Gia đình 2 bố 1 mẹ sống chung, cùng nuôi dạy con cái
David Jay là một người vô tính nhưng vẫn muốn lập gia đình. Vì vậy, anh chọn sống cùng cặp vợ chồng bạn thân và cùng họ nuôi dạy con gái.
Zing trích dịch bài đăng từ The Atlantic, đề cập đến xu hướng gia đình có 3 phụ huynh sống chung một nhà và san sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái.
David Jay (38 tuổi) là nhà hoạt động nổi bật của cộng đồng LGBTQ .
Năm 2001, khi còn là sinh viên năm nhất của Đại học Wesleyan ( bang Connecticut, Mỹ), anh đã sáng lập Mạng lưới người vô tính (AVEN). Bản thân anh cũng là một trong số họ – những cá nhân không cảm thấy hứng thú tình dục với bất cứ một giới tính nào.
Nhà hoạt động quyền LGBTQ David Jay. Ảnh: Preston Gannaway.
Những ngày tháng sau đó, David dành thời gian chia sẻ và phổ cập kiến thức về người vô tính với công chúng.
Những năm gần đây, mối quan tâm của anh không chỉ dừng lại ở bản dạng giới. David muốn hướng đến cuộc sống gia đình và chuyện con cái.
Anh luôn muốn có một gia đình nhỏ của riêng mình. Tuy nhiên, từ lâu anh đã biết mình không thể xây dựng mái ấm theo cách thông thường.
David muốn tìm một đối tác cùng nuôi dạy con cái, nhưng không nảy sinh tình cảm hay quan hệ tình dục. Anh không quan tâm đến việc tạo ra một đứa bé như thế nào, vì vậy nhận con nuôi cũng chẳng sao.
Thế nhưng, thật không dễ để tìm kiếm được một đối tượng phù hợp và chấp thuận các tiêu chí trên.
Hành trình tìm gia đình phù hợp
David vẫn nhớ lần đầu tiên gặp một người mà anh thấy khả quan. Cô gái này và anh đã dành nhiều thời gian để thảo luận thẳng thắn về mối quan hệ lý tưởng của họ sẽ diễn ra như thế nào.
Cả hai đều không muốn hẹn hò hay ‘quan hệ xác thịt’. Họ chỉ muốn cùng nhau làm những thứ khác như đi khiêu vũ, nấu ăn hoặc thiền. Tuy hai người không thực hiện được mơ ước trên, sau này, David đã trở thành cha đỡ đầu của con trai cô gái ấy.
Năm 2010, David gặp Avary Kent tại một hội nghị và cả bạn trai của cô, Zeke Hausfather. Do cảm nhận có mối liên hệ chặt chẽ, cả ba nhanh chóng thân thiết với nhau. Kể cả khi chuyển tới bang khác sinh sống, David thường xuyên bay về San Francisco để thăm đôi bạn.
(Từ trái sang) Zeke Hausfather, Octavia, Avary Kent và David Jay. Ảnh: Preston Gannaway.
Video đang HOT
Không lâu sau khi kết hôn, Avary và Zeke cùng ngồi lại với David và bày tỏ mong muốn anh trở thành một phần của gia đình họ. David vui vẻ nhận lời.
Sau đó, cả ba bàn luận về những giới hạn và nguyên tắc trong gia đình mới này. Ví dụ, liệu David có được thay tã cho em bé lúc nửa đêm và ngay bên cạnh giường ngủ của cặp vợ chồng không? Nếu em bé khóc, David có nên đưa đứa nhỏ cho Avary và Zeke không?
Họ cũng đề cập đến những vấn đề khó khăn khác xoay quanh cuộc sống chung. Chẳng hạn, nếu ai đó ốm nặng, hoặc chuyển đi nơi khác để làm việc thì gia đình phải xử lý ra sao?
Cuối cùng, cả ba đến gặp một hòa giải viên. Người đó đề nghị David – người thứ ba trong gia đình – nhận con đẻ của Avary và Zeke làm con nuôi để có thể san sẻ trách nhiệm gia đình một cách hợp lý. Ngay lập tức, cặp vợ chồng và David đồng ý.
Đầu năm 2017, Avary có thai. Khi cô mang bầu tháng thứ 5, David hoàn tất thu xếp công việc để chuyển về San Francisco sống cùng cặp vợ chồng. Tại đây, anh tham gia các lớp học tiền sản.
David Jay cùng con gái ruột Octavia. Ảnh: Preston Gannaway.
David cũng có mặt trong phòng sinh khi con gái Octavia chào đời. Tên đầy đủ của cô bé có cả họ của David cùng bố mẹ đẻ – Jay, Kent và Hausfather – và được thừa nhận bởi luật pháp bang California.
Kể từ đó, David trở thành một phần của cộng đồng gia đình có 3 phụ huynh tại Khu vực vịnh San Francisco. Anh cởi mở và luôn sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè, người thân về gia đình mình.
Gia đình truyền thống đã lỗi thời
Theo Philip N. Cohen – Giáo sư xã hội học chuyên về gia đình tại Đại học Maryland (Mỹ), gia đình 3 phụ huynh không phải là một hiện tượng mới.
Nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là những bố mẹ đơn thân hoặc có thu nhập thấp, từ lâu đã đưa người thân hoặc bạn bè vào gia đình làm “bố mẹ nuôi” của trẻ.
Quan niệm gia đình hạt nhân gồm hai bố mẹ và các con đã lỗi thời, không phản ánh đúng xã hội ngày nay. Theo báo cáo năm 2014 của Pew Research, hơn 50% trẻ em Mỹ sống trong môi trường gia đình phi truyền thống, tức bố mẹ đã ly hôn, tái hôn hoặc là đối tác hôn nhân đa ái.
Gia đình 3 phụ huynh không phải là hiện tượng mới nổi ở xã hội. Ảnh: Robert de Bock.
Song, việc chính thức hóa gia đình 2 bố 1 mẹ bằng luật, như trường hợp của David, là tương đối hiếm. Thường các đơn xin làm cha mẹ nuôi của cặp đồng tính nữ với người đàn ông hiến tinh trùng cho họ có tỷ lệ thành công cao nhất.
Diana Adams, nhà sáng lập Trung tâm Luật Gia đình Chosen, cho biết trong 15 năm trở lại đây, mô hình gia đình 3 phụ huynh ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghệ hỗ trợ sinh sản và sự chấp nhận cộng đồng LGBTQ của xã hội.
Hiện chưa có số liệu cụ thể về mức độ phổ biến của gia đình 3 phụ huynh trong xã hội. Tuy nhiên, suy nghĩ cởi mở của xã hội và luật pháp thoáng hơn “là một trong những dấu hiệu cho thấy định nghĩa về gia đình đang được mở rộng”, theo Giáo sư Cohen.
Có thêm nhân lực và nguồn lực (thu nhập của phụ huynh thứ ba) sẽ giúp nuôi dạy trẻ dễ dàng hơn. Chuyện phân chia công việc chăm sóc con cái cũng đơn giản và công bằng hơn so với các gia đình truyền thống.
Điều này có thể thấy rõ trong gia đình của David. Cả ba bố mẹ đều bớt mệt nhọc hơn trong việc chăm sóc con gái. Avary thường ôm ấp và đọc sách cho Octavia, trong khi David có nhiệm vụ đưa cô bé đi dạo trong công viên, còn Zeke chơi trò xếp hình với con.
Có thêm nhân lực và nguồn lực sẽ giúp các gia đình 3 phụ nuôi dạy con bớt mệt mỏi hơn. Ảnh: WBUR.
Octavia gọi Zeke là “daddy”, còn David là “dada”. Bạn bè đồng trang lứa của cô bé đến từ gia đình cả truyền thống lẫn phi truyền thống, ví dụ như hàng xóm của Octavia có 2 mẹ và 1 bố. Vì vậy, không khó để cô bé hiểu ra rằng xã hội có nhiều loại gia đình khác nhau.
“Mọi nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng không có yếu tố nào thực sự quan trọng trong cách thức vận hành một gia đình, dù là số lượng thành viên, chất lượng mối quan hệ, khả năng giao tiếp và xử lý xung đột”, Pamela Braboy Jackson, Giáo sư xã hội học tại Đại học Indiana (Mỹ), cho biết.
“Cấu trúc gia đình khác nhau không có nghĩa nhà đó hoạt động một mình một kiểu. Mọi gia đình đều có câu chuyện riêng tạo nên chính họ”, bà nói thêm.
Trên hết, David muốn mọi người biết rằng cuộc sống có nhiều lựa chọn hơn họ nghĩ. Nếu một người vô tính muốn xây dựng gia đình mà không cần bạn tình, họ hoàn toàn có khả năng làm được, chỉ cần có quyết tâm thực hiện nguyện vọng.
Hera - Nữ hoàng của các vị thần Hy Lạp
Hera là nữ thần của hôn nhân, thần bảo trợ cho cuộc sống gia đình, cho sự thánh thiện và bền vững của nó. Nữ thần bảo vệ hạnh phúc lứa đôi và trông nom săn sóc quá trình sinh nở con cái, duy trì nòi giống.
Họa hình 3D về Nữ thần Hera.
Hera là nữ thần cho phép các đôi vợ chồng có nhiều con cái và ban phước lành cho những người mẹ mới sinh con. Để thờ phụng vị thần đầy quyền lực này, người Hy Lạp đã cho xây đền thờ thần Hera, nay thuộc miền Nam nước Ý.
Nữ thần của hôn nhân và gia đình
Hera là con gái của Titan Cronos và Rhea, chị ruột của thần Zeus. Để tránh xa cuộc giao tranh giữa anh em thần Zeus với phe của thần Cronos, nữ thần Rhea, mẹ của anh chị em nhà Zeus, đã đưa nữ thần Hera tới chỗ của thần Ôkêanôx ở nơi tận cùng của trái đất, tại đó nàng được nữ thần Têthyx, vừa là vợ vừa là em gái thần Ôkêanôx nuôi dưỡng.
Hera sống yên bình một thời gian dài cách xa núi Olympus, cho đến khi thần Zeus vĩ đại tình cờ nhìn thấy nàng trong một chuyến du hành. Vị thần sấm sét vừa nhìn thấy nàng đã đem lòng yêu và ngỏ lời cầu hôn. Hera từ chối rất nhiều lần những rốt cuộc vẫn bị Zeus cướp đoạt về làm vợ.
Đám cưới của Zeus không giống như trăm ngàn vị thần khác mà đây là đám cưới của vị thần tối cao, đứng đầu các vị thần. Sau đó, nàng được Mẹ Đất Gaia tặng một món quà vô cùng giá trị là cây táo vàng, được giao cho ba chị em nữ thần Hesperides trông coi. Từ đó nữ thần Hera trở thành vị nữ thần có uy quyền to lớn như thần Zeus, vị nữ thần cai quản các vị thần, kể cả nam thần và loài người.
Hera là một nữ thần cực kì xinh đẹp. Nàng có đôi mắt to, đôi tay trắng như ngó sen với những lọn tóc vàng óng ả buông xuống hai vai như những làn sóng lượn dưới chiếc vương miện đội trên đầu. Trong đôi mắt của nàng rực cháy ngọn lửa của sức mạnh và của vẻ uy nghi trong sáng. Các vị thần linh đều vô cùng kính trọng nàng, kể cả thần Zeus chồng nàng. Ông thường bàn bạc công việc với nàng. Chính vì thế mà hoàng hậu Hera cũng được coi là nữ hoàng của muôn loài trị vì bên cạnh vị chúa tể của muôn loài là thần Zeus.
Nữ thần Hera vĩ đại, vợ của vị thần tối cao Zeus, nàng bảo vệ cho hạnh phúc của những đôi lứa đã gắn bó với nhau bằng lễ kết hôn, trông nom và săn sóc đến việc sinh nở con cái của những đôi vợ chồng để có thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, đời đời bất diệt. Nàng lại là vị thần bảo vệ cho những bà mẹ vừa mới sinh nở và những trẻ sơ sinh mới cất tiếng khóc chào đời, nói như người Việt Nam chúng ta là được mẹ tròn, con vuông. Người Hy Lạp xưa kia thường cầu khẩn Hera phù hộ cho gia đình được đầm ấm, nhiều con, đông cháu.
Hera bên Zeus cùng các con.
Nữ thần Hera cũng nổi tiếng với máu ghen khiến Zeus nhiều lúc cũng phát điên. Hera còn từng muốn bàn kế với Poisedon và Athena trói Zeus, để ông không thể xuống trần nữa, nhưng nữ thần Thetis đã biết được và cho quỷ thần Briare đến ngồi cạnh bảo vệ Zeus. Zeus đã trả đũa lại bằng việc lấy sợi xích vàng trói Hera lại và treo nàng lơ lửng giữa trời. Do vậy, từ đó về sau Hera mới không dám chọc chồng giận nữa.
Hera và Zeus có bốn đứa con, 2 trai 2 gái gồm nữ thần Hebe-Nữ thần tuổi trẻ, Hesphaistos-Thần Thợ Rèn, Ares-Thần chiến tranh và Eileithya-Nữ thần Hộ Sinh. Đặc biệt, Eileithya là nữ thần của sự sinh nở. Nàng thường được theo Hera xuống trần giúp các bà mẹ "vượt cạn" cho được dễ dàng. Người xưa hình dung nữ thần Eileithya là một thiếu nữ mặc một tấm áo choàng trùm kín đầu, nhưng hai cánh tay để trần, một tay cầm một bó đuốc giơ cao tượng trưng cho một cuộc sống vừa mới ra đời dưới ánh sáng, hoặc ngọn đuốc đang cháy tượng trưng cho sự bắt đầu của một cuộc sống mới.
Tuy vậy, nhưng Hera vẫn là một nữ thần hùng mạnh vô song. Mỗi lần đi du ngoạn, nàng mặc một bộ váy áo dài lộng lẫy do chính nữ thần Athena dệt may, rồi với phong thái uy nghi kiêu hãnh nàng bước lên chiếc xe do hai con ngựa bất tử kéo. Nàng rời núi Olympus rong xe xuống trần. Chiếc xe của nàng được làm hoàn toàn bằng bạc, bánh xe bằng vàng ròng, những chiếc nan hoa làm bằng đồng thau sáng láng. Trên mặt đất, Hera đi đến đâu là mùi hương thơm tuyệt diệu tỏa ra đến đấy và tất cả các loài sinh vật đều cúi rạp người chào vị nữ hoàng vĩ đại của vương quốc Olympus.
Sự thờ cúng nữ thần Hera
Trong thần thoại Hy lạp, Hera là vị nữ thần cai trị cung điện Olympus vì nàng chính là vợ của Zeus. Nhưng việc thờ cúng Hera lại xuất hiện trước việc thờ cúng Zeus khá lâu. Hera được thờ cúng khắp Hy Lạp, ở những đền thờ cổ xưa và quan trọng nhất được hiến dâng cho nàng. Việc nữ thần Hera chinh phục được thần Zeus và miêu tả nữ thần như là người đàn bà đanh đá ghen tuông chính là những phản ánh thần thoại về một trong những thay đổi sâu sắc nhất trong tư duy loài người.
Ngôi đền cổ nhất ở vùng Paestum đã được người Hy Lạp cổ xây dựng và thờ vị thần đầy quyền lực này. Paestum trước kia là một thành phố thuộc Hy Lạp cổ đại, đến nay Paestum thuộc ở miền nam nước Ý. Tại đây còn sở hữu 3 ngôi đền mang đậm nét kiến trúc Hy Lạp xưa. Đền được tạo dựng vào khoảng năm 550 TCN bởi Hy Lạp theo phong cách kiến trúc cổ điển không còn xa lạ gì của Hy Lạp lúc bấy giờ là kiểu Doric.
Một lễ hội của sự hòa hợp ngày xưa được tổ chức ở Plataea để tôn vinh nữ thần Hera cứ mỗi 7 năm một lần. Trong ngày lễ đó, một cỗ xe ngựa chở một bức tượng phụ nữ bằng gỗ có tên là Daidala sẽ đi từ Cithaeron đến Plataea, nơi bức tượng sau đó được đốt đi.
Họa hình Nữ thần Hera - vị thần được người Hy Lạp thờ cúng dưới nhiều hình thức.
Nữ thần Hera có biểu tượng là con công, con bò trắng và thi thoảng là con chim cu. Loại quả biểu trưng là quả táo và quả lựu. Căn cứ trên những tranh vẽ hang động và các di vật khảo cổ thì hàng chục ngàn năm trước đây loài người rất quan tâm đến cơ thể người phụ nữ, hoặc là lúc đang mang thai hoặc là lúc sinh nở. Việc sinh con chính là khả năng kỳ diệu nhất của loài người khiến cho thế gian được mang lại sự sống mới tươi trẻ.
Hàng ngàn năm sau, các hậu duệ châu Âu của những người kể trên sống trong những ngôi làng lớn, có kiến trúc đặc trưng và những đền thờ tôn giáo. Các di vật khảo cổ cho thấy họ thờ cúng một thế lực mang nhiều hình dáng khác nhau như một con chim, một con rắn, cũng có thể là chính quả địa cầu. Và thế lực vĩ đại này chính là phụ nữ. Bởi vì chỉ có người phụ nữ mới có khả năng sinh sản và đem lại cuộc sống mới.
Người ta nói rằng khi con người khám phá ra vai trò của đàn ông trong việc sinh sản thì họ mới bắt đầu thờ cúng các nam thần. Dù vậy cũng không có gì nghi ngờ rằng các vị nam thần đã được thờ cúng từ trước đó.
Nữ thần Hera tiếp tục được thờ cúng ở nhiều hình thức, tùy vào các thời điểm lịch sử. Việc thờ cúng vị nữ thần này đôi khi bị bãi bỏ phần lớn là vì những tập tục tôn giáo bị suy thoái dưới những ảnh hưởng mới. Nhưng chúng ta có thể thấy những bằng chứng trong thần thoại về trật tự cũ của vị thần này, trong đó Athena bản thân cũng là một nữ thần.
Nhặt được bình sắt kỳ lạ, người phụ nữ vui tay đem về làm lọ cắm hoa, 30 năm sau mới phát hiện ra mình sống chung với 'Tử thần' bấy lâu Một bà mẹ hai con sợ run người khi phát hiện ra bí mật phía sau chiếc bình mà cô đã sử dụng trong suốt 30 năm. Kathryn Rawlins (45 tuổi), là một cố vấn nghề nghiệp tại một trường trung học, đến từ Atherstone, hạt Warwickshire, miền Tây nước Anh. Cô kể rằng vào năm 15 tuổi, trong một lần trên đường...