Giá đồng yen Nhật Bản lại giảm xuống sát mức kỷ lục
Ngày 26/6, đồng yen Nhật Bản đã giảm đến mức hơn 160 yen đổi 1 USD. Đây là lần đầu tiên trong 2 tháng qua đồng yen giảm tới mức này, làm gia tăng lo ngại rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ lại can thiệp để kiềm chế đồng nội tệ tiếp tục giảm nhanh hơn nữa.
Đồng yen của Nhật Bản tại thủ đô Tokyo. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trong những ngày gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã ra tín hiệu về khả năng can thiệp để ứng phó với tình trạng biến động quá mức trên thị trường ngoại hối, cho rằng biến động tiền tệ sẽ phản ánh các nền tảng kinh tế.
Trong khi đó, đồng USD được ưa chuộng nhờ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất ở mức cao lâu hơn dự kiến khi các dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang vững chắc. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tăng lãi suất vào tháng 3 nhưng vẫn ở mức khoảng 0%, để lại khoảng cách lãi suất lớn giữa hai quốc gia.
Video đang HOT
Đồng yen tiếp tục giảm giá khi 1 ngày trước đó, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về tình trạng các đồng nội tệ của 2 nước mất giá nhanh chóng trong thời gian gần đây. Theo giới kinh doanh, việc tuần trước, Mỹ đã đưa Nhật Bản trở lại danh sách theo dõi thao túng tiền tệ cũng làm dấy lên suy đoán rằng các cơ quan chức năng có thể gặp khó khăn hơn nếu muốn can thiệp thị trường tiền tệ. Chính quyền Nhật Bản đã làm như vậy sau khi USD tăng lên 160,24 yen vào ngày 29/4, mức cao nhất trong 34 năm. Dù không có số liệu chi tiết hằng ngày nhưng Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết đã chi khoảng 9.790 tỷ yen (61 tỷ USD) từ ngày 26/4 đến ngày 29/5 để kiềm chế đà giảm giá nhanh chóng của đồng nội tệ so với đồng USD.
Hiện nay, các hộ gia đình Nhật Bản vẫn đang phải vật lộn với chi phí sinh hoạt ngày tăng giá, phần lớn là do đồng yen yếu hơn khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang tìm cách thực hiện các biện pháp bổ sung nhằm giảm lạm phát.
Đồng yen 'phấn chấn' sau quyết sách mới nhất của Fed
Đồng yen của Nhật Bản đã đạt mức cao nhất trong ngày 153,10 yen/USD vào phiên giao dịch 1/5, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất.
Đồng tiền mệnh giá 10.000 yen tại thành phố Yokosuka, quận Kanagawa (Nhật Bản). Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết sách mới nhất của Fed chỉ ra rằng dữ liệu lạm phát đáng thất vọng và việc trì hoãn bất kỳ động thái điều chỉnh lãi suất nào sẽ cho phép nền kinh tế tự cân bằng. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói: "Chúng tôi cam kết duy trì lập trường chính sách hạn chế hiện tại càng lâu càng tốt", đồng thời mô tả việc tăng lãi suất là "không có khả năng".
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã quyết định giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 23 năm là 5,25% - 5,5%, mức đã được duy trì kể từ tháng 7/2023.
Đợt tăng giá của đồng yen diễn ra sau khi đồng tiền này giao dịch ở mức gần 158 yen/USD vào đầu giờ sáng cùng ngày và vượt qua mức 160 yen/USD trong tuần trước, đánh dấu đợt trượt giá lịch sử của đồng tiền này. Các nhà đầu tư lo lắng về khả năng can thiệp của Chính phủ Nhật Bản, mặc dù các quan chức nước này chưa đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào.
Ông George Goncalves, Trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô Mỹ tại công ty tài chính MUFG Securities Americas, cho biết: "Đây có lẽ là kết quả tốt nhất cho các đồng tiền châu Á đang cảm thấy áp lực từ đồng USD mạnh lên".
Theo công cụ CME FedWatch, các thị trường đang dự đoán khả năng cắt giảm lãi suất tiếp theo của Fed vào tháng Sáu là 9,1% và 26% cho cuộc họp sau đó vào tháng 7/2024. Thời điểm sớm nhất mà tỷ lệ dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất cao hơn trường hợp ngược lại là tháng 9/2024.
Ông Joseph Lavorgna, nhà kinh tế trưởng của công ty tài chính SMBC Nikko Securities America, cho biết: "Tôi nghĩ Fed đang nhạy cảm với khả năng biến động không cần thiết trên thị trường". Tuy nhiên, khả năng cắt giảm lãi suất vẫn ở mức thấp vì dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh hơn dự kiến và lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed.
Chủ tịch Fed Jerome Powell lưu ý: "Có thể mất nhiều thời gian hơn để chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi đang đi đúng hướng để đạt được lạm phát 2% một cách bền vững".
Tuy nhiên, ông Powell cho biết rằng việc cắt giảm lãi suất vẫn là một khả năng nếu thị trường lao động suy yếu. Điều này có lợi cho đồng yen và các đồng tiền châu Á nói chung.
Ba năm liên tiếp đồng yen hoạt động yếu kém nhất G10 Theo chỉ số tiền tệ Nikkei, đồng yen của Nhật Bản năm thứ ba liên tiếp là đồng tiền hoạt động yếu kém nhất trong các đồng tiền của 10 quốc gia giàu có (G10), trong bối cảnh Nhật Bản là quốc gia duy nhất duy trì chính sách lãi suất âm. Đồng yen của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN Đồng yen của Nhật...