Giá gà rẻ… như cho: Hệ lụy của tăng trưởng nóng
Việc mở rộng chăn nuôi ồ ạt với kỳ vọng sẽ bù đắp lượng thịt lợn thiếu hụt do dịch tả lợn châu Phi, cộng với nguồn thịt gà nhập khẩu khó kiểm soát đã khiến giá gà đang giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua. Với mức giá này, người chăn nuôi lỗ khoảng 50%. Một định hướng đúng đang khiến nhiều nông dân dở khóc dở cười.
Mở mắt lỗ trăm triệu
Chia sẻ với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Văn Ngọc – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ cho biết, chưa bao giờ những người chăn nuôi gà công nghiệp lại rơi vào tình cảnh bi đát như hiện nay, bởi giá gà lông trắng đang giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây.
7 tháng năm 2019, tổng đàn gia cầm tăng mạnh, cộng với thịt nhập tăng khiến giá gà giảm. Ảnh: I.T
“Hiện, giá gà lông trắng chỉ còn 12.000 – 13.000 đồng/kg, thậm chí gà quá size (trên 4kg) chỉ còn 10.000 – 11.000 đồng/kg, thậm chí còn rẻ hơn cả rau. Trong khi, giá gà lông màu (Lương Phượng) cũng chỉ đạt trên 30.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân lỗ trên 50%” – ông Ngọc nói.
Khoảng 3 tuần trở lại đây, ông Nguyễn Tấn Tam – chủ một trang trại chăn nuôi gà công nghiệp quy mô 650.000 con ở thị xã Dĩ An (Bình Dương) lúc nào cũng như “ngồi trên đống lửa” vì giá gà cứ sụt giảm từng ngày mà chưa nhìn thấy có dấu hiệu tăng.
“Cả tháng nay, giá gà cứ sụt giảm từng ngày, hiện chỉ còn 12.000 – 13.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất lên đến 24.000 – 25.000 đồng/kg, với mức giá này thì nông dân nào chịu nổi, đến phải bỏ nghề bán xới thôi” – ông Tam than thở.
Được biết, mỗi ngày trang trại của ông Tam cung cấp cho thị trường khoảng 10.000 con gà lông trắng, trọng lượng khoảng 2,7 – 2,8kg/con. Với mức giá như hiện nay, mỗi sáng mở mắt ra, ông chịu lỗ khoản tiền 200 – 270 triệu đồng.
“Nếu Chính phủ, ngành chức năng không có những can thiệp kịp thời, hạn chế gà nhập lậu giá rẻ tràn lan vào thị trường thì người chăn nuôi trong nước sẽ không thể chống chọi được” – ông Tam nói.
Video đang HOT
Theo ông Tam, có 2 nguyên nhân khiến giá các loại gia cầm trong nước đang tuột dốc không phanh, một là do lượng thịt nhập khẩu tăng đột biến, hai là do tổng đàn gia cầm cũng tăng mạnh do nhiều người chăn nuôi chuyển từ nuôi lợn sang nuôi gia cầm để né dịch tả lợn châu Phi.
“Với thị trường các tỉnh miền Nam, mỗi tuần lượng gà cung ứng ra thị trường khoảng 1,5 – 1,8 triệu con thì không vấn đề gì, vẫn đảm bảo nông dân có lãi, nhưng hiện tại nguồn cung đã lên đến hơn 2 triệu con, cộng thêm nguồn gà nhập lậu giá rẻ, giá không giảm mới là chuyện lạ” – ông Tam nói thêm.
Khuyến khích nuôi mà quên tính… đầu ra
Ngay từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh ra nhiều tỉnh, thành mà không có giải pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn, tổng đàn lợn giảm mạnh, trước nguy cơ thiếu thịt đang hiện hữu, Bộ NNPTNT đã có chủ trương khuyến khích người dân chuyển sang nuôi gia cầm, thủy cầm, gia súc lớn (trâu, bò). Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tổng đàn gia cầm tăng đột biến trong những tháng đầu năm 2019.
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), tổng đàn gia cầm của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. Ở những vùng chăn nuôi lớn, số lượng đàn gà tăng đột biến.
Theo ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, hiện tổng đàn gà của tỉnh đạt 28 triệu con, tăng gần 6 triệu con so với cuối năm 2018. Đó là chưa kể đàn cút 6,6 triệu con, đàn vịt, ngan gần 1,2 triệu con.
“Tổng đàn gia cầm trên địa bàn tăng mạnh do thời gian qua người nuôi heo bỏ nghề chuyển sang nuôi gia cầm rất nhiều. Dự báo sẽ thiếu thịt lợn trong thời gian tới do ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi đã khiến ngành chăn nuôi gia cầm hút thêm nhiều dự án đầu tư khiến tổng đàn tăng rất mạnh. Cộng với lượng thịt gà nhập khẩu tương đối lớn đã khiến giá gà rớt thê thảm” – ông Đoán nói.
Trong khi người chăn nuôi trong nước đang lao đao vì giá gà giảm thê thảm thì mỗi ngày lượng gà nhập với giá rẻ vẫn tung hoành khắp thị trường. Thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho thấy, từ năm 2016 – 2018, bình quân chúng ta nhập khoảng 85.000 – 128.000 tấn thịt gia cầm với kim ngạch nhập khẩu 80 – 116 triệu USD; nhưng chỉ tính riêng 7 tháng năm 2019, lượng thịt gia cầm nhập khẩu đã lên đến 87.800 tấn, với kim ngạch 78,6 triệu USD, bằng cả những năm trước cộng lại.
“Điều đáng buồn là, chăn nuôi trong nước luôn đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc thì những loại gà nhập này lại không đòi hỏi truy xuất nguồn gốc, giá vô cùng rẻ. Điều này không công bằng cho người chăn nuôi” – ông Ngọc nói.
Trong khi đó, ông Tam kiến nghị, nếu Nhà nước, ngành chức năng không sớm có các biện pháp kiểm soát tốt lượng gà nhập khẩu với giá rẻ và chất lượng còn bỏ ngỏ thì ngành chăn nuôi gia cầm trong nước sẽ sớm lụi bại.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, với việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, thủy sản, gia cầm, dự báo lượng thực phẩm được cung cấp trong dịp tết sắp tới sẽ đáp ứng được cơ bản nhu cầu của xã hội và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ ở mức chúng ta chấp nhận được.
Nhưng rõ ràng, việc khuyến khích người dân mở rộng chăn nuôi mà không tính đến thị trường, không kiểm soát chặt nguồn thịt nhập khẩu đã cho thấy những hệ quả ngay trước mắt, mà nông dân là người phải gánh chịu.
Theo Danviet
Gà rẻ như... rau, nông dân... thua đau vì thịt nhập
Giá gà công nghiệp lông trắng chỉ còn 12.000 - 13.000 đồng/kg, trong khi gà Lương Phượng cũng chỉ còn 32.000 - 33.000 đồng/kg, trong vòng 10 năm trở lại đây, chưa bao giờ những người chăn nuôi gà lại rơi vào cảnh thua lỗ nặng nề như vậy.
Ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ cho biết, chưa bao giờ những người chăn nuôi gà công nghiệp lại rơi vào tình cảnh bi đát như hiện nay, bởi giá gà lông trắng đang giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây.
"Hiện, giá gà lông trắng chỉ còn 12.000 - 13.000 đồng/kg, thậm chí gà quá size (trên 4kg) chỉ còn 10.000 - 11.000 đồng/kg, thậm chí còn rẻ hơn cả rau. Trong khi, giá gà lông màu (Lương Phượng) cũng chỉ đạt trên 30.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân lỗ trên 50%" - ông Ngọc nói.
Khoảng 3 tuần trở lại đây, ông Nguyễn Tấn Tam - chủ một trang trại chăn nuôi gà công nghiệp quy mô 650.000 con ở thị xã Dĩ An (Bình Dương) lúc nào cũng như "ngồi trên đống lửa" vì giá gà cứ sụt giảm từng ngày mà chưa nhìn thấy có dấu hiệu tăng.
Giá gà lông trắng, gà lông màu sụt giảm thê thảm, nông dân lỗ nặng. Ảnh: I.T
"Cả tháng nay, giá gà cứ sụt giảm từng ngày, hiện chỉ còn 12.000 - 13.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất lên đến 24.000 - 25.000 đồng/kg, với mức giá này thì nông dân nào chịu nổi, đến phải bỏ nghề bán xới thôi" - ông Tam than thở.
Được biết, mỗi ngày trang trại của ông Tam cung cấp cho thị trường khoảng 10.000 con gà lông trắng, trọng lượng khoảng 2,7 - 2,8kg/con. Với mức giá như hiện nay, mỗi sáng mở mắt ra, ông chịu lỗ khoản tiền 200 - 270 triệu đồng.
"Nếu Chính phủ, ngành chức năng không có những can thiệp kịp thời, hạn chế gà nhập lậu giá rẻ tràn lan vào thị trường thì người chăn nuôi trong nước sẽ không thể chống chọi được" - ông Tam nói.
Theo ông Tam, có 2 nguyên nhân khiến giá các loại gia cầm trong nước đang tuột dốc không phanh, một là do lượng thịt nhập khẩu tăng đột biến, hai là do tổng đàn gia cầm cũng tăng mạnh do nhiều người chăn nuôi chuyển từ nuôi heo sang nuôi gia cầm để né dịch tả lợn châu Phi.
"Với thị trường các tỉnh miền Nam, mỗi tuần lượng gà cung ứng ra thị trường khoảng 1,5 - 1,8 triệu con thì không vấn đề gì, vẫn đảm bảo nông dân có lãi, nhưng hiện tại nguồn cung đã lên đến hơn 2 triệu con, cộng thêm nguồn gà nhập lậu giá rẻ, giá không giảm mới là chuyện lạ" - ông Tam nói thêm.
Ngay từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh ra nhiều tỉnh thành mà không có giải pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn, tổng đàn lợn giảm mạnh, trước nguy cơ thiếu thịt đang hiện hữu, Bộ NNPTNT đã có chủ trương khuyến khích người dân chuyển sang nuôi gia cầm, thủy cầm, gia súc lớn (trâu, bò). Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tổng đàn gia cầm tăng đột biến trong những tháng đầu năm 2019.
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), tổng đàn gia cầm của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. Ở những vùng chăn nuôi lớn, số lượng đàn gà tăng đột biến.
Theo ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, hiện tổng đàn gà của tỉnh đạt 28 triệu con, tăng gần 6 triệu con so với cuối năm 2018. Đó là chưa kể đàn cút 6,6 triệu con, đàn vịt, ngan gần 1,2 triệu con.
"Tổng đàn gia cầm trên địa bàn tăng mạnh do thời gian qua người nuôi heo bỏ ghề chuyển sang nuôi gia cầm rất nhiều. Dự báo sẽ thiếu thịt heo trong thời gian tới do ảnh hưởng bởi dịch tả châu Phí đã khiến ngành chăn nuôi gia cầm hút thêm nhiều dự án đầu tư khiến tổng đàn tăng rất mạnh. Cộng với lượng thịt gà nhập khẩu tương đối lớn đã khiến giá gà rớt thê thảm" - ông Đoán nói.
Trong khi người chăn nuôi trong nước đang lao đao vì giá gà giảm thê thảm thì mỗi ngày lượng gà nhập với giá rẻ vẫn tung hoành khắp thị trường. Thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho thấy, từ năm 2016 - 2018, bình quân chúng ta nhập khoảng 85.000 - 128.000 tấn thịt gia cầm với kim ngạch nhập khẩu 80 - 116 triệu USD; nhưng chỉ tính riêng 7 tháng năm 2019, lượng thịt gia cầm nhập khẩu đã lên đến 87.800 tấn, với kim ngạch 78,6 triệu USD, bằng cả những năm trước cộng lại.
"Điều đáng buồn là, trong khi chăn nuôi trong nước luôn đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc thì những loại gà nhập này lại chả đòi hỏi truy xuất nguồn gốc, giá vô cùng rẻ. Điều này là không công bằng cho người chăn nuôi" - ông Ngọc nói.
Trong khi đó, ông Tam kiến nghị, nếu Nhà nước, ngành chức năng không sớm có các biện pháp kiểm soát tốt lượng gà nhập khẩu với giá rẻ và chất lượng còn bỏ ngỏ thì ngành chăn nuôi gia cầm trong nước sẽ sớm lụi bại.
Theo Danviet
Kiệt quệ vì lợn, nông dân ồ ạt chuyển sang nuôi gà, nuôi vịt Vài năm trở lại đây, có thể coi là khoảng thời gian đáng quên nhất đối với những người chăn nuôi lợn, hết "bão giá" rồi lại "bão bệnh", khiến các hộ chăn nuôi kiệt quệ về tài chính, thậm chí còn phá sản. Đặc biệt, trước đại dịch tả lợn Châu Phi đang không ngừng lây lan, nhiều nông dân đã ồ...