Gia đình diễn viên Australia bị Trung Quốc tuyên tử hình lên tiếng
Trong một tuyên bố được công bố bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, gia đình của Karm Gilespie cho biết họ “rất buồn trước tình huống này”.
Karm Gilespie, cựu diễn viên Sydney, hôm 10/6 bị tòa án Trung Quốc kết án tử hình về tội buôn lậu ma túy. Vụ án đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận hai nước và quốc tế. Gia đình ông Gilespie đã cầu xin sự riêng tư, cũng như mong muốn bạn bè của ông ngừng suy đoán về vụ án.
“Chúng tôi sẽ không đưa ra bất kỳ bình luận nào và yêu cầu giới truyền thông tôn trọng quyền riêng tư của chúng tôi vào thời điểm khó khăn này”, tuyên bố cho biết.
“Chúng tôi cũng yêu cầu bạn bè và người quen của Karm ngừng suy đoán về hoàn cảnh hiện tại của anh ấy, điều mà chúng tôi không tin là hỗ trợ cho vụ việc của anh ấy”.
Tòa án Trung cấp Quảng Châu trên trang web của mình sáng 10/6 tuyên bố Gilespie đã bị kết án tử hình vì buôn lậu ma túy và sẽ bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên phán quyết được đưa ra bởi tòa án Trung Quốc theo quy định của pháp luật. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết ông Gilespie, khoảng 55 tuổi, đã bị bắt vào đêm giao thừa năm 2013 tại sân bay Bạch Vân Quảng Châu, phía tây bắc Hong Kong, với hơn 7,5 kg methamphetamine trong hành lý ký gửi. Việc ông Gilespie bị bắt không được công khai.
Ông Gilespie biến mất vào năm 2013, theo lời của những người bạn của ông đưa ra trong những ngày gần đây.
Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 15/6 nói rằng các quan chức nước này đang làm việc để giành lại quyền tự do của cựu diễn viên bị Trung Quốc giam giữ từ năm 2013 và vừa bị kết án tử hình.
Karm Gilespie, công dân Australia bị Trung Quốc kết án tử hình hôm 10/6. Ảnh: Guardian.
Nhiều người bạn của Gilespie cho rằng đây là lần đầu tiên họ biết nơi ở của ông kể từ khi họ mất liên lạc hơn 6 năm trước.
Jill Parris, người cho biết cô là bạn thời thơ ấu của Gilespie, viết trên Facebook rằng cô đã tìm kiếm ông từ năm 2013 vì trước khi ông biến mất, họ thường xuyên liên lạc với nhau.
Parris còn nói rằng Gilespie đột nhiên biến mất trong khoảng thời gian Giáng sinh năm 2013, sau khi gọi cho cô nói rằng ông đang đi công tác ở Thái Lan với người bạn gái mới.
“Tôi đã bắt anh ấy hứa sẽ liên lạc với tôi khi anh ấy đến đó và anh ấy đã hứa sẽ làm như vậy”, Parris kể lại.
Chính phủ Australia thường lặng lẽ ủng hộ phía sau các công dân gặp rắc rối pháp lý ở nước ngoài, theo Guardian.
Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne cho biết sự phản đối của nước này với án tử hình là nhất quán và “ai cũng nắm rõ”.
“Chúng tôi ủng hộ nhất quán việc bãi bỏ án tử hình trên toàn thế giới, thông qua mọi con đường ngoại giao có sẵn với chúng tôi”, bà Payne nói.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho ông Gilespie sự hỗ trợ lãnh sự. Ý định của chúng tôi là đồng hành với gia đình và những người thân yêu của ông ấy”.
Bản án có thể làm tăng thêm căng thẳng cho mối quan hệ ngoại giao và thương mại vốn đang không mấy thuận lợi giữa Australia và đối tác thương mại lớn nhất của nước này, Trung Quốc.
Cảnh sát Australia xông vào tang lễ, bị tố 'vô cảm' thực thi lệnh cách ly xã hội
Công dân Australia bức xúc khi cảnh sát xông vào đám tang của người cha để thực thi biện pháp cách ly xã hội, không dành sự tôn trọng cho người quá cố.
Khi 2 sỹ quan cảnh sát mang theo súng bước vào nhà thờ để đếm số người tham dự đám tang của bố mình, Helen Kolovos nói rằng, cô thấy đau lòng và có cảm giác "mình như một tên tội phạm".
Các đám tang ở Australia bị giới hạn 10 người tham dự kể từ tháng 3, như một phần trong nỗ lực của chính phủ để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Người phụ nữ Australia bức xúc khi cảnh sát có các biểu hiện không tôn trọng khi tới đám tang của cha mình. (Ảnh: Shutterstock)
Gia đình của Kolovos cũng phải tuân thủ yêu cầu này. Trong đám tang người cha, cô và thành viên trong gia đình ngồi trên những chiếc ghế riêng biệt để đảm bảo giãn cách xã hội. Thời điểm nghi lễ kết thúc, quan tài được khiêng đi cũng là lúc cảnh sát tiến vào.
"Khi thấy họ tiến vào lúc đó, tôi thực sự thấy đau đớn. Thật vô lễ khi mang súng vào nhà thờ, điều đó chống lại tôn giáo của chúng tôi. Khi bước vào, họ không cúi đầu hay làm bất cứ điều gì. Họ bắt đầu nói chuyện với một số người làm việc tại nhà thờ và ghi chép. Và k hoảnh khắc tiễn đưa cha tôi bị tước mất", Kolovos nói.
Từ tháng 2, chính quyền Australia áp dụng hàng loạt các biện pháp mạnh tay để thực hiện cách ly xã hội, trao thêm quyền cho cảnh sát để giám sát việc thực thi các biện pháp này.
Tuy nhiên, các chuyên gia tư pháp cho rằng, một số sỹ quan đang thi hành luật một cách không nhất quán và tùy tiện.
Ở hầu hết các bang, các sỹ quan có quyền phạt tiền hoặc bắt giữ những người tập trung trên 2 người hoặc xuất hiện ngoài đường mà không có lý do hợp lý.
Nhiều tuần qua, tỷ lệ các ca mắc COVID-19 tại Australia giảm và tỷ lệ nghịch với số tiền phạt mà cảnh sát thu về.
Tính tới 5/4, cảnh sát Victoria phạt tiền 199 trường hợp và có thêm 931 giấy phạt 8 ngày sau đó. Trong khi, tiểu bang này ghi nhận thêm 146 ca nhiễm mới.
Video: Cảnh sát Mỹ kéo người không đeo khẩu trang ra khỏi xe buýt
Tại New South Wales, cảnh sát phạt 464 người và ra trát hầu tòa với 57 trường hợp vì vi phạm các hạn chế đi lại. Hơn 155 người trong số đó vi phạm vào tuần lễ Phục sinh.
Chính quyền các bang nói rằng, các biện pháp là cần thiết để kiểm soát sự lây lan của virus. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cảnh sát ở một số bang bị tố mạnh tay, áp dụng không nhất quán so với các biện pháp ban hành.
Tuần trước, tờ News Corp đăng tải đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông bị còng tay cùng 10 cảnh sát xuất hiện bên cạnh.
Luật sư Peter O hèBrien, người chuyên về các vụ án dân sự ở thành phố Sydney nói rằng, việc trao cho cảnh sát toàn quyền đôi khi khiến việc thi hành án của họ trở nên tùy tiện.
SONG HY
Điều tra COVID-19: Trung Quốc tiết lộ cuộc gọi riêng, tố Australia 'chiêu trò' Các nhà ngoại giao Australia bất ngờ khi nội dung cuộc gọi riêng giữa Đại sứ Trung Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) bị tiết lộ. Tranh cãi ngoại giao giữa Australia và Trung Quốc về sự bùng phát COVID-19 tiếp tục gia tăng sau khi cuộc điện đàm giữa quan chức hai bên bị tiết lộ. Hôm...