“Gia đình khí tượng” thay nhau ra Trường Sa
Gần 40 năm công tác trong ngành khí tượng, ông Võ Thống (trú xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) thường xuyên ra đảo Trường Sa làm nghề “đo gió, đếm mưa”. Điều thú vị là, khi ông về đất liền, những đứa con lại nối nghiệp cha ra đảo, lặng lẽ với công việc cha mình đã theo đuổi.
Hồi ức Trường Sa
Dáng người mảnh dẻ, nét cười đôn hậu, ông Võ Thống – Trạm trưởng Trạm khí tượng Hoài Nhơn, chào khách bằng giọng nói sang sảng, giòn giã. Ông Thống kể: “Công việc thường ngày của tôi là đo gió, mưa, nắng, mây, đo chấn động mặt đất để phục vụ công tác dự báo trước thời tiết hàng ngày. Dù trời nắng hay mưa vẫn chừng ấy công việc, bão lũ thì phải túc trực 24/24 giờ để thường xuyên cập nhật số liệu. Thâm niên gần 40 năm rồi. Năm 2007, tôi nhận công tác tại Trạm Khí tượng – Hải văn Trường Sa ở đảo Trường Sa Lớn. Năm 2008, tôi được chuyển sang làm Trạm trưởng Trạm Khí tượng trên đảo Song Tử Tây cho đến năm 2010 mới về lại đất liền”.
Ông Võ Thống lặng lẽ với công việc “đo gió, đếm mưa”. Ảnh: Dũ Tuấn
Theo lời kể của ông Thống, đó là mốc thời gian đẹp và đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông. Trạm khí tượng tại đảo nơi ông công tác nằm cạnh Bia chủ quyền của đảo. Trạm chỉ có 3 người nhưng san sẻ và yêu thương nhau như anh em ruột. Ở đảo, không khí, gió… đều mang độ mặn cao nên công việc của ông gặp rất nhiều khó khăn. Máy móc dễ bị hư hỏng nên các cán bộ tại trạm phải kiêm luôn công việc bảo dưỡng thiết bị.
Video đang HOT
“Vào mùa mưa bão phải thực hiện công việc thường xuyên, khoảng 30 phút/lần. Nhiều đêm bão lớn, gió giật ầm ầm, bước ra ngoài có thể bị gió cuốn mất, nhưng chúng tôi vẫn phải ra vườn nắm số liệu để kịp thời báo cáo về đất liền. Khi đã ở Trường Sa rồi, chúng tôi càng nhận thức rõ hơn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc” – ông Thống cho hay.
Sau năm 2010, ông Thống về công tác tại Trạm khí tượng Hoài Nhơn (xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, Bình Định).
Cha, con thay nhau ra đảo
Sau những lần theo cha học lỏm nghề “đo gió, đếm mưa”, khi trưởng thành những người con của ông Thống đều nối nghiệp cha. Điều thú vị là, khi ông Thống về đất liền thì những đứa con của ông lại thay nhau ra đảo để tiếp tục công việc của cha mình.
Ông Thống cho biết: “Cả 3 đứa con tôi đều chọn học ngành khí tượng tại trường Cao đẳng Tài nguyên – Môi trường TP.Hồ Chí Minh. Năm 2010, khi tôi từ đảo Song Tử Tây về đất liền thì con trai đầu là Võ Thanh Hải nhận công tác tại Trạm Khí tượng – Hải văn Trường Sa. Hơn một năm sau, vì mới cưới vợ, Hải xin về đất liền công tác 1 năm thì đứa em Võ Thành Tín lại ra đảo để thay cho anh trai. Tháng 4.2014, thằng Tín lại về đất liền, công tác tại Trạm Khí tượng Hoài Nhơn cho đến nay”.
Nhìn những đứa con tâm đắc với nghề của cha đang theo và chúng làm việc say mê, lòng tôi lại chộn rộn niềm vui”. Ông Võ Thống
Sau khi về đất liền và chào đón đứa con đầu lòng ra đời, anh Hải lại vội vã lên đường ra đảo nhận nhiệm vụ Trạm trưởng Trạm Khí tượng đảo Song Tử Tây. Ở nhà, vợ anh hạ sinh đứa con trai, nay đã hơn 1 tuổi nhưng vẫn chưa một lần được nhìn mặt cha.
Tiếp gót những người con trai trong gia đình, chị Võ Thu Hương (con gái ông Thống) hiện là cán bộ Đài Khí tượng Thủy văn Nam Trung Bộ và anh Đào Bá Cao (chồng chị Hương) cũng công tác tại Trạm Khí tượng – Hải văn Trường Sa.
Ông Thống chia sẻ: “Tôi còn có người em trai là Võ Thái Hoàng, đang công tác tại Đài Khí tượng Thủy văn Nam Trung Bộ. Ai cũng bận rộn với công việc nên Tết cũng ít được quây quần bên nhau, chỉ đơn giản gọi chúc nhau qua điện thoại, vậy nhưng ai cũng yêu nghề. Nhìn những đứa con tâm đắc với nghề của cha đang theo và chúng làm việc say mê, lòng tôi lại chộn rộn niềm vui”./.
Theo_Dân việt
Vụ tàu hàng Hàn Quốc đâm chìm tàu cá: Ngư dân gửi thỉnh nguyện thư tới ĐSQ Hàn
Ngày 20.1, trao đổi với phóng viên Dân Việt, thuyền trưởng Phạm Tiết của tàu BĐ 95027 bị tàu hàng đâm chìm cho biết 5 trong số 8 ngư dân còn lại đã vào tới đất liền. Các ngư dân đã có thỉnh nguyện thư gửi Đại sứ quán Hàn Quốc.
Liên quan đến vụ việc tàu hàng Hàn Quốc đâm chìm tàu cá tàu cá Bình Định 95027 TS mà Dân Việt đã thông tin, trao đổi với Dân Việt, thuyền trưởng Phạm Tiết cho biết, 5 ngư dân còn lại trên tàu đã về tới đất liền.
Thuyền trưởng Tiết nhớ lại: Thời điểm xảy ra tai nạn vào lúc 14 giờ. Lúc đó các ngư dân trên tàu đang tập trung kéo lưới đánh cá (tọa độ 16 độ 33 phút vĩ độ Bắc - 113 độ 44 phút kinh Đông). Thời tiết trên biển có mưa, mây mù, tầm nhìn rất hạn chế.
5 ngư dân đang chèo thúng từ tàu vào đất liền. Ảnh: Hà Anh
"Lúc ấy có một tàu hàng sơn màu đen rất to đâm thẳng vào mũi tàu cá. Ngư dân vội nổ máy cho tàu chạy lui để né nhưng vì mắc chặt vào lưới nên tàu bị đâm toác mũi. Tàu chìm phần sau đuôi và chổng mũi lên trời. Con tàu và tài sản trị giá trên 2,4 tỷ đồng chìm xuống biển. 7 ngư dân lao xuống thúng để bơi. Riêng tôi liều chết trụ lại ca bin để xem màn hình máy định dạng để tìm thủ phạm và tôi đã ghi được thông tin tàu gây tai nạn: mã số 009115092, Korea Maiconrent, DSC X3. Sau đó, cả 8 người chúng tôi đu trên thúng và liên tục bị sóng lớn đẩy thúng lên cao 3-4 mét rồi hụp xuống chân sóng. Nước biển tràn vào thúng khiến nhiều ngư dân kinh sợ, sự sống chỉ trong gang tấc. Các ngư dân được cứu vớt sau nhiều giờ trôi trên biển sóng" - Thuyền trưởng Phạm Tiết nhớ lại.
Tàu cá BĐ 95027 đã bị tàu hàng đâm chìm xuống biển khơi. Ảnh: Hà Anh
"Bất đắc dĩ, chúng tôi phải nhờ cậy đến Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam để mong sớm giúp tìm ra tàu hàng gây tai nạn. Tôi hiện giờ lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất vì tàu chìm xuống đáy biển".
Theo_Dân việt
Hai kẻ đồi bại thay nhau hiếp dâm cô gái trẻ vừa sinh con Đang nằm ngủ ở lán, cô gái 21 tuổi vừa sinh con hai tháng đã bị hai thanh niên ở xã Lâm Giang (Văn Yên - Yên Bái) lẻn vào thay nhau giở trò đồi bại. Ngày 19/12, Công an huyện Văn Yên (Yên Bái) cho hay, đơn vị này vừa tiến hành bắt khẩn cấp Trần Văn Thắng (SN 1989) và Vũ...