Giá gas hôm nay 26/9: Chưa có sự cải thiện, nhiều quốc gia lên phương án kiềm chế giá khí đốt
Giá gas hôm nay tiếp tục giảm sâu sau khi lượng khí được dự trữ tăng và nguồn cung từ các nước châu Âu đã ổn định hơn.
Giá gas hôm nay 26/9 chỉ còn giao dịch quanh mức 6,841 USD/mmBTU, giảm 3,5% so với phiên hôm trước. Dù đã dịu đi trong mấy tuần gần đây song nhiều quốc gia vẫn lên phương án kiềm chế giá khí đốt.
Giá gas hôm nay 26/9 chỉ còn giao dịch quanh mức 6,841 USD/mmBTU
Trong suốt một thời gian dài liên tục tăng cao, giá khí đốt ở châu Âu đã tụt xuống đáy. Một báo cáo của công ty phân tích thị trường Timera Energy nhận định: Tình hình trên thị trường năng lượng châu Âu đã bắt đầu cải thiện trong 3 tuần trở lại đây, khi các hành động chính sách bắt đầu định hình và có thêm những bằng chứng về sự giảm sút nhu cầu do giá cao.
Ủy ban châu Âu đang nghiên cứu nhiều biện pháp hơn để kiềm chế giá khí đốt cao “ngất ngưởng” và hỗ trợ các công ty năng lượng đang đối mặt với tình trạng suy giảm thanh khoản.
Đặc biệt, trong nỗ lực vượt khủng hoảng năng lượng, Đức, Anh và các quốc gia khác ở châu Âu đã lên kế hoạch chi nhiều tỷ USD để giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ Nga, giải cứu các công ty năng lượng trong nước và thiết lập trần giá để giảm áp lực đối với doanh nghiệp và hộ gia đình.
Video đang HOT
Trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, Ủy ban dự định công bố bản cập nhật vào ngày 28/9 về các biện pháp tiếp theo mà họ đang nghiên cứu, các quan chức EU cho biết.
Kế hoạch này sẽ không bao gồm các đề xuất pháp lý, nhưng bao gồm các lựa chọn mà EU có thể sử dụng để giải quyết giá khí đốt cao – mà Ủy ban cho biết có thể bao gồm việc đưa ra một mức giá khí chuẩn thay thế cho sàn TTF của Hà Lan.
Trong khi đó, cơ quan giám sát chứng khoán của EU đã đề xuất một biện pháp hãm tạm thời đối với khí đốt và điện phái sinh khi giá tăng đột biến để cải thiện hoạt động chung của thị trường năng lượng.
Tại Hy Lạp đã cắt giảm nhập khẩu khí đốt của Nga hơn một nửa trong năm nay nhờ vào việc tăng cường giao hàng từ các nhà sản xuất khác tới nhà ga khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) duy nhất của họ gần Athens.
Hy Lạp phụ thuộc vào Nga khoảng 40% nhu cầu khí đốt nhiều năm qua nhưng sự thay đổi trên dựa theo kế hoạch của Liên minh châu Âu nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Dù đã dịu đi trong mấy tuần gần đây, song giới chuyên gia nhận định, giá khí đốt ở châu Âu hiện vẫn cao gấp khoảng 7 lần so với mức bình quân của thời điểm này hàng năm, theo đó đẩy lạm phát leo thang và dẫn các nền kinh tế trong khu vực tới bờ vực suy thoái. Nhu cầu khí đốt ở châu Âu được dự báo sẽ tăng dần trước khi mùa sưởi ấm bắt đầu vào ngày 1/10.
Còn ở thị trường trong nước, giá gas hôm nay vẫn giữ mức ổn định. Cụ thể, giá gas bán lẻ từ ngày 1/9 tiếp tục giảm tháng thứ năm liên tiếp; trong đó, bình 12 kg giảm xoanh quanh mức 7.000 đồng/bình tùy từng công ty.
Dưới đây là bảng giá gas bán lẻ tháng 9/2022
Giá gas hôm nay 22/9: Có nhiều lý do để tăng mạnh trở lại
Sau khi giảm mạnh bất chấp đợt nắng nóng trong thời gian ngắn và sản lượng sụt giảm, giá gas hôm nay tăng 2,62% lên 7,919 USD/mmBTU.
Trong khi mức nhiệt tăng cao ở khắp khu vực 48 tiểu bang vùng Hạ đã khiến nhu cầu nhiên liệu thay đổi, giá gas hôm nay tăng trở lại thì ông Eli Rubin - Nhà phân tích Cấp cao của EBW Analytics Group cũng đã chỉ ra triển vọng cơ bản trong ngắn hạn tương đối "mềm" đối với khí đốt tự nhiên.
Xét trên một bình diện nào đó, sản lượng khí đốt tự nhiên vốn không ổn định vào tháng 9, nhưng nhìn chung đã giữ gần mức cao nhất năm 2022, khoảng 99 - 100 Bcf. Với sản lượng mạnh mẽ hơn và mức nhiệt độ sụt giảm trong những ngày gần đây, các nhà phân tích đang mong đợi một bản báo cáo dự trữ tương đối tốt với báo cáo kiểm kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA) trong tuần này.
Phiên giao dịch rạng sáng ngày 22/9 giá gas đã tăng 2,62% lên 7,919 USD/mmBTU
Ông Rystad Energy - Nhà phân tích của Rystad Energy - thì lại lưu ý đến thâm hụt trong báo cáo EIA tuần này, cho biết cần phải có một lượng bơm mạnh mẽ ổn định để cân bằng thị trường trước mùa Đông. Một đợt bơm nhẹ vào tuần này hoặc sang tháng 10 có thể gây thất vọng và tạo ra áp lực tăng giá.
Thêm thông tin mới, Công ty khí đốt nhà nước của Bulgaria, Bulgargaz sẽ khởi động ba đấu thầu đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào thứ Ba để tránh tình trạng thiếu hụt trong mùa đông và đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn, Giám đốc điều hành Denitsa Zlateva cho biết.
Bộ trưởng Năng lượng lâm thời Rossen Hristov cho biết, Bulgaria cũng đang xem xét mở đấu thầu đường ống dẫn khí đốt từ nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ.
Giám đốc điều hành Zlateva cũng tiết lộ, Bulgargaz sẽ mở thầu cung cấp LNG trong hai tháng cuối năm. Bulgargaz sẽ tìm kiếm khoảng 142 triệu mét khối khí trong tháng 11 và khoảng 190 triệu mét khối khí cho tháng 12.
Công ty cũng sẽ tìm kiếm các đề nghị cung cấp LNG trong suốt năm 2023 với tổng số 1,5 tỷ mét khối và sẽ khởi động quy trình sáu tháng để cung cấp LNG 1 tỷ mét khối khí mỗi năm từ 2024 đến 2034.
Còn quốc gia Balkan gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khí đốt của Nga trước khi Moscow cắt giảm giao hàng vào tháng 8 và hiện đang phải vật lộn để đảm bảo đủ nguồn cung với giá cả phải chăng cho các doanh nghiệp ở quốc gia thành viên nghèo nhất của Liên minh châu Âu.
Còn ở trong nước, dưới đây là bảng giá gas bán lẻ tháng 9/2022
Như vậy, ở thị trường trong nước giá gas vẫn giữ mức ổn định. Cụ thể, giá gas bán lẻ từ ngày 1/9 tiếp tục giảm tháng thứ năm liên tiếp; trong đó, bình 12 kg giảm xoanh quanh mức 7.000 đồng/bình tùy từng công ty.
Giảm sản lượng xi măng vì càng sản xuất càng lỗ Hiện các nhà máy sản xuất xi măng đang rất khó khăn trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào cao, đặc biệt là giá than. Sản xuất tại Công ty Cổ phần Xi măng Điện Biên. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN Tính toán sơ bộ cho thấy, giá than hiện nay đã chiếm trên 60% giá thành sản xuất xi măng khiến...