Gia đình “những chú lùn” ở đất Quảng
Trong căn nhà cấp 4 ọp ẹp, nằm khuất sau con đường làng đầy cỏ dại là nơi trú ngụ của những người lùn nhất Quảng Nam.
Gia đình ông Lưu Qươn (SN 1935, ngụ thôn Bà Rén, xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) là gia đình lùn nhất Quảng Nam.
Gia đình của ông Lưu Qươn. Dũ Tuấn
Khi đến căn nhà cấp 4 ọp ẹp, nằm khuất sau con đường làng đầy cỏ dại, chúng tôi thực bất ngờ bởi các thành viên trong gia đình đều thấp. Giải đáp sự ngạc nhiên của vị khách mới đến, ông Qươn cho biết: “Cha tôi là ông Lưu Liếng (đã mất) chỉ cao vỏn vẹn 1,15m. Cho đến lúc tôi cưới vợ rồi sinh con thì những đứa con tôi cũng không cao nổi. Đi khám khắp nơi, bác sĩ nào cũng bó tay vì bệnh mà gia đình tôi đang mang là bệnh bẩm sinh”.
Theo ông Lưu Qươn, gia đình ông có 8 thành viên nhưng người nào cũng có chiều cao hạn chế. Vợ ông là bà Phạm Thị Điển (85 tuổi) cao 1,33m. Các con trai Lưu Quạng (58 tuổi) cao 1,3m, Lưu Trịn (48 tuổi) cao 1,29m, Lưu Tám (40 tuổi) cao 1,27m, Lưu Mười (38 tuổi) cao 1,25m, Lưu Hai (37 tuổi) cao 1,1m và cô con gái út là Lưu Thị Hoa (35 tuổi) cao 1,1m. Người thấp nhất trong đại gia đình là ông Lưu Qươn chỉ 1,08m, bị dị tật bẩm sinh đôi chân.
Video đang HOT
“Những đứa con của tôi mắc chứng bệnh lùn nên cuộc sống rất khó khăn, sinh con cũng lùn. Làm cha làm mẹ thì ai cũng mong muốn những đứa con của mình khỏe mạnh, có được mái ấm gia đình nhưng với tôi thì đó là ước mơ quá xa vời” – bà Điển trải lòng.
Giờ đây, khi ở độ tuổi ngoài 80, vợ chồng ông Lưu Qươn chỉ biết quanh quẩn bên bên góc nhà, chân bếp. Miếng cơm, manh áo đều nhờ vào đồng tiền ít ỏi từ việc mưu sinh của những đứa con. Nằm co ro trên manh chiếu cũ mèm, từng tràng ho sặc sụa của anh Lưu Trịn cứ vang trong góc tối căn nhà. Bị viêm gan, nhiều năm qua, anh Trịn sống leo lắt, không có thuốc trị. Anh Lưu Hai mắc bệnh thần kinh, hằng ngày vẫn oằn mình mưu sinh bằng nghề khuân vác và bán vé số dạo.
Khác với người anh trai của mình, chuyện mưu sinh của người em Lưu Thị Hoa gặp nhiều khó khăn hơn. Là người mẹ đơn thân, một mình chị Hoa gồng gánh, nuôi đứa con gái ăn học bằng nghề bán vé số. Thức dậy từ lúc 4 giờ sáng, sau khi dọn dẹp nhà cửa, chị Hoa lại tất tả về khắp con đường, ngõ hẻm để bán vé số mưu sinh. Ông Nguyễn Khẳng – Trưởng thôn Bà Rén nói: “Gia đình ông Qươn là hộ khó khăn. Dù bệnh tật nhưng họ vẫn cố gắng để mưu sinh và thân thiện với bà con”.
Theo Dũ Tuấn (Danviet.vn)
Phận đời những "bóng hồng" trên bến, dưới thuyền
Chỉ cách trung tâm thủ đô quãng chừng vài trăm mét, xóm nghèo ở bãi giữa sông Hồng (Phúc Xá, Long Biên, Hà Nội) là hình ảnh tương phản với sự tấp nập của cuộc sống trên bờ. Đối với những người phụ nữ nơi đây, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ bề cùng cuộc mưu sinh không đủ sống tưởng như đã vùi lấp mọi ước mơ nhỏ nhoi, chính đáng của họ...
Sau một ngày nhặt phế liệu trên phố, chị Hoa lại về với tổ ấm nơi xóm bãi.
Những "bóng hồng"...
Xóm bãi giữa sông Hồng còn được người dân nơi đây gọi là xóm Nổi, xóm Bến, bởi mọi sinh hoạt của người dân nơi đây đều gắn liền với sông nước.
Bà Nguyễn Thị Thanh (quê Hà Nam), một trong những người gắn bó đầu tiên với khu xóm bãi giãi lòng với chúng tôi. Cận kề tuổi 80, những nếp da nhăn, xám xịt hằn là minh chứng cho cuộc mưu sinh vất vả. Bà cho biết, mùa nước cạn thì không sao, nhưng cứ khoảng tháng 3 tháng 4 âm lịch là mùa mưa, nước dâng lên ngập trắng sông Hồng. Đó cũng là lúc gần 30 hộ dân thu xếp đồ đạc, bồng bế con cái, kéo nhà xuống sát dưới chân cầu Long Biên, đến khi nước rút lại kéo nhà lên bãi.
Nếu như bà Thanh là đại diện cho thế hệ những phụ nữ quá nửa đời người gắn bó với xóm bãi, thì chuyện đời của cô gái trẻ Nguyễn Thị Thơm (27 tuổi) nên duyên với ông lão 70 cuối năm ngoái mới chỉ bắt đầu. Vốn quê ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, do nghèo nên chỉ học hết lớp 5, Thơm phải bỏ học. Khi về Hà Nội làm bưng bê cho một quán bia, rồi vướng phải chuyện tình với một gã sở khanh, sau khi biết tin chị có thai, kẻ này đã "bặt vô âm tín".
Tuyệt vọng, chị không dám trở về quê vì sợ gia đình và điều tiếng. Có lúc đã nghĩ đến cái chết nhưng thương đứa trẻ vô tội. Rồi, chị dạt đến xóm bãi nghèo này. Không chốn dung thân, cảm kích tình cảm của ân nhân, chị xin được ở lại để báo đền. Cảm nhận tình cảm chân thành của người đàn ông, họ nên vợ nghĩa vợ chồng.
Vẫn mãi sẽ là "ốc đảo"
Nhắc đến cuộc sống nơi xóm bãi nghèo, nhiều người vẫn hình dung nơi đây là một "ốc đảo trên cạn" nằm cách biệt với phố phường và không được chính quyền thừa nhận. Gần 100 nhân khẩu vẫn đang sống lay lắt từng ngày. Không một tấc đất cắm dùi, công việc của bà và những người phụ nữ còn lại trong xóm là đi nhặt giấy, nhặt túi nilon về giặt đem phơi khô bán lại cho người thu mua về tái chế, lượm ve chai, và thu mua sắt vụn. Đàn ông, con trai thì làm bốc vác, cửu vạn, làm những việc nặng nhọc tại các chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân.
Nhưng khổ nhất, chính là những người phụ nữ và đám trẻ vô tội, khi sinh ra đã không có tuổi thơ. Bà Thanh tâm sự, nay tuổi đã già, con trai thương bà vất vả làm tạm một lều nho nhỏ để bà bán chai nước, gói kẹo trước nhà, kiếm sống, nhưng có khi cả ngày chẳng bán được gì. Con trai bà năm nay cũng tuổi ngoài 40, nhưng chưa lấy được vợ do quá nghèo.
Ngôi nhà nổi của chị Kiều Thị Hoa.
Mỗi người một số phận khác nhau, nơi sinh ra khác nhau, nhưng có một điểm chung: Những con người nơi đây đều có hoàn cảnh đặc biệt. Cũng vì một lý do nào đó mà họ rời quê trôi dạt về đây, ngày qua ngày nhọc nhằn mưu sinh.
Theo LDO
Vay nợ giang hồ, hai vợ chồng quẫn chí tự tử Một vụ việc thương tâm vừa xảy ra ở Đà Nẵng. Chỉ vì quẫn chí với món nợ giang hồ mà đôi vợ chồng tìm cách quyên sinh, để lại bố mẹ già, con dại. Chết để trốn nợ giang hồ? "Chú hỏi ai? Nhà vợ chồng ông nớ à? Kia kìa, đi đến một đoạn nữa hỏi là ai cũng biết hết....