“Gia đình Luyện chịu liên đới trong việc bồi thường cho cháu Bích”
“Do Luyện chưa đủ tuổi vị thành niên nên gia đình liên đới trách nhiệm trong việc bồi thường những tổn thất cho cháu Bích đến đủ 18 tuổi”.
Đó là khẳng định của Luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc công ty Luật Fanci (Bắc Giang) xung quanh trách nhiệm bồi thường của sát thủ Lê Văn Luyện đối với cháu Bích, nạn nhân duy nhất còn sống sót sau vụ giết người, cướp tiệm vàng ở phố Sàn (Lục Ngạn, Bắc Giang).
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Tú khẳng định, ngoài chịu trách nhiệm hình sự đã được tòa án tuyên, Lê Văn Luyện sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự trong việc bồi thường mọi tổn thất liên quan đến các vết thương về thể xác và tinh thần cho cháu Bích.
Do Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi nên gia đình chịu trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường
cho cháu Bích.
“Thứ nhất, Luyện sẽ phải bồi thường toàn bộ phần chi phí cho đám tang của bố mẹ và em gái cháu Bích. Thứ hai là toàn bộ phần chi phí chạy chữa cho cháu Bích bao gồm viện phí, thuốc thang, chi phí phục hồi sức khỏe, thẩm mĩ, ăn uống, chi phí thăm nuôi… Thứ ba, cháu Bích mới là một đứa trẻ, giờ lại không còn ai nuôi dưỡng, nên Luyện sẽ phải chịu toàn bộ chi phí đảm bảo nuôi dưỡng cho cháu Bích đến khi trưởng thành đủ 18 tuổi. Thứ tư là tổn thất về tinh thần của cháu Bích đối với cái chết của cha mẹ cháu, mỗi người không quá 60 tháng lương cơ bản”.
Thêm vào đó, Luật sư Tú cũng nhấn mạnh: “Ngoài việc phải bồi thường các tổn thất trên, nếu số vàng bị cướp đi chưa được hoàn trả đủ thì Luyện cũng phải chịu trách nhiệm bồi hoàn lại đầy đủ. Cùng với đó Luyện cũng phải bồi thường những thiệt hại với những thiết bị, đồ đạc làm hỏng của gia đình bị hại trong quá trình gây án và một số chi phí khác”.
Tuy nhiên, Luật sư Tú cũng cho rằng: “Nếu Luyện đã đủ 18 tuổi thì Luyện sẽ chịu trách nhiệm riêng nhưng trong trường hợp này, khi gây án do Luyện là trẻ vị thành niên nên trong việc bồi thường cho cháu Bích, gia đình Luyện sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới”.
Về nguyên tắc bồi thường, Luật sư Tú cho hay: “ Pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn bồi thường là bao lâu nhưng về nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại là phải kịp thời nên đáng lẽ ra việc bồi thường này phải thực hiện từ ngay sau khi vụ án xảy ra. Còn ở đây chưa thực hiện được thì trách nhiệm bồi thường phải tiến hành ngay sau khi bản án của tòa án có hiệu lực”.
Cần khởi kiện tại tòa dân sự
Video đang HOT
Còn Luật sư Nguyễn Hồ Nam (Văn phòng Luật sư GOV Việt Nam) cho rằng: “Bản chất của bồi thường dân sự ở Việt Nam là sự thỏa thuận. Nó xuất phát từ yêu cầu của phía nguyên đơn yêu cầu phía bị đơn phải bồi thường thiệt hại theo những thiệt hại mà họ tính ra và chứng minh được thiệt hại đó trước tòa”.
Cũng như vậy trong vụ án này, Luật sư Nam nhấn mạnh, trách nhiệm bồi thường của Lê Văn Luyện đối với cháu Bích ở đây là trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án hình sự.
“Về trách nhiệm hình sự Luyện đã bị tòa án sơ thẩm Bắc Giang tuyên án rồi còn việc bồi thường là trách nhiệm dân sự nên gia đình bị hại cần tiến hành khởi kiện đòi Lê Văn Luyện bồi thường những tổn thất cho cháu Bích tại tòa án dân sự”, Luật sư Nam khẳng định.
Theo Giáo Dục VN
Người nhà tên Luyện bị thân nhân bị hại đánh rách đầu
Ngày 10 - 11/1, Lê Văn Luyện (SN 1993, trú tại thôn Sân Đình 2, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam) là hung thủ vụ giết 3 trong tiệm vàng tại Bắc Giang được đưa ra xét xử. 5 người thân khác của Luyện gồm bố đẻ Lê Văn Miên, bác họ Trương Văn Hợp và Dương Thị Lược, anh họ Trương Thanh Hồng, cô ruột Lê Thị Định, chú rể Lê Thành Nghi cùng ra trước vành móng ngựa vì có liên quan.
Phiên xử để lại dư âm buồn với những người dự khán vì tình trạng láo nháo, không tôn trọng chốn công đường.
Các bị cáo trước phiên tòa.
Lộn xộn
Từ sáng sớm, người nhà bị hại đã trưng băng - rôn, khẩu hiệu "Tử hình Lê Văn Luyện", "đòi lại công bằng cho gia đình", mang theo di ảnh của nạn nhân. Những tiếng than khóc và chửi rủa Luyện cùng các bị cáo không ngừng vang lên.
Sau buổi sáng 10/1, phiên tòa bị gián đoạn vì gia đình bị hại bỏ ra về với lý do có nhiều người nhà bị hại muốn tham dự phiên tòa nhưng không có giấy triệu tập tham dự. Thấy chiếc xe thùng chở Luyện cùng các bị can khác đến sân tòa, cả trăm người ùa đến bủa vây, không ngừng thóa mạ và chửi bới gia đình Luyện.
Chỉ đến khi có sự can thiệp của lực lượng cảnh sát dày đặc, các bị cáo mới tránh được những hòn đá và những cánh tay nhào tới định hành hung. Cả góc sân Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang nhốn nháo như một cái chợ.
Tại các buổi xét xử sau đó, mặc dù chủ tọa phiên tòa đã nhắc nhở nhiều lần "gia đình bị hại phải bình tĩnh và tôn trọng mọi người có trong khán phòng" nhưng người nhà bị hại vẫn đôi lúc gào lên: "Tử hình thằng Luyện đi. Thằng giết người dã man, nó giết em tôi, giết cháu tôi rồi. Ối trời đất ơi...". Nỗi "bức xúc" này không dừng lại ở việc kêu gào mà còn bùng phát thành việc hành hung các bị cáo và thân nhân của họ.
Người đầu tiên bị hành hung là bị cáo Lê Thành Nghi (chú rể của Luyện, trú tại thôn Nà Tồng, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, bị truy tố về hành vi "che giấu tội phạm" khi giúp Luyện trốn chạy qua biên giới Trung Quốc). Trong lúc hỗn loạn, một phụ nữ phía gia đình bị hại đã vác khung ảnh đập một nhát vào đầu Nghi khiến bị cáo này choáng váng. Rất may là các chiến sĩ cảnh sát bảo vệ kịp thời kéo tất cả người nhà bị hại về một phía.
Do quá sợ hãi, những khi tòa giải lao thì bốn bị cáo được tại ngoại thường chạy vội lên khu vực sau hội trường chứ không dám ra ngoài. Một người con khác của ông Hợp cũng chạy vào bảo vệ bố trước sự quá khích vừa xảy ra. Cẩn thận hơn, cả bốn bị cáo này lẳng lặng di chuyển chậm ra ngoài sân tòa bằng lối cửa sau nhưng vẫn không thoát sự theo dõi của người nhà bị hại.
Khi bị cáo Lê Thị Định vừa có ý định ra quán nước gần đó mua chai nước vì khát thì ngay lập tức bốn người phụ nữ phía gia đình bị hại nhào tới túm tóc, định hành hung nhưng đã được lực lượng cảnh sát bảo vệ đứng gần đó ngăn cản.
Phóng viên lại gần: "Chị có biết tại sao họ lại ghét chị?". "Có lẽ họ nghĩ chúng tôi giúp Luyện thực hiện hành vi phạm tội là giết cả gia đình nhà chủ tiệm vàng. Thực tình tôi giúp vì tôi là cô nó, không giúp nó thì mẹ nó sẽ bảo tôi hẹp hòi, bố nó bảo tôi sống không có anh, có em. Giúp cháu rồi tôi đang phải đối diện với án tù mà chưa biết ai sẽ nuôi các con mình".
"Vết thương của anh Nghi có nặng không?". "Anh ấy bị rách da đầu". Bị cáo Định tâm sự thêm: "Hôm các anh cảnh sát đến nhà bảo phải xuống phiên tòa và nói sẽ có người bảo vệ nên chúng tôi cũng mong muốn vụ án sớm được xét xử. Ai ngờ xuống đây mà người nhà họ ghê gớm quá. Chúng tôi có làm nên tội tình gì đâu?".
Người nhà bị hại lao vào đòi "tự xử" các bị cáo.
Có quyền nhân danh "bức xúc"?
Ở phía bên ngoài phiên tòa, một người họ hàng của Luyện đến theo dõi phiên xử cũng bị người nhà bị hại hành hung. Người phụ nữ này tầm thước, dáng người đậm và bị đập vào đầu.
Chị cho biết: "Khi buổi chiều kết thúc phần xét hỏi, tôi cầm cho chị Lược và Định hai chiếc khăn mà họ quàng cổ từ sáng cho đỡ lạnh. Khi ra khỏi phiên tòa, tôi liền bị mấy phụ nữ lao vào đánh tới tấp. Chịu đau rồi vùng dậy, tôi sợ quá liền hô to: "Tôi không phải là họ hàng gì với Luyện cả, tôi chỉ đến theo dõi phiên tòa thôi".
Cũng may lúc đó mọi người ào ra can ngăn, có mấy anh phóng viên cũng bảo không phải là người nhà của Luyện thì họ mới dừng lại". Những cú "ra đòn" của người nhà bị hại khiến thiếu phụ này sưng trán.
7h tối ngày xét xử đầu tiên, sau khi phiên tòa đã kết thúc cả tiếng đồng hồ cũng thì các bị cáo được phép tại ngoại mới rón rén bước ra ngoài hành lang của tòa đợi xe đến đón.
Lý giải cho sự lộn xộn của người thân bị hại, một luật sư bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại cho rằng: "Nỗi đau đớn vì cùng một lúc cả gia đình bị sát hại đã khiến cho tất cả những người thân của nạn nhân đều cảm thấy bức bối, nhất là khi chứng kiến kẻ gây ra án mạng đứng ngay trước mặt mình. Nếu có những lời nói không đúng chuẩn mực, có phần hơi thái quá thì mong mọi người hiểu và thông cảm cho họ".
Thế nhưng nhiều người theo dõi phiên tòa cũng có quyền đặt ngược vấn đề: Các bị cáo sẽ phải chịu hình phạt nghiêm minh theo quy định pháp luật và người thân có quyền biểu lộ cảm xúc nhưng phải trong khuôn khổ, không ai có quyền biến chốn công đường thành một nơi láo nháo. Đặc biệt hơn nữa, người thân bị hại cũng không thể vin cớ "căm thù" mà hành hung bất kỳ người nào. Phiên xử cũng để lại một bài học cho cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang về công tác bảo vệ phiên tòa.
18h15 phút ngày 11/1/2012, phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện đã kết thúc sau hai ngày xét xử. Bị cáo Luyện bị tuyên phạt tổng cộng 18 năm tù cho 3 tội danh: Giết người, Cướp tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Sáu bị cáo còn lại của vụ án gồm: Lê Văn Miên (bố của Luyện) lĩnh án 48 tháng tù do che giấu tội phạm, bị cáo Trương Thanh Hồng và Lê Thị Định bị phạt lần lượt 30 tháng, 15 tháng. Do không tố giác tội phạm, bị cáo Lê Thành Nghi bị phạt 15 tháng, Trương Văn Hợp 12 tháng và Dương Thị Lược 9 tháng.
Ngoài ra, tòa buộc Luyện bồi thường 316 triệu đồng cho nạn nhân và có trách nhiệm chu cấp cháu Bích (nạn nhân sống sót) đến khi 18 tuổi, mỗi tháng chu cấp 1,5 triệu đồng.
Theo PLVN
Lê Văn Luyện "bật" lại gia đình bị hại tại tòa như thế nào? Hẳn nhiều người cho rằng Luyện tỏ ra lạnh tanh trước những ánh nhìn đầy ghê tởm và tiếng chửi rủa những tội ác mà y đã gây ra. Nhưng không hẳn thế... Tôi còn nhớ như in khuôn mặt ấy, phản ứng ấy khi nhìn thấy và gặp y cả trong trại tạm giam cũng như trong phiên tòa xét xử. Với...