Giá gạo xuất khẩu tuần qua ở Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan đều giảm
Giá gạo xuất khẩu giảm trong tuần này ở hầu hết quốc gia xuất khẩu gạo do nhu cầu yếu và nguồn cung mới được bổ sung cho thị trường gạo.
Gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU. Ảnh: TTXVN
Giá gạo xuất khẩu gạo giảm
Giá gạo xuất khẩu giảm trong tuần này ở hầu hết quốc gia xuất khẩu gạo do nhu cầu yếu và nguồn cung mới được bổ sung cho thị trường gạo.
Giá gạo đồ 5% tấm của quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu là Ấn Độ giảm xuống 376-382 USD/tấn trong tuần này, từ mức 379-385 USD/tấn trong tuần trước đó. Theo một nhà xuất khẩu ở Kakinada ở bang Andhra Pradesh, giá gạo ở Ấn Độ đang giảm do sản lượng gạo dự kiến tăng.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống 472-477 USD/tấn trong tuần này, từ mức 475-495 USD/tấn trong tuần trước đó, chủ yếu do sự biến động của đồng baht của Thái Lan trong khi nhu cầu thấp. Theo một thương nhân ở Thái Lan, thị trường gạo đang tiếp nhận nguồn cung mới một cách đều đặn và điều này có thể từng bước kéo giá gạo đi xuống trong một vài tuần tới.
Còn tại Việt Nam, gạo 5% tấm được báo giá ở mức 460-480 USD/tấn, so với mức 470-475 USD/tấn trong tuần trước đó, khi hoạt động xuất khẩu trầm lắng với sự “vắng mặt” của các khách hàng đến từ Philippines.
Theo một thương nhân ở tỉnh An Giang, một số nhà xuất khẩu chỉ tập trung vào việc hoàn tất các hợp đồng cung cấp gạo đã ký với Cuba.
Các thương nhân cho rằng mực nước ở “vựa lúa” Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức thấp trong năm 2020 và họ quan ngại về nguy cơ hạn hán hay sương muối trong vụ canh tác sắp tới.
Thị trường nông sản Mỹ
Kết thúc phiên giao dịch 2/10, tại Sàn giao dịch nông sản Chicago (CBOT) của Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn biến động trái chiều, trong đó giá ngô và đậu tương giảm còn giá lúa mỳ tăng.
Nông dân thu hoạch đậu tương tại trang trại ở Scribber, bang Nebraska, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá ngô giao tháng 12/2020 giảm 3 xu Mỹ (tương đương 0,78%) xuống còn 3,7975 USD/bushel khi đóng cửa. Giá đậu tương giao tháng 11/2020 chốt phiên với mức giảm 2,75 xu Mỹ (0,27%), xuống còn 10,2075 USD/ bushel. Trong khi đó, giá lúa mỳ giao tháng 12/2020 tăng 3 xu Mỹ (0,53%) lên 5,7325 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Theo công ty nghiên cứu AgResource, khối lượng nông sản giao dịch trên sàn CBOT khá thấp khi ít thương nhân chấp nhận rủi ro trước đợt thu hoạch diễn ra vào cuối tuần. Giá ngô vẫn sụt giảm trong khi giá lúa mỳ đi lên do tình hình thời tiết khô ráo ở khu vực Tây Nam nước Nga và nhu cầu nhập khẩu 180.000 tấn lúa mỳ của Pakistan.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo Trung Quốc đã đặt mua 264.000 tấn đậu tương của Mỹ trong niên vụ 2020-2021.
Video đang HOT
Cũng theo AgResource, Bộ Nông nghiệp Nga sẽ có thể chấp thuận một hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ vào giữa tháng 10/2020 cho giai đoạn từ tháng 1-6/2021. Vụ thu hoạch lúa mỳ 2020 của Nga hiện đã hoàn tất 96% với năng suất tăng trung bình 7,4%, mức cao thứ hai trong lịch sử.
Chính phủ Argentine đã tạm thời giảm thuế xuất khẩu đậu tương đi 3 điểm % xuống còn 30%. Tuy vậy, các nông dân Argentine cho rằng mức giảm trên là quá thấp và chưa thể mang lại hiệu quả như mong đợi của họ.
Thị trường cà phê châu Á
Giá cà phê trong nước của Việt Nam giảm tuần thứ hai liên tiếp do tình hình thị trường thế giới trầm lắng, trong khi mức tiền cược đối với các hợp đồng mua bán cà phê của Indonesia vẫn ổn định khi một số nông dân vẫn duy trì lượng cà phê trữ kho.
Giá cà phê trong nước của Việt Nam giảm tuần thứ hai liên tiếp. Ảnh minh họa: TTXVN
Các nông dân ở Tây Nguyên, khu vực trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, bán cà phê COFVN-DAK với giá 31.500-32.000 đồng (1,36-1,38 USD)/kg, thấp hơn mức 33.500 đồng/kg hồi tuần trước.
Vụ thu hoạch cà phê 2020/21 bắt đầu chính thức ở Việt Nam song các thương nhân cho biết, cho đến giữa tháng 11/2020, lượng cà phê thu hoạch mới được cung cấp cho thị trường. Theo một thương nhân, các nông dân sẽ bắt đầu thu hoạch cà phê vào cuối tháng 10/2020 và cho hay nguồn cung hiện vẫn không có sự biến động trong khi nhu cầu và hoạt động giao dịch vẫn thấp.
Các thương nhân ở Việt Nam hiện chào báo cà phê robusta loại 2, 5% đen vỡ COFVN-G25-SAI với mức tiền cược 100-110 USD/tấn đối với hợp đồng mua bán cà phê giao tháng 11/2020, so với mức tiền cược 100 USD một tuần trước đó.
Theo số liệu chính thức, xuất khẩu cà phê từ Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1-9/2020 có thể giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 1,25 triệu tấn, tương đương với 20,83 triệu bao loại 60 kg.
Trong khi đó, theo chính quyền địa phương, xuất khẩu cà phê robusta Sumatra của tỉnh Lampung, Indonesia đạt 19.999,9 tấn trong tháng 9/2020. Theo một thương nhân ở Lampung, mức tiền cược của cà phê robusta Sumatra trong tuần này hiện vào khoảng 180-190 USD đối với hợp đồng giao tháng 11/2020, so với mức 190-200 USD trong tuần trước đó.
Mức tiền cược đối với các hợp đồng mua bán cà phê vẫn ổn định khi các nông dân bắt đầu tích trữ cà phê thay vì bán. Theo một thương nhân, vụ thu hoạch bắt đầu đi vào giai đoạn kết thúc nên một số nông dân ngừng bán cà phê. Trong khi đó, một nông dân khác cho biết, tiền cược cho hợp đồng mua bán cà phê giao tháng 11/2020 tăng lên 150 USD trong tuần này, từ mức 100 USD của tuần trước đó.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá cà phê giảm nhẹ
Tuần qua (ngày 7/9 đến 12/9), giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng ổn định ở mức cao. Giá tiêu cũng tương đương so với tuần trước, tuy nhiên giá cà phê giảm nhẹ.
Tuần qua, giá cà phê giảm nhẹ. Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN
Thị trường nông sản trong nước:
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá lúa tươi thường tại tỉnh dao động từ 5.900 - 6.100 đồng/kg, tương đương tuần trước; các loại lúa chất lượng ổn định, cụ thể Jasmine từ 6.200 - 6.300 đồng/kg, lúa OM từ 5.950 - 6.300 đồng/kg.
Vụ lúa Hè Thu năm nay, nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất trong điều kiện thuận lợi bởi giá ở mức cao, đảm bảo có lãi khá. Lúa gạo được giá và hút hàng, trong khi mùa lũ năm 2020 dự báo ở mức thấp, đây là cơ hội tốt để nông dân gia tăng sản xuất lúa Thu Đông.
Theo ông Lê Văn Tuấn, chủ một doanh nghiệp xay xát lương thực ở xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, lúa giống VD 20 có giá khoảng 8.400 đồng/kg, tùy theo địa bàn, cao nhất từ trước đến nay, tăng hơn 2.000 đồng/kg so với vụ Đông Xuân vừa qua. Tương tự, các giống lúa OM 5451, Jamine 85 cũng có giá từ 6.000 - 6.200 đồng/kg, cao hơn khoảng 1.000 đồng/kg so với vụ Đông Xuân vừa qua.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, vụ Hè Thu 2020, các huyện nằm trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công gồm Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo gieo sạ 23.300 ha. Các địa phương áp dụng đồng bộ biện pháp thâm canh, phấn đấu đạt năng suất bình quân từ 51 - 55 tạ/ha và sản lượng cả vụ khoảng 123.000 tấn lúa hàng hóa.
Tại Sóc Trăng, giá lúa tiêu thụ trong những tháng gần đây luôn ổn định ở mức cao. Giá lúa thường vụ Hè Thu đang thu hoạch được bán ở mức trung bình từ 5.000 - 5.900 đồng/kg, lúa thơm nhẹ giá từ 5.700 - 6.000 đồng/kg, lúa đặc sản từ 6.000-6.500 đồng/kg. Giá lúa đặc sản ST24, ST25 (cho gạo ngon nhất thế giới) tùy từng thời điểm, giá từ 7.000 đến 8.000 đồng/kg.
Giá lúa bình quân từ đầu năm đến nay tại Sóc Trăng luôn cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 từ 400 đồng đến 1.100 đồng/kg. Nhờ vậy, nhà nông có mức lợi nhuận cao, trung bình từ 20 - 25 triệu đồng/ha. Những hộ trồng lúa đặc sản ST24, ST25 lợi nhuận cao từ 30 - 35 triệu đồng/ha.
Do nguồn cung trong nước thấp đã đẩy giá gạo 5% tấm lên 490 - 495 USD/tấn trong phiên ngày 10/9 so với mức 490 USD/tấn trong tuần trước.
Một nhà giao dịch tại tỉnh Tiền Giang cho hay nguồn cung trong nước hiện rất thấp, trong khi một số doanh nghiệp xuất khẩu cố gắng hoàn thành nốt những hợp đồng đã ký trước đó với các khách hàng từ Malaysia, Timor-Leste và châu Phi. Các nhà giao dịch hy vọng giá gạo sẽ giảm trong những tuần tới, trước lúc thu hoạch vụ Thu Đông.
Về cà phê, theo Diễn đàn của người làm cà phê, do giá cà phê ở các sàn trên thị trường thế giới có phiên tăng giảm tương đối ngang nhau nhờ nguồn cung ổn định. Theo đà phục hồi của cà phê thế giới, ngày 12/9 giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng thêm 100 - 200 đồng so với ngày 11/9, lên dao động trong khung 33.200 - 33.700 đồng/kg.
Tuy nhiên, do đầu tuần giá cà phê trong nước có sự đi xuống nên tính chung tuần qua, giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây Nguyên giảm 200 - 300 đồng, xuống dao động trong khung 33.100 - 33.700 đồng/kg.
Tại cảng TP Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ, đứng ở 1.533 USD/tấn, với mức chênh lệch cộng 90 - 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1/2021 tại London.
Về tiêu, theo Tin Tây Nguyên, giá tiêu tại khu vực trọng điểm Tây Nguyên giao dịch ở quanh mức 47.000 - 50.000 đồng/kg, tương đương với tuần trước. Ngưỡng cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã chạm mức 50.000 đồng/kg. Đồng Nai chốt mức thấp nhất là 47.500 đồng/kg.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 8 tháng năm 2020, xuất khẩu hồ tiêu đạt 203 nghìn tấn với 445 triệu USD, giảm 7,4% về khối lượng và giảm 20% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, sản lượng hồ tiêu đạt khoảng 240.000 tấn, giảm 15% so với năm 2019. Điều này gây thêm khó khăn cho các nhà xuất khẩu tiêu. Theo đó, mục tiêu xuất khẩu 280.000 tấn tiêu, với trị giá đạt 800 triệu USD cũng được dự báo còn nhiều khó khăn.
Thị trường nông sản thế giới:
Trên thị trường nông sản Mỹ: kết thúc phiên giao dịch 12/9, giá các loại nông sản giao kỳ hạn trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), Mỹ, diễn biến trái chiều, trong đó giá ngô và đậu tương tăng, trong khi giá lúa mỳ giảm.
Cụ thể, giá ngô giao tháng 12/2020 khép phiên 12/9 tăng 3,5 xu Mỹ (0,96%) lên 3,685 USD/bushel và giá đậu tương giao tháng 11/2020 tăng 18,5 xu Mỹ (1,89%) lên 9,96 USD/bushel. Ở chiều ngược lại, giá lúa mỳ giao tháng 12/2020 chốt phiên với mức giảm 6,25 xu Mỹ (1,14%) xuống 5,42 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Công ty nghiên cứu AgResource Research có trụ sở tại Chicago cho hay bão Derecho ở bang Iowa và hạn hán ở khu vực Midwest Mỹ đã làm tổng sản lượng ngô của nước này giảm 253 triệu bushel và đậu tương giảm 150 triệu bushel.
Trong khi đó, dự trữ cuối vụ chính trên thế giới đã giảm 9,9 triệu tấn xuống còn 719,8 triệu tấn. Dự trữ ngô thế giới trong niên vụ 2020/2021 được dự báo sẽ tăng 6 triệu tấn so với niên vụ trước, ngay cả khi lượng ngô bán ra trên thế giới tăng lên 186 triệu tấn.
Dự trữ đậu tương cuối niên vụ 2020/21 của Mỹ đã giảm khoảng 150 triệu bushel xuống 460 triệu bushel, với giả định khoảng 2.125 triệu bushel được xuất khẩu. Trung Quốc đã mua gần 17 triệu tấn đậu tương Mỹ trong niên vụ 2019/2020. Giả sử nhu cầu ngoài Trung Quốc không thay đổi, có khả năng nước này sẽ mua khoảng 28 - 29 triệu tấn đậu tương từ Mỹ trong niên vụ 2020/2021. Các nhà phân tích ước tính rằng Trung Quốc hiện đã đặt hàng từ 22-23 triệu tấn đậu tương của Mỹ.
Còn dự trữ lúa mỳ Mỹ cuối niên vụ 2020/21 không đổi ở mức 925 triệu bushel, với 975 triệu bushel dành để xuất khẩu. Lượng lúa mỳ nhập khẩu trong niên vụ 2021/21 của Trung Quốc đã tăng 1 triệu tấn lên 7 triệu tấn.
Về thị trường gạo châu Á: giá gạo xuất khẩu trong tuần này tại Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất của gần 18 tháng do nguồn cung vẫn hạn chế bởi tình hình gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra. Trong khi đó, Bangladesh có thể phải nhập khẩu mặt hàng thiết yếu này sau khi thiên tai tàn phá mùa màng.
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ đã tăng lên 387-394 USD/tấn so với mức 384-390 USD/tấn trong tuần trước đó.
Các nhà xuất khẩu Ấn Độ đang phải vật lộn với tình trạng lượng container hiện có hạn chế và khan hiếm công nhân tại cảng xử lý gạo lớn nước Kakinada trong bối cảnh nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới này hiện chỉ đứng sau Mỹ về số ca mắc COVID-19.
Tại nước láng giềng Bangladesh, giá gạo trong nước đã tăng tới 20% trong một tháng do lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Theo các quan chức Bộ nông nghiệp Bangladesh, lượng mưa quá lớn từ tháng 3 - 4/2020, bão Amphan trong tháng 5/2020 và ba đợt lũ lụt hồi tháng 6 - 7/2020 đã làm hư hại hầu hết các loại cây trồng, trong đó 70% là lúa. Do đó, Bangladesh cần bắt đầu nhập khẩu gạo ngay lập tức.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm giảm xuống 487 - 510 USD/tấn trong ngày 10/9 so với mức 500 - 513 USD/tấn trong tuần trước do nhu cầu giảm.
Về thị trường cà phê, giá cà phê thế giới khép phiên giao dịch cuối tuần 11/9 ở mức cao, gần mức cao nhất của 8 tháng rưỡi ghi nhận được trong ngày 4/9.
Cụ thể, giá cà phê Robusta giao tháng 11/2020 trên sàn ICE Europe-London tăng thêm 10 USD lên 1.433 USD/tấn. Còn giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 trên sàn ICE US -New York- tăng 0,75 xu Mỹ lên 132,45 xu Mỹ/pound.
Tình trạng khô hạn quá mức tại Brazil, được dự báo sẽ làm giảm năng suất cà phê, đã hỗ trợ giá mặt hàng này. Theo công ty công nghệ vũ trụ Maxar Technologies của Mỹ, thời tiết khô hạn trong 10 ngày tới ở khu vực Đông bắc Minas Gerais sẽ không thuận lợi cho việc ra hoa của cây cà phê. Khu vực này có lượng mưa thấp hơn 10% so với lượng mưa bình thường trong tháng qua.
Ngoài ra, Trung tâm Dự báo Khí hậu Mỹ hôm 10/9 cho biết hiện tượng thời tiết La Nina đã xuất hiện ở khu vực Thái Bình Dương, có thể dẫn đến lượng mưa dưới mức trung bình ở Brazil trong quý IV/2020.
Giá cà phê đang dần ổn định sau khi có xu hướng tăng cao hơn trong bốn tuần qua lên mức cao nhất của 8 tháng rưỡi hôm 4/9 do dự trữ cà phê giảm dần. Lượng cà phê Arabica dự trữ do ICE giám sát đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm rưỡi qua là 1,133 triệu bao (1 bao = 60kg) trong ngày 10/9. Trong khi dự trữ cà phê Robusta đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 tháng là 10.908 lot (1 lot = khoảng 17 tấn) trong ngày 28/8.
Cà phê Arabica đã nhận được sự hỗ trợ do nguồn cung từ Colombia, nhà sản xuất cà phê Arabica lớn thứ hai thế giới, giảm sau khi số liệu từ Liên đoàn các nhà trồng cà phê Colombia cho thấy xuất khẩu cà phê Colombia trong tháng 8/2020 đã giảm 8% xuống 1,118 triệu bao (1 bao = 60kg).
Thêm vào đó, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) ngày 8/9 công bố số liệu cho thấy xuất khẩu cà phê niên vụ 2019/2020 trên thế giới đã giảm 5,3% so với niên vụ trước xuống 106,58 triệu bao.
Địa phương lơ là, doanh nghiệp gian lận, nông sản Việt ăn "quả đắng" Nếu không kiểm tra, giám sát tốt các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số, thường xuyên có các vùng trồng, cơ sở đóng gói vi phạm quy định của nước nhập khẩu, nguy cơ mất thị trường của nông sản Việt rất cao. Nếu không được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói thì nông sản...