Gia đình là cái nôi của hạnh phúc, là niềm vui của mỗi con người
Đã bao lâu Tiểu Du không biết đến bữa cơm gia đình, cảm giác cả nhà cùng quây quẩn bên bàn ăn do Má nấu thật bình yên hạnh phúc biết nhường nào.
Đã bao lâu Tiểu Du không biết đến bữa cơm gia đình, cảm giác cả nhà cùng quây quẩn bên bàn ăn do Má nấu thật bình yên hạnh phúc biết nhường nào. Kể từ ngày Ba mất, mấy anh em mỗi người một nơi, người thì theo chồng, người lo con cái, người thì lo sự nghiệp…. Thành ra những lần họp mặt gia đình thưa dần rồi có tụ họp chăng nữa cũng không còn đầy đủ, nay thiếu người này, lần tới thiếu người kia, duy chỉ có Má vẫn như xưa luôn chu đáo, tỉ mỉ chuẩn bị từng món yêu thích của các con các cháu. Tiểu Du tự nhủ lần giỗ năm nay của Ba, cô nhất định về với Má.
Đã ba năm trôi qua, cô bỏ Má, bỏ người thân xa xứ để tìm cho mình một tương lai một cuộc sống mà cô cho là tốt đẹp hơn với cô. Ngày xa Má, xa mái ấm gia đình cô khóc rất nhiều, khóc vì áp lực khóc vì lần đầu tiên trong đời cô xa Má, cô bắt đầu con đường chông gai phía trước chỉ đơn độc một thân một mình.
Má của hôm nay thế nào, tóc Má có sợi bạc chưa, da Má có nổi đồi mồi nhiều không… quá nhiều câu hỏi xoay quanh nhưng cô nén giữ lại, cố nén những tiếng nấc nghẹn ra thành tiếng nhưng Tiểu Du không thể ngăn được dòng nước mắt chảy dài rơi xuống đôi gò má.
Bao nhiêu ký ức trong chốc lát bỗng ùa về, thổn thức trăn trở hằng đêm nhớ Má, nhớ ba thằng nhóc tì ở quê nhà, bây giờ chắc thằng cháu nhỏ nhứt đã nói líu lo rồi, đi lâu quá tụi nhỏ hẳn cũng quên mặt út nó. Điện thoại reo vang giữa không gian yên ắng nơi xứ người. Vươn người với lấy điện thoại “a lô” trong sự mê ngủ, cô nghe tiếng nói của thằng cháu nội lớn “Út ơi sao Út đi lâu quá vậy, con nhớ Út, Nội cũng nhớ Út nữa, Nội bệnh rồi Út về đi”.
Kể từ lúc đi tới giờ thì lần đầu tiên người nhà gọi qua cho cô, cảm giác trong lòng xốn xang, bất an. Cô nghe tiếng nói vọng ra về nhanh kẻo không kịp nhìn Má lần cuối của Chị Hai, phải mất vài giây cô mới định thần, nước mắt bắt đầu rơi, cô òa khóc như một đứa trẻ bị lạc giữa dòng đời nghiệt ngã, vừa khóc cô vừa lao nhanh ra khỏi căn phòng ngột ngạt, về thôi về với Má về để Má được an lòng.
Một tiếng bịch thật to như ai đó vừa va đập mạnh, chợt lọ mọ đứng dậy, đầu đau như búa bổ, mồ hôi nhễ nhại, đôi mắt vẫn còn lấm tấm ướt, Tiểu Du nằm gọn dưới sàn nhà.
Hãy về để cảm nhận sự ấm cúng, yên bình trong chính ngôi nhà của mình trước khi quá muộn.
Thì ra đó chỉ là giấc mơ, trong giấc mơ thôi, tại sao người ta hay để sự việc xảy ra rồi mới hối hận – mới bắt đầu sửa sai. Tiểu Du không đợi thêm mà cô nhanh chóng sắp xếp mọi thứ, cô về ôm Má thủ thỉ nhỏ to, thưởng thức những món ăn Má nấu, sum vầy hạnh phúc cùng gia đình. Còn Má, còn có người ở nhà đợi chúng ta hãy về để cảm nhận sự ấm cúng, yên bình trong chính ngôi nhà của mình trước khi quá muộn.
Video đang HOT
Đêm vừa xuống là lúc Tiểu Du bước chân khỏi xe taxi, cô lao nhanh vào nhà để gặp Má, xin lỗi Má vì thời gian qua cô ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân, chạy theo những mưu lợi cuộc sống mà quên rằng gia đình là cái nôi của hạnh phúc, là niềm vui của mỗi con người.
Nhất Kha
Người đàn ông xuất hiện trước đám cưới khiến mẹ đơn thân bật khóc
Tôi ly dị chồng và là mẹ đơn thân nuôi con gái nhỏ được 2 năm nay. Suốt 2 năm đó, chồng cũ của tôi và gia đình anh không một lời hỏi han, không một đồng chu cấp cho cháu.
Tôi không sinh ra ở Hà Nội nhưng cũng là con gái của một gia đình khá giả ở tỉnh ven biển.
Năm 2010, tôi lên Hà Nội học đại học rồi đem lòng yêu thương con trai của bác chủ nhà - nơi tôi thuê trọ. Yêu nhau được 1 năm thì chúng tôi làm đám cưới.
Khi cưới, tôi đã mang thai được 5 tháng nên không thể hoàn thành chương trình học như những sinh viên bình thường. Tôi xin bảo lưu kết quả và tập trung cho việc sinh nở.
Tuy nhiên kể từ khi tôi nghỉ học, bố mẹ chồng coi thường tôi ra mặt. Họ luôn nói xấu tôi đủ điều.
Ảnh: Shutterstock
Năm 2013, quá chán nản vì suốt ngày phải giải quyết mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, chồng tôi quyết định buông xuôi và tìm đường đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc.
Sau khi chồng tôi đi, bố mẹ chồng tôi càng ghét bỏ tôi hơn. Họ liên tục gọi người yêu cũ của chồng tôi đến nhà và bắt tôi phải cơm nước phục vụ.
Cùng với đó, bố mẹ chồng tôi còn yêu cầu chồng tôi gửi tiền cho họ chứ không được gửi về cho tôi. Tôi trở thành người vợ, người mẹ cô đơn và nghèo túng trong căn nhà 3 tầng với xung quanh là 20 phòng trọ.
Cuối cùng, tôi quyết định xin đi làm công nhân may với mức lương 4 triệu đồng/tháng.
Không ngờ, từ lúc có lương, bố mẹ chồng yêu cầu tôi phải đóng cho họ 2 triệu tiền ăn và 2 triệu tiền trông cháu. Tôi ức đến phát khóc nên đã không thể kiềm chế. Tôi cãi nhau với bố mẹ chồng và quyết định xách quần áo về nhà bố mẹ đẻ ở quê.
Lúc tôi về, bố mẹ tôi mới biết rõ sự tình (trước đó tôi luôn giấu bố mẹ những mâu thuẫn của tôi với gia đình chồng). Tuy nhiên sau khi an ủi tôi, mẹ tôi khuyên tôi nên trở về nhà chồng để xin lỗi. Sau đó, bố mẹ tôi sẽ đưa cháu đến thưa chuyện với thông gia.
Tôi nghe lời mẹ, một mình khăn gói về Hà Nội... Không ngờ, vừa bước chân vào cổng, mẹ chồng tôi đã lao ra, túm áo và cầm đồ đạc của tôi để vứt đi. Họ tuyên bố cấm cửa tôi và không cho tôi bước chân đến đó nữa.
Từ đó, dù đã làm nhiều cách khác nhau nhưng tôi vẫn bị gạt ra khỏi nhà một cách không thương tiếc. Đau lòng hơn, chồng tôi nghe lời bố mẹ nên cũng tuyên bố cắt đứt và chấm dứt liên lạc với mẹ con tôi.
1 năm sau, tôi phát hiện chồng tôi có người đàn bà khác nơi xứ người, tôi đã làm đơn ly hôn và cả hai đều đồng ý ký.
Ly hôn xong, tôi ôm con vào TP.HCM và mở một cửa hàng quần áo. Tất nhiên toàn bộ vốn liếng đều do bố mẹ tôi đầu tư. Thậm chí bố mẹ tôi còn mua cho tôi một căn nhà và thuê cho tôi một người giúp việc để chăm sóc và đưa đón con gái tôi đi học.
Công việc buôn bán và cuộc sống ở đây khá thoải mái nên tâm trạng của tôi cũng tốt lên. Tôi dần quên những nỗi đau trong quá khứ và bắt đầu sống mở lòng hơn.
Tôi còn sắp xếp thời gian để đi học kiến thức. Trong quá trình học, tôi đã có rung động với thầy giáo và không ngờ, người này cũng có cảm tình với tôi. Anh hơn tôi 2 tuổi và chưa từng kết hôn. Vì thế chúng tôi tự do đến với nhau mà không gặp bất cứ rào cản nào.
Tuy nhiên khi tôi và anh bàn đến chuyện kết hôn thì mẹ anh lại tìm gặp tôi. Bà nói, bà rất quý mến và cảm thương với hoàn cảnh của tôi nhưng bà muốn tôi xuất hiện trong gia đình với tư cách một người bạn chứ không phải một người con dâu...
Tôi biết, đó là một lời từ chối khéo. Nhưng khi tôi nói với bạn trai, anh lại muốn được tổ chức đám cưới với tôi sớm hơn. Anh lên kế hoạch để chúng tôi bí mật làm đám cưới và sau đó sẽ cùng mẹ con tôi sang nước ngoài định cư.
Tôi thấy anh quyết tâm và cũng nhìn thấy tình cảm chân thành của anh dành cho tôi và con gái nên tôi đã đồng ý.
Không ngờ, trong lúc anh đang lo liệu giấy tờ để thực hiện kế hoạch thì chồng cũ của tôi xuất hiện. Anh cho biết, mẹ anh đã mất trong một tai nạn cách đây nửa năm. Còn anh, sau khi ly hôn tôi, anh đã bị cô gái sống cùng cuỗm hết tiền và bỏ đi với một người đàn ông khác.
Lúc đó, anh đã thấy ân hận và muốn về xin lỗi tôi tuy nhiên anh không đủ dũng cảm. Anh quyết định lăn xả với công việc để kiếm tiền.
Khi có được khoản tiền lớn, anh mới dám về Việt Nam và đi tìm tôi. Anh xin tôi tha thứ và cho anh cơ hội để đứa trẻ có đủ mẹ cha.
Quả thực, tôi đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân với người mới. Tuy nhiên khi chồng cũ xuất hiện, nghe hoàn cảnh của anh, tôi lại bật khóc vì xúc động. Tôi bắt đầu đặt hai người đàn ông lên bàn cân.
Người mới của tôi rất yêu thương tôi nhưng nếu trở về với chồng cũ, con gái của tôi sẽ được nhận nhiều tình cảm hơn...
Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Theo Tinmoi24
Tôi ân hận vì đã bỏ con 19 năm về trước Con gái tôi đã bỏ rơi, liệu con có tha thứ cho mẹ nếu con biết sự thật tôi từng bỏ rơi con? Gần 19 năm rồi, mỗi ngày tôi đều sống trong sợ hãi, day dứt, hối hận. Tôi sợ chồng, người tôi không yêu nhưng sợ bản thân mình hơn cả. Tôi là người mẹ tội lỗi đã bỏ rơi con...