Gia đình cô dâu Việt ‘đoàn tụ’ trong nước mắt ở Hàn Quốc
Hôm qua, cha mẹ của cô dâu xấu số Thạch Thị Hoàng Ngọc bị người chồng Hàn Quốc tâm thần đâm chết, đã bật khóc nức nở khi nhìn thấy quan tài con gái tại bệnh viện quận Saha, Busan.
Mẹ của Ngọc, bà Trương Thị Út, đã nén đau thương sang nơi đất khách để đưa con về nhưng nỗi đau của bà như vỡ òa khi nhìn thấy thi thể đầy thương tích của con gái. Bà Út và ông Sang, bố của nạn nhân, không thể ngờ được sau 7 ngày làm dâu nơi xứ người, cô con gái xinh đẹp của mình lại có một kết cục bi thảm như vậy.
Theo thông tin từ Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP HCM, sau khi bố mẹ cô dâu Ngọc đến Hàn Quốc và quyết định về hậu sự của cô gái, các thủ tục giao thi thể sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa biết được ngày về nước của cha mẹ Ngọc.
Trước đó, ngày 12/7, Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP HCM đã xét cấp visa khẩn cho gia đình Ngọc. Hội Hàn Kiều tại TP HCM đã trao 5.000 USD tiền hỗ trợ kinh phí bao gồm vé máy bay, phí đi lại và phí đưa hài cốt nạn nhân về Việt Nam cho gia đình nạn nhân.
Bà Út, mẹ của cô dâu Ngọc, khóc ngất khi nhìn thấy quan tài của con
Dư luận phẫn nộ
“Sốc chưa phải là từ thích hợp. Đó phải là cảm giác xấu hổ và nhục nhã mà hầu như mọi người dân Hàn Quốc cảm thấy khi một vụ bạo hành gia đình lại dẫn tới cái chết của một cô dâu ngoại”, tờ Korea Times viết hôm 12/7.
Video đang HOT
Báo này cho rằng một cô gái 20 tuổi sẽ không đời nào cưới một người đàn ông 47 tuổi nếu biết rằng ông ta có một bệnh án lâu dài về rối loạn thần kinh. Như vậy, có tới ba thủ phạm cùng đẩy cô gái trẻ Việt này tới cái chết bi thảm, đó là người chồng Hàn Quốc ích kỷ cùng gia đình ông ta, những kẻ môi giới mờ mắt vì tiền và các quan chức chịu trách nhiệm quản lý vụ việc này.
Việc hãng môi giới bưng bít thông tin về người đàn ông Hàn bị tâm thần là “không thể bào chữa”, tờ Korea Harald nhận định. Còn theo Donga Ilbo, những vụ việc như vậy gây tổn hại nặng nề hình ảnh quốc gia.
“Việc đàn ông Hàn Quốc lạm dụng những người vợ ngoại quốc có thể tạo nên một vết nhơ trong quan hệ ngoại giao quốc tế, và điều này không hề tốt cho chúng ta”, Joongang Daily kết luận.
Trong một lá thư gửi tới Joongang Daily, độc giả Steve Truong bày tỏ: “Tôi thực sự choáng váng khi hay tin một phụ nữ trẻ người Việt đang ở độ tuổi tràn đầy sức sống và mơ ước đã ra đi mãi mãi khi mới làm vợ được 7 ngày nơi đất khách. Dù kẻ giết người có vấn đề về thần kinh nhưng chắc chắn vụ việc thương tâm này có thể được ngăn chặn nếu như hệ thống luật pháp, Chính phủ hai nước có những biện pháp phối hợp chặt chẽ hơn”.
Cô dâu Việt tươi tắn bên người chồng Hàn Quốc mà không hề biết rằng người đàn ông 47 tuổi này mắc bệnh tâm thần.
Những con số “giật mình”
Trong nhiều năm qua, số lượng đàn ông Hàn Quốc tìm vợ ngoại ngày càng gia tăng, chủ yếu là ở các nước Đông Nam Á. Hiện nay, cứ 10 nam giới Hàn Quốc thì có một người lấy vợ nước ngoài. Tỷ lệ này còn nhiều hơn ở các khu vực nông thôn. Con số thống kê chính thức cũng cho thấy 47% các cô dâu ngoại tới Hàn Quốc năm ngoái là người Việt, 26% từ Trung Quốc và 10% từ Campuchia.
Tuy nhiên, xu hướng này lại gây những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là cho phụ nữ. Những người môi giới có thể dễ dàng “hớt” tiền từ các cô dâu ngoại và sắp đặt hôn nhân, mà nhiều trường hợp không khác việc buôn người là mấy. Những cô gái địa phương bị “lu mờ” bởi viễn cảnh xuất ngoại cùng người chồng “trong mơ”. Rất hiếm người được cung cấp đầy đủ thông tin về người đàn ông mà họ sẽ cùng “se tơ kết tóc”.
Theo khảo sát của Chính phủ Hàn Quốc, 1,3 trên 10 cô dâu ngoại cho biết họ cảm thấy mình bị lừa dối ở một mức độ nào đó sau khi kết hôn với đàn ông Hàn Quốc. Đó chính là trường hợp của cô dâu Thạch Thị Hoàng Ngọc cùng nhiều cô dâu ngoại khác ở Hàn Quốc. Có người bị giết chết, có người tìm cách trốn thoát hay có người phải tiếp tục chịu cảnh bị lạm dụng cả về thể xác lẫn tinh thần. Nếu như những người phụ nữ này biết được bản chất của người chồng tương lai, chắc chắn những trường hợp thương tâm như vậy sẽ giảm thiểu đáng kể.
Cần những biện pháp mạnh tay
Trước tình hình đó, Chính phủ một số nước đã tự tìm giải pháp, cụ thể là Campuchia đã có những hành động thiết thực để bảo vệ công dân của mình. Chính quyền nước này đã ra lệnh cấm phụ nữ Campuchia lấy chồng Hàn Quốc. Và khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen gặp gỡ Tổng thống Lee Myung-bak vào tháng 10/2009, ông đã thẳng thắn đề nghị Hàn Quốc chú ý đặc biệt tới những cô dâu Campuchia sinh sống ở “ xứ sở kim chi”.
Tuy nhiên, như Joongang Daily nhận định, Hàn Quốc không nên trông đợi những nước khác tự giải quyết vấn đề của mình mà phải tìm ra phương án cho “vấn nạn” xã hội này. Trong một bước đi tích cực hơn, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã tuyên bố tất cả công dân nam của nước này có kế hoạch kết hôn với người nước ngoài cần tham gia một khóa học về nhân quyền, văn hóa và tập quán nước ngoài của Chính phủ. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng dự định ban hành luật cấm cung cấp visa cho đàn ông có tiền sử mắc bệnh về thần kinh, có tiền án tiền sự hoặc đã từng ly dị ba lần với người nước ngoài.
“Chúng tôi sẽ rà soát chặt chẽ những người đàn ông độc thân đang tìm kiếm vợ ngoại. Những người không đủ tiêu chuẩn chắc chắn sẽ không thể kết hôn với phụ nữ ngoại quốc”, Moon Soo-Yong, một quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp Hàn Quốc khẳng định.
Theo Đất Việt
Truy tố bị can bắn nhau trên phố Đoàn Thị Điểm
Trần Đức Trang, Trần Xuân Ánh trong giải wushu trẻ toàn Quốc lần thứ nhất năm 1999
Viện KSND dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang TAND thành phố Hà Nội truy tố 12 bị can trong trong vụ nổ súng giết người trên phố Đoàn Thị Điểm xảy ra hồi đầu năm ngoái.
12 bị can này gồm: Lê Bá Thành, Bùi Văn Tú bị truy tố về tội giết người và tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Trần Đức Trang bị truy tố về tội giết người. Phạm Ngọc Điệp bị truy tố về tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Các bị can: Chu Hữu Lộc, Triệu Tuấn Anh, Trần Thành Lập bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng. Hai bị can Trần Duy Dương và Nguyễn Quốc Tú bị truy tố về tội không tố giác tội phạm. Ba bị can Đặng Cao Tú, Nguyễn Thị Thanh Hiền và Nguyễn Duy Nam bị truy tố về tội che giấu tội phạm.
Theo cáo trạng, khoảng 21h30 ngày 3/2/2009, sau khi uống rượu tại bar DJ Station 871 Vân Đồn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, giữa Trần Xuân Ánh, nguyên là vận động viên từng đoạt huy chương vàng vô địch wushu Châu Á năm 2000, Đặng Cao Tú và Trần Đức Trang, anh trai của Ánh, với Đỗ Mạnh Cường (tức Cường chuột) xảy ra xô xát thách đố nhau. Sau đó, Đỗ Mạnh Cường gọi điện bắt Ánh phải xin lỗi Cường về việc đánh nhau xảy ra từ ngày 2/12/2004. Ánh không chấp nhận việc này dẫn đến hai bên thách đố, hẹn gặp để giải quyết.
Tiếp đó, Ánh cùng đồng bọn mang theo hung khí gồm: súng AK, súng col xoay, đạn, áo giáp, dao nhọn có cán nối bằng tuýp sắt... đi tới ngã ba Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm. Hai nhóm xông vào bắn, chém lẫn nhau, làm Phạm Văn Thắng bị tử vong và Lê Bá Thành bị thương nặng.
Sau khi vụ án xảy ra, 12 bị can nêu trên đã lần lượt bị cơ quan công an bắt giữ. Gần 10 đồng phạm khác trong vụ án bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã. Trong số này, có cựu vận động viên wushu Trần Xuân Ánh là thủ phạm chính trong vụ án có nhiều tiền án tiền sự.
Trước đó, vào năm 2004, khi là sinh viên ĐH Thể dục Thể thao Trần Xuân Ánh cùng nhóm bạn có mâu thuẫn với Đào Ngọc Thiết. Hai bên hẹn nhau ra quán cà phê ở phố Hàng Cháo để "nói chuyện". Tại đây, Ánh vớ chiếc ghế phang Thiết. Thiết tránh được, rút súng bắn liền 2 phát.
Hai năm sau, Ánh lại liên quan một vụ án khác do mua dâm bé gái 11 tuổi, và bị TAND thành phố Hà Nội xử phạt 5 năm tù. Đầu năm 2009, sau khi mãn hạn tù, Ánh cùng một số người khác đã nảy sinh ý định trả thù những ân oán cũ và gây ra vụ án mạng này.
Theo Đất Việt
Người Hàn Quốc 'sốt' Samsung Glaxy S Theo hãng thông tấn Yonhap, 200.000 điện thoại Samsung Glaxy S đã được bán ra tại xứ sở kim chi chỉ sau 10 ngày phát hành. Cũng theo Yonhap, so với Apple iPhone 3GS, Samsung Galaxy S đang cho thấy sức hút mạnh mẽ với người dùng Hàn Quốc. Nếu như mới chỉ có 800.000 iPhone 3GS được bán ra tại Hàn Quốc...