Gia đình có con trao nhầm bàn kế để trẻ hòa hợp với bố mẹ mới
Lo ngại hai trẻ sẽ bỡ ngỡ khi được trả về với đúng bố mẹ ruột, gia đình anh Sơn, chị Hương đã thỏa thuận, cùng làm công tác tư tưởng để hai bé có cơ hội tiếp xúc gần, cùng ăn, ở tại nhà anh Sơn. Trong tình huống bé không chịu ngủ lại, anh sẽ lại đưa con về nhà chị Hương ngủ và tiếp tục hành trình sáng đón, tối đưa con về.
Gia đình anh Phùng Giang Sơn (hiện đang nuôi bé Phùng Thanh H. – con ruột của chị Hương) chia sẻ đã thống nhất được với chị Vũ Thị Hương (đang nuôi bé Đoàn Nhật M. – con ruột của anh Sơn) trong việc để hai bé bị trao nhầm dần hòa nhập với bố mẹ, gia đình mới.
Chị Hương cũng rất mong muốn cả hai bé sẽ được hòa nhập, gắn kết tình cảm với bố mẹ mới, không để trẻ bị sốc khi “bỗng dưng” phải xa người thân đã chăm nuôi mình 6 năm trời để đến một gia đình mới.
Bệnh viện Ba Vì nơi xảy ra sự cố trao nhầm con hi hữu 6 năm trước.
Trước mắt, chị Hương đã đồng ý tạm nghỉ công việc tại trường mầm non ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trong thời gian này, chị sẽ ở quê, bên con để dành thời gian ở bên cháu M., làm công tác tư tưởng cho con để con dần được tiếp xúc, gây dựng tình cảm với bố mẹ đẻ. Bản thân chị cũng có thể tiếp xúc, gần gũi hơn với con ruột của mình đã 6 năm xa cách do bé bị trao nhầm từ khi sinh.
Theo đó, cả hai gia đình thống nhất trước mắt bé M. sẽ qua nhà anh Sơn để đi học với bé H. Trong tình huống bé lạ, không chịu ngủ lại ở nhà bố mẹ đẻ, chị Hương sẽ lại đón con về ngủ với mình, rồi tiếp tục hành trình sáng đưa, tối đón con về, đến khi nào bé cảm thấy thân thiết, hòa nhập, tự nguyện ở lại nhà bố mẹ. Cả hai gia đình xác định quá trình này có thể kéo dài cả năm trời, nhưng nhất định sẽ nỗ lực để hai con hòa nhập dần, không khiến trẻ bị sốc tâm lý khi bỗng dưng xa người chăm sóc, yêu thương mình 6 năm trời.
Anh Sơn cho biết, trước mắt anh đã đăng kí cho cả hai bé tham gia lớp kĩ năng 1 tuần, sẽ bắt đầu học từ 20/7 tới. Sau đó, đầu tháng 8 cả hai bé sẽ chính thức vào lớp 1.
Video đang HOT
“Mong muốn là vậy, còn lại đều phụ thuộc hoàn toàn vào cảm xúc, phản ứng của hai đứa trẻ. Trước đó hai gia đình cũng đã cho hai bé qua lại với nhau khoảng 10 lần, 2 con tiếp xúc, chơi với nhau vui vẻ. Chúng tôi cũng nói với con về sự thật này. Tôi cũng nghĩ đến phương án, có thể sắp xếp để cháu M. và cháu H. cùng ngủ lại mỗi gia đình 1 tuần. Thời gian đầu chưa quen, vợ chồng tôi sẽ cùng cháu H. lên nhà chị Hương ngủ lại, dù cho có phải kéo dài 1-2 năm đi nữa”, anh Sơn bày tỏ.
Anh Sơn cũng cho biết thêm, ưu tiên số 1 của gia đình hiện tại làm sao để các cháu gần gũi, tình cảm với bố mẹ ruột. Đầu tuần tới, BV Đa khoa Ba Vì cũng có cuộc hẹn làm việc với 2 gia đình để thống nhất lại nhiều nội dung, trong đó quan trọng nhất là hoàn tất các thủ tục giấy tờ cho 2 cháu đi học.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Ba Vì cho biết, Bệnh viện vẫn đang xúc tiến các vấn đề liên quan đến sự cố hi hữu trao nhầm con. Phía bệnh viện sẽ sớm mời gia đình anh Sơn và chị Hương cùng gặp để thỏa thuận mọi việc.
Với số tiền hỗ trợ 300 triệu đồng mà một gia đình đề nghị, hiện tại Quỹ đền bù rủi ro của bệnh viện không đủ tiền để chi trả. Tuy nhiên, ông Hùng cũng mong muốn sự việc không phải đưa ra tòa mà giải quyết giữa ba bên.
Trước đó, gia đình anh Sơn đã gửi đơn kiện đến tòa án huyện Ba Vì với mong muốn được giải quyết sự việc nhanh nhất để nhận lại con trai sau 6 năm bị trao nhầm. Tuy nhiên đến nay tòa chưa thụ lý vụ án vì còn một số vấn đề pháp lý vướng mắc.
Anh Sơn chia sẻ thêm, khi được trao lại con, anh vẫn sẽ gọi tên của con ở nhà là M. để bé không bị bỡ ngỡ, lạ lẫm. Tuy nhiên anh sẽ phải khai sinh lại tên họ của con bởi tên con hiện tại trùng với rất nhiều thành viên khác trong gia đình.
Tương tự trường hợp của gia đình anh Sơn, chị Hương, hai gia đình ở Bình Phước sau khi nhận lại con ruột sau 3 năm bị trao nhầm cũng đã phải thảo luận để hai trẻ ở chung một nhà. Sự việc xảy ra năm 2013, tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Bình Long, chị Nguyễn Thị Thu Trang (28 tuổi, dân tộc Kinh) sinh cùng phòng với chị Thị Liên (26 tuổi, người dân tộc STiêng), cùng sinh con gái và cũng đã bị trao nhầm con.
Đến tháng 7/2016, hai bé gái được trả về cho ba mẹ ruột sau ba năm bị trao nhầm. Tuy nhiên, cả hai gia đình và 2 cháu bé đều sốc bởi cuộc sống lạ lẫm của trẻ ở gia đình mới. Cuối cùng, cả hai nhà đã thống nhất hai bé sống chung với nhau và được hai bên chăm sóc. Đến nay, cả hai bé gái đều hòa hợp như cặp song sinh ruột, ăn ở cùng nhà, học cùng lớp, cùng trường.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Đây là lúc có thể xảy ra nhầm lẫn giữa các trẻ sơ sinh, nhưng các nữ hộ sinh phải đảm bảo không để điều này xảy ra
Tại các bệnh viện lớn, quy trình quản lý trẻ sơ sinh và sản phụ nghiêm ngặt vì vậy rất khó có thể xảy ra chuyện nhầm lẫn.
Sự việc trao nhầm con sau 6 năm mới phát hiện xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Ba Vì khiến cho không ít chị em chuẩn bị sinh con cảm thấy lo lắng. Vậy việc nhầm lẫn giưa cac be thường xảy ra ở công đoạn nào la môi quan tâm cua nhiêu ngươi.
PGS.TS.BS Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, trước đây tại bệnh viện Bạch Mai cũng từng xảy ra việc nhầm lẫn trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, sau đó gia đình phát hiện nên cac chau đươc trả đúng về với bố mẹ ruột ngay.
Nữ hộ sinh tại Bệnh viện Bạch Mai đang thực hiện các thao tác vệ sinh sau khi tắm cho trẻ.
Hiện nay, tại Bạch Mai quản lý trẻ bằng mã số 2 vòng đeo chân nên không có sự nhầm lẫn đáng tiếc nào xảy ra. Đặc điểm vòng đeo chân không thể tháo ra nếu có người cố tình tháo ra thi vòng sẽ hỏng. Dây vòng được làm vừa khit chân nên rất khó có thể tuột ra.
"Trước khi bệnh nhân vào viện, bác sĩ sẽ giải thích rõ cho sản phụ và gia đình hiểu vòng tháo ra sẽ hỏng. Trong trường hợp vòng hỏng sẽ phải thay thế vòng mới. Tuy nhiên, viêc vòng bi hỏng rất khó xảy ra trừ khi gia đình tự cắt tháo ra. Ngoài vòng cho con, bệnh viện sẽ có gắn vòng tay cho mẹ có định danh tên mẹ và tên con, vòng của con (tên con và mẹ) vòng của mẹ (tên mẹ và con). Khi bệnh nhân ra viện phải có đầy đủ giấy tờ và bảo vệ phải ghi vào sổ mới được ra viện", bác sĩ Nha nói..
Trẻ dễ bị nhầm khi đi tắm
PGS.TS Nha cho hay, khả năng nhầm lẫn trẻ sơ sinh có thể xảy ra khi cho trẻ đi tắm, vòng đeo chân có thể rơi ra. Tại Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay, trước khi trẻ đưa đi tắm sẽ được nhân viên y tế kiểm tra vòng đeo chân của con và vòng tay của mẹ, nêu thiếu sẽ bổ sung ngay.
Còn theo Ths.BS Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2 (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), trước đây, khi công nghê con kem, viêc đánh số bằng mực natri lên tay hoặc chân trẻ nên co thê xay ra nhâm lân. Còn tại các bệnh viện, nhà hộ sinh tại tuyến tỉnh, trước khi đẻ thường không đánh số nên có thể dẫn tới sự nhầm lẫn.
Hiện nay, tại các bệnh viện lớn, số lượng ca đẻ nhiều, cho nên cac bac si phải thực hiện quy trình nghiêm ngặt từ khi mẹ nhập viện đến khi con trở về bên mẹ an toàn, tránh nhầm lẫn.
Sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ sẽ đến viện làm thủ tục tại phòng khám và được cấp mã số bệnh án. Đối với sản phụ sinh thường, khi trẻ ra đời, nư hộ sinh sẽ đưa con lai giường để mẹ nhận diện giới tính, hình hài và đeo mã số giống hệt nhau vào mẹ và bé.
Sau sinh, be sẽ được giao trực tiếp cho mẹ, nằm ngay cạnh mẹ trên giường sinh. Nhân viên y tế sẽ thực hiện vệ sinh, mặc đồ, quấn khăn cho bé ngay tại chỗ, bên cạnh mẹ. Đối với trường hợp sinh mổ, trẻ sinh ra được đeo mã số. Trong khi chờ các bác sĩ khâu vết mổ cho mẹ, bé tạm thời được chuyển về phòng đẻ, nằm trên giường ấm. Mã số đeo ở tay trẻ không được phép tháo rời và thay đổi.
"Trong thời gian trẻ sơ sinh ở trong viện sẽ được tắm rửa vệ sinh hàng ngày, quá trình này dễ xảy ra rơi hoặc mất vong. Tuy nhiên, từ khi đi tắm cho tới khi trẻ được trả về gia đình, hộ sinh phải luôn đảm bảo mã số đeo ở tay (chân) cua trẻ không bị tháo", bác sĩ Khải nói.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Vụ trao nhầm hai trẻ: Không thận trọng sẽ tổn thương hai bé Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 12-7, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế Nguyễn Huy Quang cho rằng nên lắng nghe hai cháu bé bị trao nhầm và nên thận trọng để tránh làm tổn thương hai đứa trẻ. Anh Phùng Giang Sơn và cháu Phùng Thanh H., đứa con mà anh Sơn đã được trao nhầm cách đây gần sáu...