Gia đình hoảng hốt nhận thi thể người thân bị bỏ trong cốp xe từ Đà Nẵng ra Huế
Sau khi tử nạn do rơi từ tầng 17 tại một toà nhà ở Đà Nẵng xuống đất, thi thể nam công nhân bị người cùng công ty bỏ vào cốp xe chở ra Huế
Ngày 25/5, thông tin PV VTC News có được, sau khi nhận được tin báo từ lực lượng công an ở Thừa Thiên – Huế, đêm 24/5 Công an TP Đà Nẵng cử tổ công tác ra Huế khám nghiệm tử thi để điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Hoàng Trọng D. (SN 1981, trú phường Thủy Xuân, TP Huế) sau khi anh này bị cho là rơi từ tầng 17 tại một toà nhà ở Đà Nẵng xuống đất, chết tại chỗ.
Chiếc xe ô tô chở thi thể nạn nhân Hoàng Trọng D. từ Đà Nẵng ra Huế. (Ảnh: QT)
Trước đó, khoảng 18h30 ngày 24/5, người thân của gia đình nạn nhân Hoàng Trọng D. hốt hoảng khi tiếp nhận thi thể của người thân bị bỏ trong cốp xe BKS: 43A-500.92. Bức xúc và nhận thấy có nhiều dấu hiệu bất thường nên người nhà nạn nhân D. tạm giữ 2 người đi trên chiếc xe nói trên và báo cho cơ quan công an.
Danh tính 2 người sau đó được xác định là Phạm Văn T. và Hồ Đắc Thanh Đ. (trú TP Đà Nẵng). Làm việc với công an địa phương, 2 người đi trên xe BKS: 43A – 500.92 khai anh D. bị tai nạn lao động rơi từ tầng 17 của một công trình nhà cao tầng xuống đất. Nghĩ rằng anh D. tử vong không có cơ hội cứu chữa nên họ dùng ô tô chở thi thể anh về bàn giao cho gia đình.
Thi thể anh D. được bỏ trên chiếc cán sắt rồi bỏ lọt thỏm trong cốp xe để chở từ Đà Nẵng ra Huế. (Ảnh: QT)
Lời giải thích của 2 người đàn ông lạ mặt khiến gia đình nạn nhân bức xúc. Họ nhận thấy cái chết của anh D. và hành động bỏ thi thể nạn nhân trong cốp xe của những người trên là bất thường, yêu cầu cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Được biết, cách đây 6 tháng, anh Hoàng Trọng D. vào Đà Nẵng làm công nhân cho Công ty Cổ phần Cơ điện Mecoco (địa chỉ tại đường Lê Văn Hiến, TP Đà Nẵng). Anh này cùng các công nhân đang thi công hệ thống dẫn điện tại dự án Condo 2 (107 đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn).
khoàng 15h chiều 24/5, gia đình anh D. nhận được điện thoại thông báo người thân của mình chết do tai nạn lao động. Sau khi thi thể anh D. được 2 người đàn ông nói trên bỏ trong cốp xe đưa về nhà thì 22h ngày 24/5, một nhóm người xưng là nhân viên của Công ty Cơ điện Mecoco tìm đến gia đình anh D. để chia sẻ sự việc.
Cơ quan công an đang làm việc với những người liên quan. (Ảnh: QT)
Người tự xưng là đại diện Công ty Cơ điện Mecoco nói với gia đình nạn nhân D. rằng, đơn vị đang nhận thi công gói thầu xây lắp điện tại công trình chung cư cao cấp Condo 2 trên đường Võ Nguyên Giáp. Mặc dù là ngày chủ nhật nhưng do anh D. là công nhân theo dạng khoán nên làm thêm trong ngày nghỉ.
Video đang HOT
Khi anh bị tai nạn rơi từ tầng 17 xuống đất và chết, do hoảng loạn nên người của công ty tìm xe đưa anh D. về với gia đình.
Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo "cách ly xã hội giai đoạn 2"
Thủ tướng đồng ý với việc phân loại các địa phương thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp tương ứng.
Thủ tướng nêu rõ sẽ có Chỉ thị mới để triển khai các chủ trương, biện pháp cụ thể. Hướng điều hành, chỉ đạo, theo Thủ tướng, cần từng bước giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội một cách thận trọng, đồng bộ, có bước đi phù hợp với hoàn cảnh của mỗi tỉnh, thành phố, mỗi địa phương, để vừa phòng chống dịch hiệu quả tích cực, vừa phát triển kinh tế-xã hội.
Theo đó từ đêm qua đến hôm nay (16/4), các tỉnh thành trên cả nước đồng loạt ra thông báo về biện pháp "cách ly xã hội" cụ thể áp dụng tại địa phương mình.
Cửa hàng ăn uống được mở cửa bán cho khách mang về
Tối 15/4, UBND TP Đà Nẵng có văn bản nêu ý kiến chỉ đạo của ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động trở lại từ 0h ngày 16/4/2020 theo hình thức bán trực tuyến (bán online) và bán cho khách mang về, thay vì ngừng hoạt động hẳn như chỉ đạo trước đó. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được yêu cầu tuyệt đối không phục vụ tại chỗ.
Các hàng quán ở Đà Nẵng được bán đồ ăn, uống cho khách mang về trở lại từ 16/4 (Ảnh: Tâm An)
Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch. Cơ sở nào không thực hiện sẽ phải đóng cửa.
Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh tinh thần không chủ quan, buông lỏng, không để dịch bùng phát trên địa bàn thành phố.
Sáng 16/4, theo tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các lĩnh vực tiếp tục tạm dừng hoạt động đến hết ngày 22/4 là các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lĩnh vực vui chơi giải trí tập trung đông người; các lễ hội, phố đi bộ; các cơ sở lưu trú; di tích, bảo tàng, công viên, thắng cảnh, địa điểm tham quan; taxi và giao thông công cộng nội tỉnh; tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, cắm trại, tắm biển tại các địa điểm công cộng.
Các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ trên đường Hùng Vương, TP Huế đã mở cửa bán hàng trở lại vào sáng 16/4 (Ảnh: Đại Dương)
Riêng các nhà hàng ăn uống không được phục vụ tại chỗ nhưng được phép hoạt động bán hàng online, đặt hàng qua mạng, điện thoại và giao hàng tận nhà. Các chủ cơ sở chịu trách nhiệm quản lý các người giao hàng tận nhà (shipper) về tình trạng dịch tễ và vệ sinh y tế.
Hình thức bán online tại các quán cafe ở Huế, hình ảnh ghi nhận sáng 16/4
Huế cũng vận động, khuyến khích tổ chức ma chay, cưới hỏi, lễ tiệc theo nghi lễ truyền thống tại nhà, không tập trung đông người.
Hãng taxi được hoạt động nửa công suất
Tối ngày 15/4, TP Hải Phòng ban hành văn bản hỏa tốc về chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19. Theo đó yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của UBND thành phố đến hết ngày 22/4.
Từ 0h ngày 16/4, tạm dừng hoạt động của tổ kiểm soát phòng chống Covid-19 ở thôn, tổ dân phố và các chốt kiểm soát phòng chống dịch cấp xã, phường, thị trấn, quận, huyện đến khi có chỉ đạo của UBND thành phố.
Nhiều hoạt động giao thông đã được nới lỏng. (Ảnh: An Nhiên)
Về hoạt động giao thông vận tải, cho phép các bến phà, bến đò kết nối với tỉnh Thái Bình và tỉnh Hải Dương hoạt động trở lại nhưng chỉ hoạt động từ 6h đến 8h và từ 16h đến 18h hàng ngày.
Cho phép 50% số đầu xe của từng hãng taxi hoạt động trong phạm vi địa bàn thành phố và số người trên xe chỉ được dưới 50% số ghế.
Đối với người ra vào thành phố, cho phép người trước khi về Hải Phòng mà không phải từ 12 địa phương nhóm nguy cơ cao được vào thành phố và không phải cách ly y tế tập trung, nhưng phải có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi đi.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị bố trí tối đa 50% số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến cơ quan làm việc; phần còn lại làm việc tại nhà. Đồng thời, đối với việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của công dân, triển khai tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính đối với các trường hợp không thể thực hiện qua giao dịch điện tử.
Bán hàng ăn uống tại chỗ cho khách nội tỉnh
Theo chỉ thị mới của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải, những hoạt động được phép mở cửa trên địa bàn tỉnh là các cơ sở kinh doanh, buôn bán các mặt hàng phục vụ trực tiếp nhu cầu thiết yếu của người dân; Cơ sở dịch vụ ăn uống, nước giải khát, hàng quán, địa điểm tham quan, du lịch (phục vụ khách nội tỉnh); Các hàng quán vỉa hè, hàng rong (chỉ được bán mang về); Các hoạt động thể dục, thể thao.
Cà Mau cho phép hàng quán kinh doanh ăn uống, giải khát... được hoạt động trở lại từ ngày 16/4. (Ảnh minh họa: Huỳnh Hải)
Riêng đối với khách du lịch ngoài tỉnh, căn cứ vào tình hình thực tế của công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch tỉnh sẽ cho ý kiến sau ngày 25/4.
Trong hoạt động vận chuyển hành khách, đối với phương tiện đăng ký trên 7 chỗ ngồi chỉ được vận chuyển tối đa không quá 50% số chỗ ngồi theo đăng ký và bố trí ngồi giãn cách giữa các ghế; Các loại hình vận tải hàng hóa vẫn hoạt động bình thường.
"Đối với các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, doanh nghiệp, hộ gia đình, khi lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện vi phạm các biện pháp phòng, chống dịch thì người đứng đầu, chủ các cơ sở, doanh nghiệp và hộ gia đình và cá nhân vi phạm phải bị xử lý theo quy định", Chủ tịch Cà Mau chỉ thị rõ.
Cần Thơ được xếp vào nhóm 15 tỉnh, thành có nguy cơ vừa. Tối 15/4, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ký công văn gửi giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan, ban, ngành TP về việc tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16 và 15 của Thủ tướng cho đến khi có thông báo mới.
Văn bảo của UBND TP về việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 (Ảnh: Hoàng Tùng)
Tối 15/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Công điện khẩn về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hóa tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến hết kỳ nghỉ lễ 30/4. (Ảnh: Duy Tuyên)
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến hết ngày 30/4/2020.
Thanh Hóa nằm trong nhóm tỉnh có nguy cơ vừa. Ngoài những biện pháp cách ly xã hội như Thủ tướng chỉ đạo, tỉnh này quyết định học sinh các cấp tiếp tục nghỉ học đến hết kỳ nghỉ lễ 30/4; Cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Nhà nước đi làm bình thường từ ngày 16/4/2020 nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại công sở.
(Đồ họa: Ngọc Diệp)
Nhóm phóng viên
Du khách nhiễm nCoV trên tàu Diamond Princess không xuống cảng biển Chân Mây Cơ quan chức năng tỉnh TT- Huế vừa khẳng định trong số 61 du khách trên tàu Diamond Princess bị nhiễm với virus Corona thì không có người nào rời tàu để đi tham quan Huế, Đà Nẵng và Hội An khi cập cảng Chân Mây. Tàu Diamond Princess từng cập cảng Chân Mây (ảnh A.P) Hiện nay, Nhật Bản công bố có...