Giá gạo của Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong 9 năm qua
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên 500 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 12/2011, so với mức 470-490 USD/tấn trong tuần trước.
Chuẩn bị nguồn hàng gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực sông Hậu (Tổng công ty Lương thực miền Nam). Ảnh minh họa: TTXVN
Thị trường gạo châu Á:
Trong tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2011 do tình trạng thiếu container khiến giá cước vận chuyển tăng vọt và đẩy giá gạo Thái Lan lên mức cao nhất trong gần 4 tháng qua.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên 500 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 12/2011, so với mức 470-490 USD/tấn trong tuần trước.
Một thương nhân ở tỉnh An Giang cho biết tình trạng thiếu container đã khiến nhiều thương lái gặp khó khăn trong việc vận chuyển gạo cho các khách hàng. Theo thương nhân này, giá cước vận chuyển một container 20 feet đến châu Phi đã tăng lên 5.000 USD từ mức 1.500 USD cách đây 2 tháng.
Các thương nhân cho hay Việt Nam không có khả năng đạt được mục tiêu xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay. Số liệu hải quan cho thấy xuất khẩu trong giai đoạn từ tháng 1-11/2020 đã giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 5,7 triệu tấn.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng từ 485-516 USD/tấn lên 500-519 USD/tấn vào tuần trước do lo ngại về nguồn cung và vấn đề logistics.
Các thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết hiện chưa có nguồn cung gạo mới, trong khi nguồn cung hiện có lại không thể vận chuyển do thiếu container.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội các Nhà Xuất khẩu Gạo Thái Lan, xuất khẩu gạo đã giảm 4,49 triệu tấn trong thời gian từ tháng 1-10/2020, tức là 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ tăng lên 380-385 USD/tấn so với mức 378-383 USD/tấn trong tuần trước nhờ nhu cầu ổn định và do đồng nội tệ rupee tăng lên mức cao nhất trong gần hai tháng.
Thị trường nông sản Mỹ:
Kết thúc phiên giao dịch 19/12, tại Sàn giao dịch nông sản Chicago (CBOT) của Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn biến động ngược chiều nhau trong đó giá ngô và đậu tương tăng, còn giá lúa mỳ giảm nhẹ.
Giá ngô giao tháng 3/2021 tăng 5 xu Mỹ (1,16%) lên 4,375 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao tháng 3/2021 giảm 0,5 xu Mỹ (0,08%) xuống 6,0825 USD/bushel. Giá đậu tương giao tháng 1/2021 tăng 18,75 xu Mỹ (1,56%) lên 12,2 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Các nhà xuất khẩu Mỹ cho biết Trung Quốc đã bắt đầu chuyển hướng mua hàng tháng Hai từ Brazil trở lại Mỹ do lo ngại Brazil có thể không hoàn thành kịp đơn hàng do thời tiết khô hạn sẽ làm chậm quá trình trồng vụ đậu tương 2021 ở Bắc Brazil. Nhiều người ước tính Trung Quốc có thể đặt thêm 750.000-900.000 tấn đậu tương từ Mỹ trong tháng 2/2021.
Tình hình dự báo thời tiết cho thấy những trận mưa rào rải rác sẽ ảnh hưởng đến miền Trung Argentina vào cuối tuần trong khi nắng nóng và khô bất thường vẫn tiếp diễn ở miền Bắc Brazil.
Thị trường cà phê thế giới:
Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt giảm. Theo đó, giá cà phê vối robusta tại London giao tháng 1/2021 giao dịch ở mức 1.362 USD/tấn sau khi giảm nhẹ 0,22% (tương đương 3 USD).
Tại New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 giảm 1,08% (tương đương 1,35 xu Mỹ) so với phiên giao dịch trước đó xuống 123,7 xu Mỹ/pound.
Trong giai đoạn 2020-2021, sản lượng cà phê của Ấn Độ ước tính đạt mức cao nhất trong 5 năm là 34.200 tấn, tăng gần 15% so với mùa vụ trước và có khả năng sẽ thúc đẩy xuất khẩu vốn đã bị ảnh hưởng trong hai năm qua.
Hội đồng Cà phê Ấn Độ dự báo sản lượng cà phê chè arabica đạt mức 10.200 tấn và cà phê robusta, phần lớn được sử dụng trong cà phê hòa tan, đạt 24.000 tấn vào niên vụ từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021.
Theo Money Control, ước tính trên tương đương với dự báo của Hiệp hội các Nhà Xuất khẩu Cà phê Ấn Độ (CEA), được đưa ra sau khi sản lượng giảm mạnh so với mức kỉ lục 34.800 tấn trong giai đoạn 2015-2016.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam giảm 1,7%, đạt 58,2 tỷ USD cuối tháng 6/2020
Việc cải thiện tâm lý của các nhà đầu tư và điều kiện tài chính toàn cầu đã tạo ra sự gia tăng hết sức cần thiết cho các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ tại khu vực Đông Á mới nổi, bất chấp những nguy cơ từ đại dịch Covid-19.
Đó là đánh giá được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong ấn bản mới nhất của Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á vừa công bố.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: "Các chính phủ trong khu vực đã rất linh hoạt khi ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19 thông qua một loạt giải pháp chính sách, bao gồm nới lỏng tiền tệ và kích thích tài chính. Điều hết sức quan trọng là các chính phủ và ngân hàng trung ương cần duy trì lập trường chính sách tiền tệ mang tính thích ứng và bảo đảm đủ thanh khoản để hỗ trợ sự ổn định tài chính và phục hồi kinh tế".
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Trong giai đoạn từ ngày 15/6 tới ngày 11/9, lợi suất trái phiếu chính phủ tại phần lớn các thị trường Đông Á mới nổi đã giảm sút trong bối cảnh các chính sách tiền tệ thích ứng được áp dụng và tăng trưởng yếu trên khắp khu vực. Trong khi đó, việc cải thiện tâm lý đã dẫn tới sự gia tăng trong các thị trường vốn cổ phần của khu vực và thu hẹp chênh lệch tín dụng, với hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều mạnh lên so với đồng USD.
Trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên các thị trường Đông Á mới nổi đạt 17.200 tỷ USD vào cuối tháng 6, tăng 5,0% so với tháng 3/2020 và cao hơn 15,5% so với tháng 6/2019.
Tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội khu vực, trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành của khu vực Đông Á mới nổi đã đạt tới 91,1% vào cuối tháng 6, so với mức 87,8% hồi tháng 3, chủ yếu là do lượng tiền lớn cần thiết để chống lại đại dịch và giảm thiểu tác động của nó.
Lượng phát hành trái phiếu trong khu vực đạt 2.000 tỷ USD trong quý II, tăng 21,3% so với quý I năm nay. Trung Quốc vẫn là nơi có thị trường trái phiếu lớn nhất của khu vực, chiếm tới 76,6% tổng lượng trái phiếu của khu vực tính tới cuối tháng 6.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã giảm 1,7% tại thời điểm cuối tháng 6 năm nay, đạt 58,2 tỷ USD, sau khi có được mức tăng trưởng hằng quý lành mạnh là 10,4% trong quý I. Điều này chủ yếu là do khối lượng trái phiếu đang lưu hành thấp hơn trong khu vực chính phủ, ngay cả khi lượng trái phiếu doanh nghiệp gia tăng.
Tính tới cuối tháng 6 năm 2020, trái phiếu chính phủ Việt Nam đã thu hẹp 7,8% so với quý trước, đạt mức 50,1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng lượng trái phiếu toàn quốc. Tuy nhiên, trong quý II, trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh ở mức 65,6% so với quý trước, đạt 8 tỷ USD. Nếu tính theo năm, mức tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp đạt 76% vào cuối tháng 6 năm 2020.
Báo cáo cho biết, lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành của khu vực đã đạt 10.500 tỷ USD vào cuối tháng 6, bằng 60,8% tổng giá trị trái phiếu của khu vực. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp đạt 6.700 tỷ USD.
Rủi ro tiêu cực lớn nhất đối với sự ổn định tài chính là đại dịch Covid-19 kéo dài và tồi tệ hơn, có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của khu vực. ADB dự báo mức giảm 0,7% cho châu Á đang phát triển trong năm 2020. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm khả năng bất ổn xã hội do tác động kinh tế của đại dịch, cũng như những căng thẳng tiếp tục giữa Trung Quốc và Mỹ.
Giá USD hôm nay 25/9 Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ. Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng. Ảnh: TTXVN Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ....