Gia đình đoàn tụ ở TPHCM sau 64 năm, 3 anh em nói 3 thứ tiếng
Cuộc đoàn tụ diễn ra ở TPHCM. Cuộc trò chuyện có cả 3 thứ tiếng: Anh, Trung, Việt nhưng họ vẫn hiểu nhau bởi cả 3 đều có chung những ký ức và những câu hỏi đau đáu bấy lâu nay về cha mẹ.
Sự ly tán của gia đình 3 anh chị em khởi nguồn từ cách đây 64 năm, khi người em út mới được vài tháng tuổ.i.
Từ lúc bắt đầu có trí nhớ, ông Phó Cạnh Quân đã thấy mình sống cùng cha mẹ gốc Hoa và 3 anh chị ở Bến Chương Dương ( Sài Gòn).
Ông không biết, người mẹ ấy không phải là mẹ ruột của ông, mà là vợ cả của ba. Những người anh, người chị mà ông sống cùng suốt những năm tháng tuổ.i thơ cũng là anh chị cùng cha khác mẹ.
Ông không nhận ra vì họ luôn yêu thương ông.
Ông Phó Cạnh Quân không hề biết mình có 2 anh chị ruột cho tới gần đây, sau khi cha ông mất
Cho đến năm 1972, người anh thứ hai của ông tìm đường sang Hong Kong (Trung Quốc). Năm 1976, khi ông 16 tuổ.i, người anh bảo lãnh cho cha mẹ và các anh chị em cùng sang, để một mình ông ở lại.
Một năm sau, ông sang Australia và sống ở tiểu bang Victoria cho đến giờ, khi ông đã ở tuổ.i 64.
Mãi đến gần đây, sau khi cha mất, ông Quân mới biết sự thật, rằng mình không phải là con ruột của mẹ, rằng ông còn có 1 người anh, 1 người chị ruột khác ở Việt Nam.
Ông bất ngờ, khi ngần ấy năm, cha không hề nói cho ông biết nửa lời.
Ông nhớ về những ngày tháng còn ở Sài Gòn. Cha ông có một cửa hàng sửa đồng hồ nhỏ ở chợ Thái Bình – nơi hai cha con đã có những cuộc trò chuyện vui vẻ, không khoảng cách. Đó là những năm tháng hạnh phúc trong cuộc đời mà ông không thể quên.
Cuộc hôn nhân đổ vỡ của cụ ông Phó Giám và cụ bà Từ Hữu khiến 3 đứa con phải xa nhau
Quay lại thời điểm năm 1959, khi cậu bé Quân mới chào đời được vài tháng. Cụ ông Phó Giám và cụ bà Từ Hữu cắt đứt quan hệ. Cụ bà giữ lại 2 người con lớn chừng 2-3 tuổ.i. Cụ ông mang con út về nhà vợ cả ở Bến Chương Dương (Sài Gòn).
Hai người con lớn là anh Quyền và chị Linh khi ấy vẫn chưa biết gì, được đưa về gửi nhà ngoại. Họ lớn lên mà không hề biết về cha và người em ruột của mình.
Giống như người chồng cũ, cụ Từ Hữu cũng tuyệt nhiên không nói gì với các con về cha đẻ, về cậu em hay về gia đình nhà nội. Sau khi chia tay chồng, cụ Từ Hữu đổi họ cho 2 con sang họ mẹ, thành Từ Quốc Quyền và Từ Bạt Linh Linh.
Thiếu vắng hình bóng người cha, ông Quyền và bà Linh đã có một tuổ.i thơ nhiều thiếu thốn và vất vả. Cụ Từ Hữu sau đó tái giá với một thương gia người Singapore, sinh thêm 2 người con nữa.
Sau này, người chồng mới phải về nước, để lại cho cụ bà một căn nhà và khoản trợ cấp hàng tháng để nuôi 2 con chung. Nhờ vậy mà ông Quyền và bà Linh cũng được đón về sống bên mẹ một thời gian.
Ông Quyền và em gái được đổi sang họ mẹ
Ông Quyền vẫn nhớ, mẹ ông là một người nghiêm khắc và kín tiếng. Ngày ấy, ông coi bà ngoại như mẹ mình. Ngoại mất sớm là một cú sốc với ông.
Đến khi không còn được nhận trợ cấp từ người chồng thứ hai nữa, cụ Từ Hữu phải ra chợ Thái Bình buôn trứng vịt để nuôi các con.
Một mẹ nuôi 4 con khiến cuộc sống gia đình vô cùng chật vật. Bà Linh phải bỏ học từ năm lớp 8, ông Quyền bỏ học năm lớp 11.
Để mưu sinh, ông trải qua đủ các nghề lao động chân tay: Phụ hồ, bưng bê… “Mất cha là vậy” – ông bùi ngùi nhớ lại những ngày tháng ấy.
Cuộc sống của ông chỉ tươi sáng dần lên khi cưới được người vợ tháo vát, chịu thương chịu khó. Còn bà Linh, bây giờ đã quy y cửa Phật. Bà thấy cuộc sống trong chùa phù hợp với mình.
Mặc dù đã không vướng bụi trần nhưng khi được thông báo có một người em ruột muốn tìm lại, bà vẫn sẵn lòng đón nhận.
Bà Từ Bạt Linh Linh hiện đã quy y cửa Phật
“Năm nay tôi đã 64 tuổ.i, còn gì để mất nữa đâu. Tại sao lại không đi gặp anh chị ruột của mình vào những năm cuối đời để trở nên hạnh phúc hơn, để được hưởng không khí gia đình đoàn tụ?” – ông Quân đã suy nghĩ như vậy khi từ Australia trở về Việt Nam với hy vọng tìm lại được người thân.
Nhờ sự kết nối của chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, 3 anh em ông đã có cuộc gặp gỡ đầy xúc động và hạnh phúc ngay tại TPHCM.
Họ ôm nhau và trò chuyện với thoáng chút bỡ ngỡ khi người thì đã quên gần hết tiếng Việt, người thì đã quên tiếng Hoa. Cuộc trò chuyện bằng tiếng Việt, tiếng Hoa và tiếng Anh chen nhau lẫn lộn nhưng họ vẫn hiểu nhau bởi cả 3 đều có những câu hỏi đau đáu bấy lâu nay về cha mẹ ruột của mình.
Ông Quân biết rằng, cụ Từ Hữu mẹ mình đã mất vì bệnh ung thư ở tuổ.i 60. Ông thoáng bất ngờ khi đến những ngày cuối đời, mẹ cũng chẳng hề nhắc gì đến cha, đến con út là ông với 2 người con lớn.
Nhưng có lẽ, những điều ấy bây giờ không còn quan trọng. Quan trọng là ông đã tìm được về với người anh, người chị ruột mà hơn 60 năm qua, ông không hề biết họ có tồn tại trên đời.
Cuộc hội ngộ của 3 anh chị em ruột, lẫn lộn giữa 3 thứ tiếng Anh, Hoa, Việt
Khó tin chuyện mẹ không nhận ra con ruột sau 4 năm đi Hàn Quốc: Người trong cuộc hé lộ lý do
Phản ứng của người mẹ đã nhận được hơn 1,8 triệu lượt xem.
Cứ đến dịp cuối năm, trên MXH lại xuất hiện nhiều đoạn clip du học sinh hay các bạn trẻ xa quê trở về thăm gia đình sau quãng thời gian dài sinh sống ở nước ngoài. Những phản ứng thú vị của cha mẹ như vui vẻ, bật khóc... đều khiến người xem không khỏi nghẹn ngào và đếm ngược đến ngày trở về bên những người thân.
Điển hình như mới đây, một cô gái tên là Hồng Trang (SN 1997, Thanh Hoá) cũng đã khiến 1,8 triệu người không thể rời mắt khi chia sẻ về hành trình trở về thăm gia đình.
Hồng Trang không hề báo trước sẽ trở về nhà, mà đóng giả thành "bạn của em gái". Cô nàng cũng "qua mắt" cha mẹ bằng việc đeo khẩu trang và mặc áo trùm kín đầu. Khoảnh khắc Hồng Trang bước vào, mẹ không hề nhận ra đây là đứa con gái đã xa nhà bấy lâu nay.
Đến khi Hồng Trang tháo khẩu trang ra thì mẹ mới ngỡ ngàng và chạy đến ôm con gái. Khoảnh khắc thú vị này đã nhận được rất nhiều bình luận xúc động trên mạng xã hội: "Vừa cười vừa rưng rưng nước mắt luôn đó", "Tự dưng xem video mà nước mắt tuôn rơi, con lại nhớ nhà rồi"...
Tuy nhiên, cũng có một số netizen thắc mắc khi không biết vì sao mẹ của Hồng Trang lại không nhận ra được con gái:
- "Mình trùm áo chống nắng khẩu trang kính cận bản to. Kiểu không hở xíu nào mà bố mẹ liếc một phát là nhận ra ngay, chưa kịp vào nhà nữa".
- "Mẹ nhìn cỡ đó mà không ra nhỉ. Nhiều cha mẹ thấy con mình đứng một chút trong bóng đêm ở ngoài đường cũng đã nhận ra được rồi".
- Bữa mình đi học đại học, cuối tuần về cũng tạo bất ngờ như thế này, kiểu không nhắn trước ấy. Mình cũng mặc giống bạn nữ vậy. Dù mình không lên tiếng nhưng mẹ nhận ra được ngay, nhìn thương và yêu gia đình lắm luôn".
Ánh mắt "ngập tràn hạnh phúc" của mẹ khi thấy Hồng Trang trở về nhà.
Liên hệ với chủ nhân video, Hồng Trang cho biết đang làm công việc điều phối viên, thông dịch viên nha khoa cho người Việt Nam ở Hàn Quốc.
Cô bạn tâm sự khi thấy clip của mình viral trên mạng: "Lúc đầu mình không nghĩ video sẽ viral như vậy đâu. Mình chỉ muốn chia sẻ và lưu giữ những khoảnh khắc về thăm gia đình. Mình nhớ đăng video khá muộn, lúc sau đi ngủ luôn, ai ngờ sáng dậy thấy rất nhiều người xem và quan tâm".
Hồng Trang cho biết đã sinh sống và học tập tại Hàn Quốc được gần 8 năm. Trong suốt quãng thời gian dài đó, chỉ có 2 lần cô bạn về thăm gia đình. Một lần là trước dịch, và đây cũng là lần về thứ 2, cách đến tận 4 năm. Do đó, Hồng Trang mới nghĩ đến việc sẽ tạo bất ngờ vì quá lâu rồi không về thăm nhà.
"Mình biết chắc chắn là mẹ không nhận ra vì lúc chào, mình cố tình đổi giọng, mặc đồ rộng và đeo khẩu trang, đeo kính nên rất khó nhận ra. Nhưng khi mình vừa bỏ khẩu trang ra là mẹ nhận ra con gái ngay", Trang chia sẻ thêm.
Hồng Trang đã có gần 8 năm sinh sống và làm việc ở Hàn Quốc.
Lần trở về thăm gia đình này, Trang chỉ tiết lộ trước cho em gái đang ở học ở Hà Nội. Cô bạn nói thêm: "Trước hôm về, mình đã bảo em gái thông báo với mẹ là được nghỉ vài ngày và sẽ dẫn bạn cùng phòng về quê chơi. Cả bố và mẹ đều không hề nghĩ rằng mình sẽ về, nên mẹ đã rất bất ngờ với biểu cảm như trong video.
Thực sự, mình rất vui và hạnh phúc vì đã lâu lắm rồi không được gặp bố mẹ và người thân. Về nhà thì mình được ăn cơm mẹ nấu và quây quần bên gia đình. Đó là khoảnh khắc vô cùng quý giá với những người đang sống xa quê như mình".
Như biết bao bạn trẻ khác sau quãng thời gian xa gia đình và trở về nhà, Hồng Trang cũng rất trân trọng những kỉ niệm ấm áp này.
Cô bạn tâm sự: "Thời gian bên gia đình giúp mình nhận ra: dù cuộc sống có bận rộn thì những phút giây bên người thân vẫn là điều quý giá nhất. Mình cũng cảm thấy biết ơn vì có một gia đình ấm áp và luôn ủng hộ mình.
Mình cũng đã đọc nhiều bình luận của các bạn và biết rằng có rất nhiều người đang làm việc tại Hàn Quốc, vì nhiều lý do mà không thể về thăm gia đình. Điều đó khiến mình càng thêm trân trọng và biết ơn khi có cơ hội trở về. Mình muốn gửi gắm đến tất cả các bạn đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài rằng hãy luôn cố gắng nỗ lực vì dù cuộc sống có khó khăn, vất vả đến đâu thì vẫn luôn có nhà là nơi để trở về".
Gia đình của Hồng Trang luôn bên cạnh cô bạn.
Đường về nhà chỉ 20km, người đàn ông mất 70 năm tìm Đến ngày đoàn tụ, người đàn ông mới nhận ra nhà của bố mẹ đẻ chỉ cách nơi ông đang sống 20km. Sáng ngày 3/5/2024, ông Tôn Kiến Bình, người lạc mất bố mẹ ruột 70 năm, cuối cùng đã trở về căn nhà nơi mình sinh ra ở thành phố Vô Tích (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). Trước sự chứng kiến của...