Gia đình bên chồng bóc lột, đánh đập tôi
Mua từ cái băng vệ sinh tôi cũng phải hỏi xin, bố mẹ chồng suốt ngày nói tôi ăn bám, ngu dốt còn chồng ghen tuông vô cớ.
Tôi chỉ là một đứa nhà quê học hết lớp 9 thì nghỉ ở nhà làm ruộng. Tôi quen anh qua chị gái của tôi. Nhưng khi chúng tôi yêu, quyết định đến với nhau thì bị bố mẹ chồng tôi ngăn cản. Họ bảo mẹ tôi sinh ra không rõ nguồn gốc và không cho lấy tôi. Anh đã rất buồn và bỏ lên nhà chú ở Lào Cai chơi, còn tôi thì ở nhà. Được một thời gian, anh về nhà và được mọi người khuyên, anh quyết tâm lấy tôi làm vợ năm tôi 18 tuổi.
Tôi đi bốc gạch cho chú tôi, chồng tôi đi làm thợ xây, bố chồng đi đánh cá, mẹ chồng đi lấy cá bán. Tôi là một người chậm chạp nhưng rất chịu khó, cẩn thận, chẳng mấy khi tôi ngồi rảnh. Ngoài thời gian đi làm, về tới nhà, tôi thấy có việc gì cũng xông vào làm. Tôi ít học, thật thà, nghĩ gì nói vậy, thẳng tính, chính vì vậy mà tôi với bố mẹ chồng không hợp nhau. Còn chồng tôi 25 tuổi, tính tình trẻ con, thật thà, ngốc nghếch, không biết tính toán, mọi cái chi tiêu tôi đều phải tính toán.
Từ khi cưới nhau, tôi và chồng ở chung với bố mẹ chồng. Các cụ rất hay để ý, chỉ cần tôi có cử động nhỏ không vừa ý ông bà là bắt đầu la mắng tôi. Vợ chồng tôi cưới nhau được 6 tháng thì tôi có bầu, khi đó tôi rất thèm ăn. Công việc vất vả, điều kiện chẳng có, muốn ăn gì, mua về thì đều bị chồng và bố mẹ chồng chửi ăn nhiều, làm thì lười, không chịu làm ăn mà trong khi đó tôi phải làm tất cả các việc trong gia đình từ đồng ruộng, nhà cửa cho tới công việc của mình. Nhiều khi có bầu mệt mỏi tôi cũng không dám nghỉ vì sợ bố chồng chửi.
Ảnh minh họa: Inmagine.
Chúng tôi ở chung với bố mẹ chồng một thời gian rồi ông bà cho ra ở riêng. Tuy được ở riêng nhưng vẫn cùng một nhà nên mọi việc trong gia đình tôi vẫn phải làm hết. Thế mà nhất cử, nhất động tôi đều bị bố mẹ chồng la mắng, chẳng mấy khi ông bà không chửi mắng. Khi tôi có bầu khoảng 7 tháng, lúc đó bụng đã to, tôi nghỉ đi bốc gạch và ở nhà kiếm công việc làm mành để bán. Bán chẳng được bao nhiêu tiền, chồng đi thợ xây buổi được, buổi nghỉ, làm cho kinh tế gia đình tôi càng thêm khó khăn. Tôi đã bán 2 chỉ vàng mà khi tôi đi lấy chồng bố mẹ đẻ tôi cho tôi làm vốn liếng, để trang trải gia đình.
Video đang HOT
Khi đó anh biết chuyện và làm um lên. Bố mẹ chồng bắt tôi phải thu dọn quần áo, ông bà dắt tôi về nhà để bố mẹ tôi dạy dỗ. Tôi xin lỗi nhưng ông bà cũng không nghe và lôi tôi vào trong nhà, bắt thu xếp quần áo. Tôi nghĩ mà thấy mình cực. Chồng thì thương, yêu vợ nhưng mà lành quá, không biết bảo vệ vợ, thấy thế cũng đứng ngu ngơ ra chẳng nói, chẳng rằng. Hôm sau, chồng tôi lên trên nhà xin lỗi và xin phép cho tôi về nhưng bố mẹ chồng tôi không đồng ý. Được mấy ngày sau, bố mẹ đẻ tôi phải xuống xin lỗi ông bà và mong cho tôi được về với chồng, họ cuối cùng cũng đồng ý. Khi tôi sinh con ra thì bà nội bé nói: “Quạ đẻ ra thiên nga”, tôi nghe mà thấy mủi lòng. Tôi nghĩ, con trai ông bà cũng đâu có sáng sủa, thông minh gì mà lại nói tôi như vậy.
Khi ông anh chồng tôi lấy vợ và vợ chồng tôi ra ở riêng ở một chỗ khác nhưng cũng gần nhà, suốt ngày mẹ chồng tôi kể lể: “Mày làm giàu gì cho cái gia đình này tí nào chưa hay mày làm giàu cho bố mẹ mày?”. Tôi nghe mà thấy ức nhưng phải nhịn đắng nuốt cay.
Thật ra, từ ngày tôi lấy chồng tới nay, hai vợ chồng tôi đi làm ruộng với ông bà, họ thu hết. Chồng tôi đi làm thì mẹ tôi ghi công lấy tiền chứ tôi đâu có biết mặt mũi đồng tiền của chồng ra sao đâu. Thỉnh thoảng, tôi đi làm thêm giấu giếm được đồng nào thì giấu chứ tôi đâu được cầm tiền. Mua từ cái băng vệ sinh tôi cũng phải xin tiền, thế mà lúc nào cũng chửi là vợ chồng tôi ăn bám, ngu dốt, không biết tính toán làm ăn.
Còn vợ chồng anh cả thì ở chung với ông bà, chị dâu tôi đi làm thuê ở một công ty cách nhà khoảng 15 km. Chị dâu tôi ngoài thời gian đi làm, về nhà chẳng phải làm gì, bố mẹ chồng tôi làm hết việc nhà. Ấy thế mà con dâu cả vừa không phải mất một nghìn tiền mua thức ăn, làm được bao nhiêu bố mẹ tôi cho anh chị để dành, vừa không biết quét nhà, cửa, sân vườn ra sao mà cũng chẳng bao giờ bị nói.
Cuộc sống của tôi cứ thế trôi qua, chẳng ngày nào tôi được yên thân khi sống trong gia đình này cả. Bây giờ con gái tôi đã được 1,5 tuổi, tôi vẫn đi bốc gạch cho chú. Khi tôi đi làm, mọi người trêu tôi với người làm cùng, chuyện đến tai chồng tôi, tôi giải thích thế nào anh cũng không nghe. Anh lôi tôi về nhà bố mẹ nói chuyện là tôi theo trai. Bố mẹ chồng chửi rủa, nói rằng ngày xưa ông bà cho con trai mình lấy tôi và cho tôi tiếp tục sống trong gia đình này là đã rửa mặt cho bố mẹ tôi. Nói chung ông bà nói rất thậm tệ với tôi, còn chửi cả bố mẹ đẻ tôi là không biết dạy con, bắt tôi phải nghỉ làm và đi chợ bán cá với bà.
Tôi cũng nghe theo, nghỉ và đi chợ với mẹ chồng nhưng chỉ được ngày, hai ngày bà lại làm um lên ở chợ. Tôi không chịu được và đã nói chuyện với bố mẹ chồng, tôi sẽ nghỉ đi chợ và vẫn đi bốc gạch thì mới đủ chi trả cho cả gia đình. Ông bà không đồng ý và bắt đầu cơn thịnh lộ tới. Họ rủa tôi và tôi cũng chịu đựng. Khi về tới nhà, tôi thấy mình không thể chịu đựng được nữa, tôi gào và khóc thét lên, tại sao cuộc đời lại bất công với tôi như vậy?
Chồng tôi còn nói: “Bây giờ tôi không cần cô phải lo cho gia đình. Tôi sẽ tự lo. Cô chỉ ở nhà cơm nước cho tôi là được”, và tôi cũng đồng ý ở nhà, không đi làm nữa. Trong thời gian này, tôi phát hiện mình lại mang thai. Tôi cũng cố gắng bình tâm lại và không để ảnh hưởng tới cái thai. Nhưng ở nhà nào đâu được yên. Chồng đi làm ngày được 100.000 đồng, thì bao nhiêu việc phải tiêu khi người ta đòi tiền điện, tiền cày bừa tôi lại phải đi vay để trả nợ.
Hai vợ chồng tôi lại cãi nhau và tôi đã bàn bạc với chồng tôi tiếp tục đi làm việc ở chỗ chú, tuy vất vả nhưng phải cố gắng để trang trải trong gia đình. Và chồng tôi nổi cơn thịnh nộ, đánh tôi bầm tím hết cả người, xuống gọi ông bà nội lên và trả tôi về. Lần này, tôi không kìm chế được nữa và đã viết đơn ly dị để lại cho chồng, bỏ đứa con nhỏ để đi một nơi thật xa, tránh xa cái gia đình ác độc đó. Nào ngờ, khi tôi xách quần áo ra đi thì bị mẹ chồng nhìn thấy. Bà xông vào đánh tôi không thương tiếc tại chỗ đông người. Bố mẹ đẻ nhìn thấy tôi bị gia đình chồng đánh như vậy, thương con cũng khóc theo và khuyên tôi bỏ gia đình độc ác, không có tính người đó đi. Nhưng thật sự tôi không biết làm thế nào vì tôi còn một đứa con gái nhỏ và cái thai trong bụng nữa. Tôi viết dòng tâm sự này mong các bạn cho tôi một lời khuyên.
Theo VNE
Suýt ly dị vì chuyện ăn Tết nhà nội hay ngoại
Gần mười năm cưới nhau, cứ mỗi lần Tết đến là Hùng luôn sống trong sợ hãi. Bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền cùng hàng trăm thứ nỗi lo ngày Tết thì quyết định "ăn Tết bên nào" (nhà nội hay nhà ngoại).
Điều đó luôn là một thách thức căng thẳng, nó tốn không biết bao nhiêu mồ hôi (cãi nhau kịch liệt) nước mắt (cãi không lại: khóc), giấy mực (làm đơn ly hôn, nhưng không ký).
Nhà Hùng ở Khánh Hòa, nhà Hoa mãi tận Hải Dương. Hai người quen nhau trong một lần Hoa vào Nha Trang du lịch. Tình yêu không phân biệt biên giới, huống gì Hải Dương và Khánh Hòa lại ở cùng chung một bầu trời tổ quốc. Cái khoảng cách địa lý ấy với hai người đang yêu nhau say đắm đâu có là cái đinh gì. Chỉ sau này mới thấy vì nó mà hai vợ chồng luôn xung đột.
Ảnh minh họa
Kết hôn nhằm mùa cưới nên Hoa về nhà chồng chưa đầy tháng là Tết cũng theo về. Công việc nhà chồng ngập đầu nào là dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, phơi phóng lau chùi... Đồ đạc từ thời nảo thời nao, bụi bám nhện giăng, mẹ chồng Hoa cứ thế cần mẫn lôi ra. Chợ Tết mấy phiên nhừ cả chân, mỏi cả tay vẫn chưa đủ các thứ, nào thịt cá, rau quả, bánh mứt, đồ tươi, đồ khô... tối mặt tối mũi, ngẩng lên đã thấy ba mươi Tết.
Nhớ lại hồi còn ở nhà, mọi năm vào giờ này, Hoa đang tăm tia quần áo, háo hức chờ bữa cơm tất niên, chờ giao thừa chúc Tết, chờ tiền lì xì rồi đi chùa hái lộc. Chuyện dọn dẹp nấu nướng đã có mẹ và chị dâu làm tất tần tật. Có khi cũng thấy ngại, Hoa xuống bếp xem có việc gì để phụ một tay, y như rằng lần nào cũng bị mẹ xua: "Thôi thôi, đi lên, đi lên... đừng có mà càng ràng đổ tháo của tôi, tôi cám ơn". Hoa đâm nhớ nhà, chị nói với chồng xin phép về Hải Dương ăn Tết. Hùng ngạc nhiên nhìn vợ: "Em nói chơi hay nói thiệt, nghĩ sao dâu mới cưới mà bỏ về nhà mẹ đẻ ăn Tết, rồi trả lời làm sao với họ hàng nhà anh". Tự nhiên hai hàng nước mắt Hoa chảy ròng ròng. Đó là cái Tết đầu tiên xa nhà. Trước mặt mọi người, Hoa cố làm vui nhưng đêm về nàng lại rấm rứt khóc, đầu tiên Hùng còn dỗ dành nhưng sau đó anh bực bội cáu gắt... Tết trôi qua trong nỗi buồn tê tái.
Thêm hai cái Tết nữa thì Hùng được công ty chuyển vào Sài Gòn quản lý chi nhánh trong đó. Hoa cũng theo chồng vào Sài Gòn lập nghiệp. Do công việc bận rộn, mỗi năm họ chỉ về nhà một lần vào Tết Nguyên Đán. Chuyện ăn Tết nhà anh hay nhà em cứ thế trở thành một đề tài bàn luận của hai vợ chồng mỗi khi tết đến. Đủ thứ cung bậc cảm xúc xảy ra, từ bàn bạc nhẹ nhàng đến tranh luận sôi nổi, thậm chí xung đột cãi vã mới quyết định được là sẽ ăn Tết ở đâu. Để tránh căng thẳng, Hùng đề nghị luân phiên nhau mỗi nơi một năm. Nhưng chỉ được đúng một cái tết.
Năm sau, chuẩn bị Tết, Mẹ Hùng ngoài quê đột ngột bị tai biến, thế là thay vì đến lượt về Hải Dương, Hoa phải theo chồng về Khánh Hòa. Bao nhiêu kế hoạch dự tính đều bị phá sản. Không còn cách nào khác, Hoa lại về ăn Tết ở quê chồng mà trong lòng không hề "vui như tết". Năm sau nữa, Hoa sinh con. Tết, bé mới tròn hai tháng tuổi, họ hàng hai bên ai cũng muốn trông thấy cháu, thế là hai vợ chồng lại cãi vã. Tạm thời bé còn nhỏ quá không tiện đi xa thế là lại về Khánh Hòa. Hoa ấm ức mặt nặng như đeo chì. Cho nên xem ra, ăn Tết luân phiên cũng không phải là phương án khả thi. Thì thôi mỗi năm tùy tình hình mà linh động vậy.
Tết là thời khắc mà bậc làm cha mẹ luôn mong mỏi những đứa con xa nhà cùng tụ họp đông đủ về bên mái ấm gia đình. Ngược lại, con cái cũng vậy, trông chờ Tết đến để được về nhà sum họp bên cạnh những người thân yêu của mình. Vì thế, đòi được về nhà mình ăn Tết là một đòi hỏi chính đáng. Đã không còn cái thời nhiều thế hệ cùng sống quây quần bên một chiếc ao làng để "mồng một tết cha, mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy".
Cả Hùng và Hoa đều có nhu cầu được về "bên mình" ăn Tết. Giá như hai bên gia đình ở gần nhau, tiện chạy qua chạy lại thì vấn đề đã đỡ rắc rối. Đàng này họ sống một nơi, nhà ngoại một nẻo, nhà nội lại một nẻo khác xa xôi khiến hai người luôn luôn căng thẳng khi giải quyết vấn đề. Mâu thuẫn có những lúc cao trào đến nỗi hai người suýt đưa nhau ra tòa ly dị.
May sao, mẹ anh cũng hiểu ra vấn đề, mỗi năm Tết đến bà không lấy việc về nhà mình ăn tết làm áp lực cho con. Hùng cũng hiểu được vợ, không cho đó là đòi hỏi quá đáng rồi cáu gắt mà mềm mỏng thương lượng. Về sau, khi điều kiện kinh tế có phần ổn định, thoải mái, mỗi lần Tết đến vợ chồng con cái lại bay ra bay vào, mồng một nhà nội, mồng hai nhà ngoại, mồng ba du lịch, thăm thú họ hàng. Thấy chồng quan tâm đến mình, Hoa vô cùng cảm động. Có năm chị còn đề nghị ăn tết hẳn bên nhà nội vì "nội già yếu lắm rồi, ngoại vẫn còn khỏe chán".
Nhiều năm rồi, "ăn Tết bên nào" không còn là mối bận tâm của Hùng và Hoa nữa. Cứ tết đến là họ lại... "vui như Tết".
Theo VNE
Không kỳ vọng chồng, khỏi thất vọng Thật kỳ quặc và khó hiểu khi nghe chị tâm sự là suốt hơn hai mươi năm sống đầm ấm bên nhau, chị chưa từng đặt kỳ vọng nào nơi chồng. Chị cười, giải thích, không đặt kỳ vọng để khỏi thất vọng về người bạn trăm năm của mình. Một người dù giỏi giang thế nào, tuyệt vời thế nào thì cũng...