Gia đình chờ 30 năm để cây lớn thành rừng rồi mới xây nhà
Công trình mang tên Forest House là minh chứng cho sự tôn trọng và gắn bó với thiên nhiên, khi gia chủ kiên quyết không chặt bất cứ một cái cây nào trong quá trình xây dựng.
Quần thể nhà cây độc đáo mang tên Forest House là tổ ấm của một gia đình ở tỉnh Uthai Thani ( Thái Lan) với tổng diện tích sử dụng lên tới 132m2.
Trước đó, cả gia đình đã quyết định biến toàn bộ khoảng sân sau nhà thành một khu rừng nhỏ bằng cách trồng các loại cây thân gỗ lớn. Sau 30 năm chờ đợi, những cây non ngày nào đã trở nên tươi tốt, cao lớn, đủ vững chãi để gia chủ thực hiện ước mơ ấp ủ bao năm.
Gia đình nhỏ rất tự hào về rừng cây này và mong muốn xây dựng những căn nhà gỗ ngay trên cây để tăng sự gắn kết, tương tác giữa con người với thiên nhiên.
Việc thiết kế công trình lúc đầu thực sự là bài toán khó khi khoảng cách giữa các cây rộng nhất cũng chỉ là 2,7m. Gia chủ cùng nhóm kiến trúc sư đã làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp xây nhà thuận theo những gì sẵn có trong tự nhiên, trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt.
Video đang HOT
Cuối cùng, sau thời gian dài nghiền ngẫm, các kiến trúc sư đã thiết kế công trình theo tỉ lệ 7:12, vừa đủ kích thước tối đa để dựng nhà mà không phải chặt hạ bất kỳ cái cây nào hay ảnh hưởng tới cảnh quan xung quanh.
Mẫu nhà được chọn có hình chữ thập lạ mắt, được phân bổ thành 5 khu vực bao gồm sân thượng, hành lang, không gian sinh hoạt chung, phòng ngủ và nhà vệ sinh. Ở bất cứ phòng nào, các thành viên đều có thể nhìn thấy màu xanh của cây cối.
Công trình có tổng cộng 4 ngôi nhà với độ cao thấp khác nhau phụ thuộc vào địa thế thực tế của cây trong quá trình xây dựng. Điều này mang đến cho mỗi ngôi nhà một góc nhìn riêng, song đều rộng rãi với tầm nhìn bao quát ra xung quanh. Cả 4 ngôi nhà đều nằm ở độ cao cách mặt đất 1,2m để không ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối, đồng thời kết nối với nhau qua một hành lang chung bằng gỗ.
Nhà không có sân thượng. Thay vào đó, cửa sổ được bố trí ở các vị trí khác nhau, có tác dụng như mái hiên, đem đến sự đa dạng về tầm nhìn. Thiết kế dạng nhà sàn đơn giản với vật liệu gỗ là chủ yếu đem lại cảm giác hài hòa với thiên nhiên và đảm bảo nơi ở sạch sẽ, không bị ẩm thấp.
Nội thất bên trong cũng được bài trí theo phong cách tối giản, không quá nhiều đồ đạc để vừa giảm trọng lượng của công trình, vừa đề cao yếu tố chính là thiên nhiên xung quanh.
Forest House là chốn về bình yên cho gia chủ, tránh xa khói bụi thành thị, một câu chuyện tuyệt vời về niềm mong muốn hòa hợp với thiên nhiên mà nhiều người đang hướng đến.
Mẹ Việt bỏ tiền triệu mua đào đông, chơi qua Rằm tháng Giêng vẫn tươi roi rói nhờ tuyệt chiêu
Những năm gần đây chị em Việt chuộng trưng đào đông đỏ vào dịp Tết Nguyên đán bởi chúng có màu sắc đỏ rực rỡ, tươi tắn mang đến may mắn cho gia đình.
Đào đông là cây thân gỗ, hoa có màu đỏ, không giống với các giống hoa đào truyền thống ở Việt Nam, đào đông có bông tròn nhỏ. Đây là một trong số những loại hoa Tết được nhiều chị em lựa chọn. Với sắc đỏ rực rỡ loài hoa này hứa hẹn sẽ mang tới nhiều sức sống đầu xuân, an lành cho từng thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, màu đỏ rực của đào đông còn mang lại không khí ấm áp cho mùa đông lạnh lẽo.
Là loại hoa có xuất xứ từ trời Âu hút khách Việt mỗi dịp Tết đến song không ít chị em gặp bỡ ngỡ khi chơi hoa cảnh đắt tiền này.
Là người từng cắm rất nhiều loại hoa chơi Tết, trong đó có đào đông, chị Yến Nhung ở Hải Phòng cho biết, đào đông rất bền, khi mua các mẹ nên lưu ý chọn cành đào đông có màu đỏ tươi, không nên chọn quả sậm màu vì hoa để lâu ngày. Khi mua đào đông hạn chế quả bị rụng, quả rụng để lộ gốc trơ hạt trông rất xấu. Khi mua về chị cần cắt cành, độ dài ngắn tùy ý, lựa chọn cắm bình nước hay cắm xốp tùy vào nhu cầu của từng chị em.
Nhìn đào đông chị Yến Nhung lại nhớ Tết.
Lưu ý khi cắm nên rửa sạch lọ và dùng nước sạch để cắm, đây là yếu tố quan trọng nhất để có cành đào luôn tươi mới, để ở nơi khuất gió và giữ ấm, hoa sẽ bền và tươi lâu. Các mẹ có thể thay nước trong bình cắm hoa 2-3 ngày một lần, mỗi lần thay nước có thể rửa lại phần cành đào nằm trong nước để sạch phần nước cũ.
Theo chị Yến Nhung một cành đào đông chơi Tết có thể để được từ 15 - 20, thậm chí cả tháng, nếu chăm tốt có thể chơi được qua rằm tháng Giêng. "Cành đào đông đỏ mọc theo bụi, cành cắt cao nên dùng để trưng lọ hay cắm cùng các loại hoa khác đều rất đẹp. Bởi đào đông sở hữu sắc đỏ thắm khiến người ngắm thấy tươi vui và sẽ gặp may mắn vào năm mới" - chị nói.
Hai bình đào đông được chị Yến Nhung cắm chơi Tết với những quả mọng có màu đỏ thắm.
Có quan điểm giống chị Yến Nhung, cận Tết chị Hoa (ở Nghệ An) cũng đã sắm cho mình bình đào đông rực sắc. Theo chị Hoa, đào đông không cần dưỡng quá nhiều, chỉ cần chọn những cành đang tươi, không có quả héo, bên dưới gốc còn vết mới cắt.
Lần đầu tiên chị Hoa được cắm đào đông màu cam.
Do công việc bận rộn nên chị Hoa thường chọn những loại hoa có độ bền cao để cắm, đào đông là một trong số đó. Mỗi lần cắm xong chị Hoa thường đặt bình đào đông nơi thoáng mát, không xê dịch bình nhiều, trời càng lạnh thì càng tươi lâu.
Đào đông đỏ đã trở thành loài phụ kiện trang trí nhà cửa được nhiều người ưa chuộng vào dịp cuối năm.
Chi 2,5 triệu để 10 cành đào đông, chị Liên Ngô ở Hà Nội chia sẻ, đào đông đắt tiền, mấy trăm nghìn 1 cành nên chỉ đến Tết chị mới chơi bởi nó màu đỏ may mắn lại trông sum suê nên có ý nghĩa sung túc.
Thay vì cắm bình nước như nhiều chị em, chị Liên Ngô cắm đào đông với xốp nên không sợ thối nước lại tươi lâu, có thể để vậy đến qua Tết. Chị cũng tiết lộ, đào đông phổ biến là màu đỏ, bên cạnh đó có cả màu cam. Tuy nhiên, truyền thống người Việt mình thích màu đỏ vì ý nghĩa may mắn.
Để gom được đủ màu chị Liên phải dặn mấy hàng hoa vài ngày mới đủ màu.
Choáng váng biệt phủ "khủng" trăm tỷ của đại gia xứ Nghệ Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi lần đầu nhìn thấy căn nhà gỗ được xây dựng với thiết kế cầu kỳ, tinh xảo bằng những loại gỗ quý hiếm ở Nghệ An. Biệt phủ của đại gia Nghệ An với tổng diện tích 4.000m2, được cho ngốn khoảng 200 tỷ từng gây xôn xao dư luận một thời gian dài được xây...