Gia đình nữ sinh bị cưa chân yêu cầu xử lý hình sự bác sĩ tắc trách
Cơ quan CSĐT Công an huyện Cư Kuin vừa mời gia đình nữ sinh bị cưa chân lên làm việc liên quan đến lá đơn yêu cầu xử lý hình sự các bác sĩ tắc trách của BV Cư Kuin
Sáng 23/3, cơ quan CSĐT công an huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) đã mời chị Lê Thị Thùy Trang (chị gái Hà Vi) lên để làm việc. Trong buổi làm việc, cơ quan công an đề nghị chị Trang trình bày lại diễn biến vụ việc và hỏi ý kiến gia đình lần cuối xem có rút đơn hay không. Tuy nhiên, gia đình vẫn giữ quan điểm yêu cầu xử lý hình sự các bác sĩ tắc trách dẫn đến em gái mình phải cưa chân.
Chị Trang cho biết: “Hiện em Vi vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh và chưa được lắp chân giả vì vết mổ còn mũ. Ngày mai, gia đình sẽ xuống bệnh viện nhờ cung cấp giấy chức nhận thương tật để có căn cứ làm việc với Sở Y tế Đắk Lắk về việc viết cam kết lo cho em Vi sau này”.
Đơn tố cáo của gia đình em Hà Vi gửi các cơ quan chức năng
Trước đó, ngày 17/3, chị Lê Thị Thùy Trang đã đại diện gia đình nạn nhân Lê Thị Hà Vi gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan chức năng để tố cáo hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến em gái bị hoại tử phải cắt một chân.
Trong đơn tố cáo, ngoài 4 cán bộ nhân viên y tế đã bị tạm đình chỉ công tác gồm ông Trịnh Đứa Lam – Phó giám đốc, kiêm Trưởng khoa ngoại; bác sĩ điều trị khoa ngoại Y Tâm; 2 điều dưỡng chăm sóc khoa ngoại là Lê Thị Long và Vũ Thị Kim Len, gia đình nạn nhân còn tố cáo ông Nguyễn Văn Tâm – Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin.
Video đang HOT
Các cá nhân trên đã có hành vi: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; “Vi phạm các quy định về khám chữa bệnh”; “Thiếu trách nhiệm trong công tác khám, điều trị gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhân” dẫn đến bệnh nhân Lê Thị Hà Vi phải cắt bỏ một chân do bị hoại tử.
Như tin đã đưa, trưa 6/3, em Lê Thị Hà Vi đang trên đường đi học về thì bị tai nạn giao thông và được người dân đưa vào bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin cấp cứu. Vi được chẩn đoán vỡ mâm chày xương cẳng chân và được các y, bác sỹ bệnh viện tiến hành bó bột.
Hiện tại Hà Vi vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh
Sau đó, Vi liên tục kêu đau nên gia đình đã đề nghị bác sĩ tháo bột ra và cho chuyển viện nhưng các bác sĩ không đồng ý và nói đó là chuyện bình thường. Mãi đến sáng 8/3, các bác sĩ mới đồng ý tháo bột ra thì thấy chân Vi xuất hiện nhiều bỏng nước, sưng vù.
Gia đình đề nghị được chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk nhưng các bác sĩ bảo bệnh nhẹ có gì mà phải chuyển. Đến ngày 11/3, thấy vết thương của Vi ngày càng nghiêm trọng nên gia đình đã quyết định chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk.
Sau khi thăm khám, qua chẩn đoán Vi bị hoại tử và có khả năng phải cưa chân nên được chuyển gấp xuống Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh để chữa trị, nhưng khi xuống đến nơi thì các bác sĩ cho biết do đưa xuống quá muộn vết thương bị nhiễm trùng nặng phải cắt bỏ chân mới giữ được tính mạng./.
Theo Bảo Bình
Theo_VOV
Nữ sinh bị cưa chân tại Đắk Lắk: Bác sĩ có phạm tội?
Theo luật sư, nếu khi giám định mức độ thương tích của em Vi từ 31% trở lên thì khung hình phạt thấp nhất là 6 tháng và cao nhất là 3 năm tù.
Liên quan đến việc nữ sinh Lê Thị Hà Vi (15 tuổi, ngụ tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) phải cắt bỏ một chân vì hoại tử do sự tắc trách trong công việc của các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin đang khiến dư luận hết sức bất bình, gia đình và người trong cuộc đau xót.
Phần đa lên án về sự tắc trách của cả ekip khi không sát sát trong việc chữa trị, hơn nữa gia đình đã xin chuyển lên tuyến trên nhưng các bác sĩ tại đây không đồng ý. Hậu quả sau đó em Vi phải cắt bỏ chân, khiến em từ một cô bé 15 tuổi lành lặn trở thành tàn phế. Vậy trong trường hợp các bác sĩ tắc trách và để xảy ra hậu quả như vậy liệu ekip này có bị xử lý hay không, PV có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Văn Kiên, Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng Công Lý về vấn đề này.
Luật sư Kiên cho biết, trong trường hợp này ekip bác sĩ trên phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm trước tiên là phải bồi thường thiệt hại cho em Lê Thị Hà Vi (Bệnh viện đa Khoa Cưkuin đứng ra bồi thường trước rồi yêu cầu ekip trả lại tiền mà Bệnh viện đã thay mặt bồi thường cho nạn nhân - PV). Mức bồi thường thiệt hại trước tiên do hai bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì gia đình em Lê Thị Hà Vi có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Em Lê Thị Hà Vi (15 tuổi, ngụ tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) phải cắt bỏ một chân vì hoại tử do sự tắc trách trong công việc của các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin. Ảnh báo Giao thông.
Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại, ekip bác sĩ trên có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 109 Bộ luật hình sự.
"Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Nếu giám định mức độ thương tích của em Lê Thị Hà Vi từ 31% trở lên thì khung hình phạt của tội này thấp nhất là 6 tháng và cao nhất là 03 năm tù. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm", Luật sư Kiên cho biết.
Đồng quan điểm trên, Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh cũng cho biết, trong trường hợp cơ quan chức năng xác định bé Vi bị cắt chân là do lỗi chủ quan từ phía Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin thì Bệnh viện này sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại về sức khỏe, tinh thần mà bé Vi phải gánh chịu.
Theo Luật sư Thanh, bé Vi và gia đình sẽ được bồi thường những khoản tiền sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của bé Vi bao gồm: tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho bé Vi theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho bé Vi và các chi phí cho việc lắp chân giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của bé Vi (nếu bé lao động và có thu nhập)
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc bé Vi trong thời gian điều trị.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm (tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường).
Trưa 6/3, Lê Thị Hà Vi (15 tuổi, ngụ tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) bị TNGT trên đường đi học về, được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin. Tại đây, bác sĩ Y Tâm bó bột mạnh tay, Vi kêu đau nhưng người này nói phải mạnh như thế mới nẹp cho xương liền lại được. Sau đó, nữ sinh liên tục kêu đau buốt ở chân. Do vậy, gia đình đề nghị tháo bột và cho chuyển viện nhưng các bác sĩ không có ý kiến trước tình trạng này. Tới sáng 8/3, các bác sĩ mới đồng ý tháo bột cho Vi và thấy chân Vi xuất hiện nhiều bọng nước, sưng vù, gia đình tiếp tục đề nghị được chuyển viện nhưng các bác sĩ bảo bệnh nhẹ, không đồng ý cho chuyển. Đến trưa ngày 11/3, bệnh viện cho bệnh nhân Vi chuyển lên bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, các bác sĩ cho biết cơ chân Vi bị hoại tử, đứt hết các mạch máu nên chuyển tới bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) nhưng đã muộn, phải phẫu thuật cắt bỏ gần hết chân phải. Gia đình đề nghị làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân gồm: ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin; Bác sĩ Trịnh Đức Lam, Phó giám đốc kiêm trưởng Khoa ngoại; Bác sĩ Y Tâm và hai điều dưỡng viên là Lê Thị Long và Vũ Thị Kim Len để xảy ra hậu quả, đồng thời đề nghị bệnh viện trả tiền nuôi dưỡng Vi suốt đời.
MINH PHÚC
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ nữ sinh bị cắt chân: 'Mong em gái vượt qua nỗi đau' "Tai nạn giao thông thì nhiều người bị lắm! Họ chỉ băng bó vết thương một thời gian rồi mọi chuyện sẽ qua. Thế nhưng, tại sao nỗi đau xót này lại rơi vào đúng em gái tôi. Vi chỉ mới 15 tuổi", chị nạn nhân chua chát. Như chúng tôi đã đưa tin, chỉ vì sự tắc trách của bệnh viện Đa...