Gia đình mất ba thế hệ trong vụ tai nạn máy bay Boeing 737 Max 8
Trong số 157 người thiệt mạng khi chiếc Boeing 737 Max 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines gặp nạn, có một gia đình gồm ba thế hệ.
Trước chuyến bay ngày 10/3, Carol Karanja đã nhắn tin cho bố là ông John Quindos Karanja và cho biết cô cảm thấy bất an về chuyến bay sắp tới.
Ông Karanja. Ảnh: CNN
Ông Karanja kể lại với CNN: “Ngày trước chuyến bay, con gái tôi gửi một tin nhắn qua WhatsApp và nó nói với tôi: ‘Trái tim con không thực sự hứng thú… Con linh cảm có điều gì đó xấu phía trước, nhưng con không biết đó là cái gì bố ạ’. Con bé đã sợ. Tôi đã nghĩ rằng chuyện đó cũng bình thường. Thế rồi chúng tôi không bao giờ nói chuyện được nữa”.
Cách đó hàng nghìn cây số ở Kenya, lo lắng về điềm báo của chị gái, Kelly Karanja – một người rất tâm linh – đã hỏi ngày chính xác chị về tới nơi và bảo chị hãy cầu nguyện. Carol nhắn tin cho em gái: “Ngày mùng 10. Sẽ cho em biết thời gian”.
Carol không bao giờ về tới đất nước quê nhà Kenya. Cô là một trong số 157 người thiệt mạng khi chiếc máy bay Boeing 737 Max 8 rơi xuống cánh đồng chỉ 6 phút sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Bole ở Addis Ababa.
Ông Karanja còn đau buồn hơn khi không chỉ có Carol thiệt mạng. Ông còn mất vợ là bà Ann Wangui Karanja và ba đứa cháu ngoại gồm Ryan Njoroge 7 tuổi, Kellie Pauls 4 tuổi, Rubi Pauls 9 tháng.
Carol cùng gia đình gặp nạn khi trên hành trình từ Canada về Kenya. Rubi sinh ra ở Ontario, nơi gia đình Carol sinh sống. Cô bé theo mẹ về nhà lần đầu tiên để gặp họ hàng ở Kenya.
Carol cùng mẹ và ba con. Ảnh: CNN
Video đang HOT
Còn cậu bé Ryan rất gần gũi với ông ngoại và thường nói chuyện hàng ngày với ông qua cuộc gọi video. Vài ngày trước khi bay, Ryan nói với ông là sẽ vay tiền bố và mua cho ông một món quà.
Vào ngày sau khi họ nhận tin xấu, ông Karanja quay sang các thành viên gia đình và nói không biết Ryan mang gì về cho mình.
Trước khi ổn định ở Hamilton, Ontario, vào tháng 5/2017, Carol vừa sống ở Boston vừa sống ở Kenya. Trước đó, cô sống ở Bermuda, nơi chồng cô là Paul Njoroge làm việc. Carol làm kế toán tại một công ty năng lượng ở Canada.
Bạn bè Carol rất tiếc thương cho cô và gia đình. Theo một người bạn tên là Florence Brown, Carol là người mẹ tận tụy, thích nấu nướng cho con, thực sự là người biết vun vén tổ ấm.
Một hàng xóm của Carol ở Kenya, bà Monica Magiri nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ có một người khác như cô ấy. Cô ấy để lại một khoảng trống không ai lấp được. Cô ấy rất hào phóng với chúng tôi”.
Một trong những tin nhắn cuối cùng Carol đăng lên Facebook là hỏi xem nên cho Rubi ăn gì trên chuyến bay. Cô hỏi bạn bè: “Con bé rất nhặng xị khi đói và vỗ về là không đủ vì con bé lớn lắm rồi. Nó ăn nhiều hơn anh trai 4 tuổi. Mình có thể mang gì cho con bé ăn nhỉ?”
Bé Rubi. Ảnh: CNN
Ở quê nhà Kenya, gia đình Carol đau đớn khi phải chấp nhận sự mất mát ba thế hệ người thân. Liên tục có nhiều người tới chia buồn với gia đình Karanja ở Nakuru.
Trong những câu chuyện về bi kịch, mọi người nói tới sự an toàn của chiếc Boeing 737 Max 8 sau khi các hãng hàng không thế giới ra lệnh đình chỉ bay. Tuy nhiên, em trai Carol cho biết anh không quan tâm tới việc đổ lỗi cho ai sau bi kịch của gia đình. Quindos Mwangi Karanja nói: “Nếu đổ lỗi cho người khác, tôi cho rằng điều đó sẽ làm cho chúng tôi khó khăn hơn trong hàn gắn vết thương lòng”.
Mỹ là quốc gia cuối cùng đình chỉ bay toàn bộ dòng Boeing 737 Max 8. Quyết định muộn của Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã khiến Thượng nghị sĩ Richard Bluementhal chỉ trích. Ông này cho rằng quyết định của FAA là đúng nhưng chậm trễ không thể chấp nhận được. Ông nói Mỹ lẽ ra lên dẫn đầu chứ không tụt sau về an toàn hàng không. Thậm chí, ông còn kêu gọi điều tra để xác định xem ai biết cái gì khi nào và tại sao họ không hành động sớm hơn. Ông nói: “FAA cần cảm thấy xấu hổ vì chậm trễ phản ứng với khủng hoảng hàng không, từ đó sẽ tạo ra khủng hoảng niềm tin với FAA”.
Hiện nay, ngày càng có thêm nhiều nước cấm Boeing 737 Max 8 bay trong không phận. Mới đây nhất là Nga và Nhật Bản.
Một chiếc 737 Max 8 tại sân bay quốc tế Miami. Ảnh: Getty
Chiếc Max 8 cuối cùng bay trên bầu trời đã hạ cánh ở Halifax ở Nova Scotia, Canada ngày 14/3. Chuyến bay này của hãng Air Canada, cất cánh từ San Francisco không lâu sau khi Tổng thống Donald Trump thông báo Mỹ sẽ đình chỉ bay toàn bộ dòng Boeing 737 Max 8 và Max 9.
Hiện không còn chiếc Max 8 này bay. Mới cách đây 3,5 năm, Boeing còn nói sẽ đưa mẫu 737 lên một tầm hoạt động mới. Câu hỏi liệu dòng Max có được bay trở lại hay không và khi nào vẫn còn phải chờ xem.
Cuộc điều tra vụ tai nạn đang diễn ra. Hộp đen đã được đưa tới Paris sáng 14/3. Chỉ có một số phòng thí nghiệm trên thế giới có thể đọc dữ liệu hộp đen máy bay Boeing 737 Max 8. Ethiopia đã đề nghị Pháp giúp đỡ điều tra vì không đủ thiết bị cần thiết.
Theo Thùy Dương/Báo Tin tức
Mỹ chỉ đưa ra quyết định về Boeing 737 MAX khi có thêm chứng cứ
Bất chấp nhiều nước trên thế giới ra quyết định ngừng khai thác dòng máy bay Boeing 737 MAX sau khi xảy ra vụ tai nạn máy bay tại Ethiopia khiến 157 người thiệt mạng, ngày 12/3, giới chức Mỹ khẳng định sẽ không đưa ra bất cứ quyết định nào cho đến khi có thêm chứng cứ.
Lực lượng cứu hộ khắc phục hậu quả vụ rơi máy bay thảm khốc của Hãng hàng không Ethiopian Airlines gần thị trấn Bishoftu, cách thủ đô Addis Ababa khoảng 45 km ngày 11/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một bức thư gửi hãng tin Pháp AFP, người phát ngôn Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) Lynn Lunsford khẳng định sẽ tiếp tục tham gia điều tra vụ tai nạn máy bay tại Ethiopia và sẽ đưa ra quyết định về các bước tiếp theo dựa trên các chứng cứ thu được. Hiện FAA đã cử một nhóm đến Ethiopia để phối hợp điều tra.
Trong tuyên bố đưa ra trước đó 1 ngày, FAA cam kết sẽ hành động "ngay lập tức và đưa ra hành động phù hợp" nếu phát hiện bất cứ vấn đề gì liên quan đến an toàn sử dụng loại máy bay Boeing 737 Max. FAA cho biết cơ quan này sẽ yêu cầu Tập đoàn Boeing (Mỹ) chuẩn hóa thêm đối với thiết kế của máy bay 737 Max và cập nhật hệ thống vận hành trong khoảng thời gian chậm nhất là vào tháng 4 tới.
Trong khi đó, người đứng đầu Tập đoàn Boeing Dennis Muilenburg đã bày tỏ sự đau buồn trước vụ tai nạn máy bay vừa xảy ra ở Ethiopia ngày 10/3. Tuy nhiên, ông khẳng định hoàn toàn tin tưởng sự an toàn của dòng máy bay 737 Max. Theo ông, việc đồn đoán hay đề cập đến nguyên nhân của vụ tai nạn mà không có bất kỳ chứng cứ cần thiết nào là điều không phù hợp. Vấn đề này chỉ nên bàn đến khi có kết quả điều tra.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều quan ngại về mức độ an toàn của dòng máy bay được coi là chủ chốt của Boeing sau khi chiếc máy bay Boeing 737 MAX của Ethiopian Airlines chở 157 hành khách và phi hành đoàn, đâm xuống đất chỉ vài phút sau khi cất cánh. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đều thiệt mạng. Đây là lần thứ hai chỉ trong chưa đầy 6 tháng xảy ra tai nạn liên tiếp liên quan đến máy bay Boeing 737 MAX.
Trước đó, trong vụ tai nạn ngày 29/10/2018, máy bay 737 Max của hãng hàng không Lion Air của Indonesia đã lao xuống biển khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng. Mặc dù 1 trong 2 chiếc hộp đen đã được tìm thấy, song nguyên nhân tai nạn vẫn chưa thể xác định. Trước khi thực hiện chuyến bay định mệnh nay, bộ phận đo vận tốc không khí của máy bay đã từng được ghi nhận gặp trục trặc trong 4 chuyến bay gần nhất, trong đó bao gồm cả chuyến bay cuối cùng.
Sau 2 vụ tai nạn trên, nhiều nước và một số hãng hàng không trên thế giới cũng đã quyết định ngừng khai thác dòng máy bay này. Trong tuyên bố mới nhất, Đức ngày 12/3 đã cấm toàn bộ máy bay Boeing 737 MAX 8 trên không phận của mình. Phát biểu trên truyền hình NTV, Bộ trưởng Giao thông Đức Andreas Scheuer khẳng định an toàn phải được đặt trên hết, đồng thời yêu cầu tất cả máy bay Boeing 737 Max 8 không được phép hoạt động trên không phận Đức và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.
Cơ quan Hàng không Ireland (IAA) cũng ra quyết định ngừng tạm thời việc khai thác dòng máy bay Boeing 737 MAX trên không phận nước này. Trong một tuyên bố, IAA nêu rõ quyết định trên được đưa ra như một biện pháp đề phòng sau khi xảy ra hai vụ tai nạn liên quan đến dòng máy bay này.
Cùng ngày, Cơ quan hàng không dân dụng DGAC của Pháp cũng ra thông báo tương tự, cấm dòng máy bay Boeing 737 MAX hoạt động trên không phận của Pháp.
Trước đó, Ethiopia, Brazil, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Mông Cổ, Australia, Argentina, Malaysia, Oman, Anh, Na Uy và Mexico đã quyết định ngừng khai thác dòng máy bay này.
Ngọc Hà (TTXVN)
Theo Tintuc
Máy bay Indonesia lao xuống biển: Những nhận định mới nhất, gây sốc của chuyên gia Máy bay của hãng hàng không Lion Air có thể đã đạt tới tốc độ 1.000 km/h, thậm chí lớn hơn trước khi đột ngột lao xuống biển, các chuyên gia cho biết. Theo tính toán của 3 chuyên gia, dựa trên những dữ liệu truy dấu chuyến bay được ghi lại ban đầu, chiếc Boeing 737 Max 8 đã lao đầu gần...