Gia đình 3 người chuyển từ nhà 200m2 về căn hộ 24m2: Ở nhà to hay nhỏ đều thế, không ảnh hưởng đến cuộc sống
Vài năm trước, vợ chồng kiến trúc sư Xiong Wei đã bán căn biệt thự rộng 200m2 ở ngoại ô để chuyển đến ngôi nhà rộng 24m2 nằm trong trung tâm thành phố Thượng Hải.
Năm 2017, con gái lớn của Xiong Wei đi học ở trung tâm thành phố, nên 2 hai vợ chồng đã đưa ra quyết định này. Ban đầu, ai cũng nghĩ rằng, việc chuyển tới sống ở 1 căn hộ có diện tích nhỏ hơn gấp nhiều lần so với trước đây như vậy có thể sẽ khiến cả gia đình cảm thấy không thoải mái, thậm chí có thể hối hận trong tương lai.
Gia đình 3 người trong căn hộ rộng 24m2 ở trung tâm thành phố Thượng Hải.
Chia sẻ về trải nghiệm này sau 7 năm sinh sống, Xiong Wei cho biết, anh cảm thấy thực sự hài lòng. Cũng nhờ đó, anh hiểu rõ hơn về lối sống cũng như phát huy được khả năng và tư duy khi phải sinh sống trong 1 căn hộ nhỏ.
“ Cuộc sống không hề bị giới hạn bởi không gian vật lý của ngôi nhà như chúng ta vẫn thường nghĩ. Bạn có thể học cách tận hưởng nó, bất kể bạn đang ở đâu”, Xiong Wei nói.
Dưới đây là những gì Xiong Wei chia sẻ về cuộc sống sau khi chuyển vào trung tâm thành phố sinh sống:
01.
Ngôi nhà của chúng tôi chỉ có 24m2, cực kỳ nhỏ. Ngôi nhà này nằm ở trung tâm Thượng Hải. Tại đây, vợ tôi, con tôi và con mèo này – bốn người chúng tôi đã sống ở đây được 7 năm.
Gia đình chúng tôi có một hoàn cảnh kỳ lạ – di cư ngược. Khoảng năm 2010, giá bất động sản ở trung tâm thành phố tăng mạnh. Chúng tôi ra ngoại ô sinh sống tại căn biệt thự rộng 200m2.
Ngôi nhà ở ngoại ô của gia đình Xiong Wei.
Thời điểm đó, lựa chọn về quê là vì 2 vợ chồng đã rất chán nản và cảm thấy ngột ngạt với cuộc sống ở phố, trong các toà nhà cao tầng, xung quanh toàn là bê tông. Chúng tôi thực sự muốn đến một nơi nào đó gần gũi hơn với thiên nhiên.
Nhưng tới năm 2017, do con đi học nên chúng tôi về mua căn nhà này ở thành phố, diện tích ở nhỏ hơn gấp 10 lần.
Video đang HOT
Căn nhà rộng 24m2 được thiết kế dạng hình hộp rỗng nên có tầm nhìn thoáng, xuyên được qua các không gian.
Ngôi nhà là căn hộ một phòng ngủ, rèm được mở ra để nhìn ra các không gian khác khi cần và đóng lại nếu cần sự riêng tư.
Tôi làm thành một phòng ngủ và một phòng khách, chỉ dành 1 diện tích khá nhỏ để làm lối đi, tốn hơn 100.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 350 triệu đồng) để hoàn thành.
Bếp đặt ở hành lang gần cửa ra vào; phòng tắm chỉ đủ cho một người đứng trong đó.
Căn nhà này có một nguồn sáng duy nhất và chỉ có ban công là có ánh sáng. Nếu đặt các phòng ở bên ngoài thì ánh sáng vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, do khả năng cách nhiệt kém, mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng nực và tiếng ồn lớn trên đường sẽ ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi nên tôi thiết kế các phòng vào trong, phòng khách hướng ra ngoài.
Khu vực hành lang thực chất được tích hợp cùng một nhà bếp, các món đồ gia dụng như thớt và dao được gắn liền trên tường để tiết kiệm diện tích, chỉ có duy nhất 1 chiếc tủ lạnh cỡ nhỏ được đặt dưới mặt sàn. Trong nhà, không gian phòng tắm nhỏ nhất, có giá treo khăn điện gắn trên tường. Quần áo không có chỗ treo sấy khô nhanh chóng. Một chiếc thùng rác ngoại cỡ vừa là giá để đồ, vừa là nơi đựng giày.
Không gian phòng ngủ bên trong cũng được tích hợp tất cả các chức năng, từ học tập, nghỉ ngơi cho đến lưu trữ đồ đạc. Để làm được điều đó, tôi sử dụng hệ thống tủ âm tường và giường ngủ thông minh, có thể cất trữ đồ đạc.
Chiều rộng của cánh cửa trượt bằng gỗ ngăn cách phòng ngủ và phòng khách là 1,4m khi mở hoàn toàn, rộng bằng bức tường và cao tới trần nhà. Vì cầu thang trong khu dân cư rất nhỏ nên cánh cửa đã bị hỏng 3 lần khi được chuyển lên. Cuối cùng, phải mất 1 tháng và 3 lần cố gắng mới lắp được. Nó mở ra một không gian nhỏ cho trẻ, và tôi chừa một khoảng trống phía trên nên không cần thiết phải lắp đặt hệ thống điều hòa và thông gió riêng.
Phòng của con tuy nhỏ nhưng được trang bị đầy đủ giường, bàn, tủ, giá sách.
Căn phòng được bố trí theo kích thước nhỏ nhất. Chiếc giường có kích thước 1m x 2m, đặt sát tường. Chỉ có một chiếc bàn trong phòng khách, chiếc bàn duy nhất của chúng tôi, vừa là bàn ăn vừa là bàn làm việc. Trong nhà có 3 chiếc ghế có tựa lưng là của vợ và con gái tôi.
Trong nhà, chúng tôi tận dụng mọi thứ có thể sử dụng, không có gì lãng phí nhưng cũng không có nơi lưu trữ nào là cố định. Nếu có thể di chuyển được thì không nên “chết”. Việc trang trí phải ở mức tối thiểu nhất có thể. Nếu đáp ứng được công năng sử dụng thì sẽ bền lâu.
Trên thực tế, cho dù đó là ngôi nhà chỉ rộng chừng 24m2, tôi nghĩ những căn hộ nhỏ đều có tiềm năng được cải tạo và mang tới trải nghiệm sống cũng khác. Ví dụ, tuy nhà của chúng tôi bây giờ nhỏ nhưng vẫn mang tới cảm giác thân thuộc, ấm áp vô cùng. Trong đó sẽ có nhiều sự giao tiếp hơn giữa ba người ở nhà, vì chúng tôi luôn nhìn thấy nhau.
Con gái tôi vốn hơi sống nội tâm. Nhưng sau khi chúng tôi chuyển đến đây, tôi cảm thấy con bé nói rất nhiều, sẵn sàng tâm sự với bố mẹ tất thảy mọi chuyện trên đời.
Mặc dù không gian vật lý nhỏ hơn nhưng “phạm vi ngôi nhà” thực sự lại lớn hơn. Hãy cố gắng tận dụng những tiện ích hỗ trợ hiện đại của thành phố càng nhiều càng tốt. Các quán cà phê nhỏ, quán bar nhỏ, công viên nhỏ xung quanh đều là một phần trong ngôi nhà của bạn. Cuộc sống vốn không hề bị bó buộc bởi không gian vật lý của ngôi nhà như chúng ta vẫn tưởng. Bạn có thể học cách tự mình tận hưởng nó, bất kể bạn ở đâu.
Cặp vợ chồng chuyển từ ngôi nhà 500m2 ở ngoại ô sang căn hộ 37m2 ở trung tâm thành phố: Ngôi nhà tốt không liên quan gì đến diện tích
Đó là lời khẳng định của gia đình nhà Shanshan và Zhang Wei.
Một gia đình 4 người nhà Shanshan và Zhang Wei, ban đầu sống trong một ngôi nhà lớn rộng 500m2 ở ngoại ô Thượng Hải. Sau đó, để cho con đi học, cả 2 đã quyết định mua 1 căn nhà rộng 37m3 trong 1 con hẻm cũ ở trung tâm thành phố.
Sau khi được kiến trúc sư Stefny cải tạo, cả gia đình 4 người có thể sống ở đây mà luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái.
Cuộc sống của cả gia đình tại căn hộ rộng chưa tới 40m2 trong con hẻm nhỏ.
Căn nhà được thiết kế với nhiều gam màu pastel nhãn nhặn và dễ chịu.
Đầu tiên, tại căn bếp, KTS đã lắp đặt một chiếc bàn bếp đảo đa năng. Nó thay thế bàn ăn truyền thống và cũng bổ sung thêm không gian phục vụ cho các hoạt động trong nhà bếp. Mặt bàn mở rộng màu trắng làm cho ngôi nhà này trông nhẹ nhàng hơn và che giấu không gian lưu trữ cực lớn.
Bên dưới chiếc ghế ngồi để đọc sách cũng được thiết kế thêm những chiếc tủ làm không gian lưu trữ đồ đạc.
Thứ hai, tủ sách, giường của con cùng tủ đựng đồ ở chân cầu thang tầng 1 đều được lắp đặt dạng tùy chỉnh. Những đồ nội thất nhỏ được sắp xếp linh hoạt, có thể di chuyển bất cứ lúc nào, để lại 2/3 không gian còn lại trống.
Không gian cho các bé cũng ngập tràn màu sắc tươi sáng.
Màu sắc là điểm nhấn của ngôi nhà này.
KTS Stefny đã mạnh dạn sử dụng 5 màu sắc và chủ đề của cả ngôi nhà là "Color Tangram". Cô cho biết: "Việc thêm một hoặc hai màu sắc sẽ giúp cải thiện đáng kể không gian tổng thể của căn nhà".
Nhà bếp tràn ngập đồ gia dụng đầy màu sắc.
Căn bếp chủ yếu có màu vàng tươi sáng. Trong phòng khách nhỏ, tấm thảm màu vàng tươi và ghế sofa màu oải hương tạo nên màu sắc tương phản.
Ghế sofa màu tím và giường trẻ em màu xanh nhạt đóng vai trò chuyển đổi màu sắc, giúp đem lại cảm giác dễ chịu, hoà nhập 1 cách ăn ý.
Để phù hợp với sự lớn lên của trẻ, KTS Stefny để lại càng nhiều không gian có thể thay đổi linh hoạt càng tốt. Ví dụ, cô nâng giường của trẻ lên và đặt một chiếc bàn bên dưới để cả hai cha con dễ dàng quan sát nhau.
Giường trên gác mái.
"Hồi ở ngoại ô, gia đình bốn người chúng tôi ngủ kiểu tùy tâm trạng. Bây giờ gác xép mang lại cảm giác rất ấm cúng, giống như đang ngủ trong lều vậy. Hai anh em đặc biệt rất thích. Đôi khi cả gia đình bốn người rúc vào nhau trên gác mái trò chuyện và vui đùa, điều đó không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chúng tôi", Shanshan nói.
"Mỗi gia đình sẽ có một mục tiêu chung ở những giai đoạn khác nhau. Để đạt được nó luôn có sự đánh đổi. Sự ổn định về mặt cảm xúc là cần thiết. Trẻ em là tấm gương của người lớn. Chỉ khi cảm xúc của chúng ta tích cực hơn thì chúng ta mới có thể đạt được kết quả tốt hơn. Đồng hành cùng họ trong sự phát triển của họ", Shanshan nói.
Cặp đôi cho rằng, việc sống trong 1 căn nhà nhỏ lại giúp gắn kết họ với nhau hơn.
Người mẹ mua căn hộ để 'bỏ trốn' khỏi gia đình mỗi tuần 1 ngày, chồng con chỉ có thể đến nếu được mời Gong Yan, sinh năm 1990, chủ nhân của căn hộ cho biết: 'Triết lý của tôi là nếu phụ nữ có khả năng thì phải mua một căn nhà theo ý mình. Nếu chưa mua được nhà thì hãy mua ô tô'. Từ suy nghĩ đó của bản thân, Gong Yan luôn đặt ra mục tiêu rất rõ ràng cho việc mua nhà....