma, xã Kiểng Phước, H.Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, đã lên kế hoạch tổ chức cho cán bộ, công nhân viên chức của công ty đi Vũng Tàu chơi.
Do quen biết với nhau, ngày 2.8.2013, ông Đảo, ông Quyết đã điều động 3 chiếc ca nô (gồm: H790 HQ, BP 12-04-01, BP 12-04-01) xuất phát từ Vũng Tàu chạy xuống Tiền Giang chở công nhân viên của Công ty PV PIPE ra Vũng Tàu vui chơi theo kế hoạch.
Lúc đi, ông Đảo là người điều khiển ca nô H790 HQ; Lục Văn Bảo lái ca nô BP 12-04-01, Bảo đi cùng với Lê Văn Hiếu (nhân viên IT Phòng Hành chính - Nhân sự của Công ty Việt Séc); còn ca nô BP 12-04-02 do Phạm Duy Phúc (nhân viên lái ca nô của Công ty Vũng Tàu Marina) điều khiển, cùng đi có Nguyễn Văn Dương (thợ máy của Công ty Việt Séc).
Đến 17 giờ 30 cùng ngày, 3 chiếc ca nô nói trên đã cập cầu cảng xăng dầu Hiệp Phước, đón người. Khoảng 18 giờ cùng ngày, ca nô BP 12-04-02 chở 28 người của Công ty PV PIPE, xuất bến chạy về Vũng Tàu. 30 phút sau, chiếc ca nô BP 12-04-01 chở 17 người và ca nô H790 chở 21 người cũng rời khỏi cầu cảng quay về Vũng Tàu.
Nhưng lúc đi từ Tiền Giang về lại Vũng Tàu, ông Đảo chuyển sang đi ca nô BP 12-04-01; còn Hiếu lái chiếc ca nô H790 HQ... Khoảng 19 giờ cùng ngày, khi ca nô BP 12-04-02 do ông Phúc điều khiển đi ngang qua vùng biển thuộc địa phận của xã Long Hòa, H.Cần Giờ đã gặp nạn làm 9 người tử vong (gồm ông Phúc và 8 người của Công ty PV PIPE).
Sau khi tiến hành kiểm tra, giám định, đến nay Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) đã xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do ca nô BP 12-04-02 chở quá tải, hoạt động trong thời điểm sóng cấp 4 dẫn đến tàu mất ổn định, gây lật tàu.
Ca nô gặp nạn bị Cục đăng kiểm "từ chối"!
Đầu năm 2013, Công ty Việt Séc đã sản xuất 2 loại ca nô ký hiệu thiết kế H790 và H29 (BP 12-04-01 và BP 12-04-02) bằng công nghệ và vật liệu mới Polypropylene Copolymer (PPC), sau đó bán ra thị trường tiêu thụ. Đến đầu tháng 7.2013, đơn vị mua và sử dụng 2 chiếc ca nô (BP 12-04-01 và BP 12-04-02) đã đưa 2 chiếc ca nô này cho Công ty Việt Séc kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng và điều chỉnh kỹ thuật.
Trong lúc chưa bàn giao lại cho đơn vị chủ sở hữu, ông Đảo đã sử dụng 2 ca nô này đưa đón công nhân viên của Công ty PV PIPE thì gặp nạn.
Được biết, trước đó Công ty Việt Séc đã từng gửi công văn đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) xem xét và sớm phê duyệt tài liệu đăng kiểm của một tổ chức nước ngoài cấp cho loại tàu do công ty sản xuất (trong đó có ca nô gặp nạn - PV) nhưng không được Cục Đăng kiểm chấp thuận. Bởi vì trong tài liệu đăng kiểm của tổ chức nước ngoài này đã ghi rõ công năng của loại tàu nói trên chỉ là phương tiện vui chơi giải trí.
Sau đó, Công ty Việt Séc gửi hồ sơ cho một đơn vị chức năng khác (không thuộc Bộ Giao thông vận tải) xem xét và được đơn vị này đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật; cho phép chở 12 người; công dụng tuần tra hoạt động trong vùng sông, vịnh, không có khả năng đi biển.
Hiện vụ việc tiếp tục được cơ quan điều tra, làm rõ.
Theo TNO
Người đứng sau thành công của liên quân 141 Nhờ những đóng góp thầm lặng của anh, 15 tổ công tác 141 vẫn ngày đêm hoạt động hiệu quả, lập nhiều chiến công lớn, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thủ đô. Phải rất khó khăn chúng tôi mới hẹn được anh, Trung úy CSGT Nguyễn Ngọc Thuật tại nhà riêng trong căn hộ tập thể đi...