Gia đình “1 ông 2 bà” kì lạ ở Bắc Giang

Theo dõi VGT trên

Qua 7 lần mang thai, sinh nở nhưng đều không may mắn đảm nhận thiên chức làm mẹ, bà Nguyễn Thị Hồng (thôn Trung Hưng, xã Mai Trung, Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đưa ra quyết định táo bạo: tìm vợ lẽ cho chồng.

Chuyện ngỡ như đùa về tình cảm “một ông hai bà” vẫn sống thuận hòa đến nay được người dân xã ở địa phương kể tường tận. Nhìn vào cuộc sống hiện tại của họ, ít ai ngờ được rằng hạnh phúc ấy được đánh đổi bằng rất nhiều cay đắng, xót xa, bằng những cố gắng và cả lòng vị tha, nhân ái của những người trong cuộc.

Luật của trái tim

Ông Nguyễn Văn Thông, trưởng thôn Trung Hung (xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) cho biết: “Gia đình ông Thục không thể đem ra làm gương điển hình được vì vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng họ có nhiều thứ mà gia đình khác phải nhìn vào noi theo về cách sống thuận hòa và nuôi con ngoan ngoãn. Ở đây, ai cũng biết họ đã vi phạm luật hôn nhân và gia đình nhưng dân làng và chính quyền địa phương không ai che trách, phàn nàn. Bởi dân làng cũng thương cảm cho thân phận của ba con người trong ngôi nhà nhỏ ấy”.

Ký ức đau buồn

20 tuổi, bà Nguyễn Thị Hồng xây hạnh phúc với ông Nguyễn Văn Thục, người cùng làng. Hạnh phúc tiếp tục mỉm cười khi bà Hồng có thai đứa con đầu tiên. Thế nhưng, đứa bé ấy sau vài ngày chào đời thì mất, bắt đầu chuỗi ngày đau thương mà họ phải gánh chịu đến suốt cuộc đời. Bởi 6 lần mang thai tiếp theo, bà Hồng liên tục bị sẩy.

Gia đình 1 ông 2 bà kì lạ ở Bắc Giang - Hình 1

Ông Thục hạnh phúc bên 2 bà vợ và con nhỏ. Ảnh TG

Bà Hồng cho biết: “Tôi cũng không hiểu sao số mình lại khổ về đường con cái như vậy. Lúc đó may nhờ có chồng động viên gắng vượt qua, tìm đủ các thầy thuốc giúp nhưng đều bất lực. Có người ác khẩu còn bảo do vợ chồng còn nợ nần gì ở kiếp trước nên kiếp này phải trả. Mỗi lần nghe dân làng phao tin, tôi càng thương cho phận mình và người chồng trót vướng hệ lụy”. Dù canh cánh trong lòng nỗi đau và dằn vặt chuyện con cái nhưng sợ vợ lo lắng, buồn tủi thêm nên ông Thục luôn động viên và chăm sóc bà Hồng tận tình, chu đáo. Ông kể: “Ở làng quê này, chuyện không có con là cả một nỗi tủi nhục. Thế nên tôi càng thương vợ hơn. Có mấy người trong làng gợi ý tôi đi “gửi’ con với người đàn bà khác nhưng lương tâm mình không cho phép. Đôi lần bà ấy còn bảo tìm vợ hai cho chồng nhưng tôi không bằng lòng”.

Năm 1978, chiến tranh biên giới nổ ra, theo lệnh tổng động viên, ông Thục lên Lạng Sơn tham gia công tác, phục vụ chiến dịch. Tại đây ông gặp bà Nguyễn Thị Minh, một người cùng xã. Bà Minh là người hiền lành, ngại giao tiếp nên phải khá lâu hai người mới nói chuyện với nhau. Bà Minh là chị gái trong một gia đình nghèo chỉ có hai chị em. Lúc còn nhỏ, do tính nhút nhát lại mải làm việc chăm lo gia đình cùng bố mẹ, không nghĩ đến chuyện lấy chồng nên thành quá lứa, lỡ thì. Qua những câu chuyện, cả hai tâm sự rất tâm đầu ý hợp nhưng chỉ dừng lại tình cảm bạn bè, anh em. Ông Hồng vẫn luôn đau đáu nghĩ về người vợ ở quê đang chịu nhiều đau khổ, mất mát.

Trong khi hạnh phúc đang ở bên bờ tuyệt vọng thì bà Hồng đột nhiên mang thai lần thứ bảy. Dù đã thuốc thang, tẩm bổ, giữ gìn rất kỹ lưỡng… nhưng đứa trẻ thứ bảy này cũng không kịp chào đời, bỏ lại bà Hồng bất lực giữa nước mắt đắng cay… “Một lần sa bằng ba lần đẻ”, vấn đề sức khỏe cạn kiệt làm bà Hồng nhận ra mình không còn khả năng sinh con thêm được nữa nên nỗi đau của bà càng nhân lên gấp bội. Vì vậy, bà Hồng nhất quyết đi hỏi vợ cho chồng. Người bà chọn làm vợ hai của ông Thục, không ai khác lại chính là bà Nguyễn Thị Minh, cô gái quá lứa lỡ thì, người cùng xã Mai Trung mà chồng đã gặp đã quen trước đó.

“Khi bà Hồng đặt vấn đề tôi cũng rất lúng túng. Thời còn ở Lạng Sơn, vốn có tình cảm với bà Minh nhưng phần thì thương vợ nên ái ngại, phần thì cũng muốn trọn về con cái nên càng trở nên khó xử hơn trước quyết định của vợ. Bà ấy đã động viên và chủ động “đặt quan hệ” với bà Minh cho tôi đấy”, ông Thục thừa nhận. Người cùng làng bây giờ vẫn nhớ chuyện ông Thục chở theo vợ trên chiếc xe đạp cà tàng cùng đi “tìm hiểu” bà Minh. Câu chuyện khó tin ấy được bà Minh mỗi khi nhớ lại vẫn cứ ngỡ như trong cổ tích: “Thấy vợ chồng anh Thục tìm đến, ngồi nói chuyện được lúc thì chị Hồng trình bày, đặt thẳng vấn đề muốn tôi về làm vợ lẻ cho chồng. Thoạt nghe, tôi còn tưởng chị ấy đem số phận lỡ làng của mình ra làm trò đùa, nào ngờ đến khi hiểu chuyện mới thấy thương cảnh ngộ của người phụ nữ. Tôi cũng hiểu sự phức tạp cảnh làm vợ chung nhưng lỡ thương hai người đó rồi nên chấp nhận”.

Video đang HOT

Trả trầu vẫn theo nhau

Có một điều rất đặc biệt trong lần đi hỏi vợ lẻ cho ông Thục, người mang lễ đại diện họ nhà trai hôm ấy là bà Hồng. Chuyện chuẩn bị đám cưới đang trên đà xuôi chèo mát mái thì bất ngờ nhà gái mang cau trầu sang trả lại. “Việc trả trầu cau là do bác trưởng họ quyết định. Ông bắt trả bằng được vì không muốn tôi làm lẽ ai cả. Có nhiều người can ngăn bảo tôi đã chịu cảnh vất vả ở nhà bố mẹ đẻ rồi mà đến khi có được tấm chồng, lại phải sống kiếp chồng chung thì sẽ khốn đốn như thế nào. Tôi không dám trái ý gia đình và họ hàng”, bà Minh nhớ lại. Sự việc nằm ngoài dự tính, khiến vợ chồng bà Hồng hụt hẫng ít nhiều. Chưa kịp giải quyết chuyện gia đình, ông Thục lại phải lên Lạng Sơn công tác. Không ngờ đến ngày hôm sau, bà Minh cũng bắt tàu lên thăm ông.

Gia đình 1 ông 2 bà kì lạ ở Bắc Giang - Hình 2

Bà Hồng và ông Thục vui vẻ tâm sự với PV. Ảnh TG

Hai tháng sau ngày con gái “theo giai” ông cụ thân sinh bà Minh đã gạt bỏ định kiến, nhờ người nhắn tin gọi “hai con” về cưới. Người vui nhất lúc bấy giờ thật bất ngờ lại là bà Hồng. Bà tâm sự: “Đã xác định lấy vợ hai cho chồng rồi nên sớm muộn cũng phải cưới. Tôi đã rất dằn vặt nghĩ chuyện này rất nhiều. Bỏ chồng để ông ấy vui vẻ với duyên mới thì cả hai không đành lòng, thôi đành chịu kiếp chung chồng. Tôi và bà Minh đã nói chuyện với nhau nhiều nên cũng thấy mến. Bà ấy cũng khổ, lại sống tình cảm nữa”. Nghĩ như vậy nên được đà, bà Hồng “cưới vợ liền tay” cho chồng.

Đám cưới ông Thục với bà Minh diễn ra năm 1980, đơn giản nhưng đầy đủ nghi thức ngoại trừ… đăng ký kết hôn. Ngày hôm ấy, có người trông thấy trên nét mặt của hai người phụ nữ đều thoáng sự ngậm ngùi. Cưới xong gia đình nhà ngoại không cho bà Minh về làm dâu vì sợ cảnh con gái sẽ bị tổn thương nếu ở cùng nhà với bà cả. Họ còn tuyên bố: “Khi nào bà Hồng mất đi mới cho bà Minh về đấy ở”. Không biết làm thế nào để đón vợ lẽ cho chồng, bà Hồng bàn với ông Thục: “Bà Minh chuẩn bị sinh ở trạm xá, nhân lúc này ông nên đến đón hai mẹ con họ về nhà mình để chăm sóc ngay, kẻo đằng ngoại lại đón về mất”.

Ban đầu, bà Minh được đón về ở với bố mẹ chồng, bố mẹ ông Thục muốn xem cách bà Hồng đối xử với vợ lẽ của con trai họ như thế nào. Không ngờ, ngày ba buổi, bà Hồng mang cơm cho bà Minh, rồi tự tay chăm bẵm, hái lá tắm cho đứa bé khiến ông bà cảm động. Trước nghĩa cửa thấm đượm tình người của con dâu xấu phận, bố mẹ ông Thục đồng ý để bà Minh về sống kiếp chung chồng với ông Thục. Qua mấy năm chung sống, bà Minh lần lượt đẻ được ba người con kháu khỉnh.

Tục ngữ “Mấy đời bánh đúc có xương mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng” nhưng chuyện ở gia đình ông Thục thì tuyệt nhiên khác với quy luật đó. Những người ở làng vẫn nói cứ trông cách bà Hồng đối xử thì chẳng biết ai là mẹ đẻ ai là “mẹ hờ”. Nhìn vào cách vợ chồng nhà ấy đối xử với nhau thì cũng chẳng bao giờ thấy nỗi khổ của những người phụ nữ chung chồng. Ở nhà này không có bà cả bà hai mà chỉ có hai người người vợ hòa thuận. Bà Hồng tâm sự: “Tôi không đẻ con nhưng đối với tôi, ba đứa trẻ là con mình, chăm sóc chúng từ bé, tôi có cảm giác đang chăm con mình. Chúng lớn lên mỗi ngày trong sự bao bọc của hai mẹ và cha, không có cảnh mẹ ghẻ, con chồng. Mình là người mẹ tốt thì con mình sẽ trở thành đứa con ngoan hiếu thảo với bậc sinh thành, nuôi dưỡng”.

Tuy nhiên, một biến cố của cuộc sống đã xô đẩy ông Thục rơi vào lao lý. Đấy chính là giai đoạn mà mỗi lần kể lại, cả bà Hồng, bà Minh đều ứa nước mắt. Bởi trong tình cảnh tưởng như tuyệt vọng nhất, họ lại tìm thấy điểm tựa để cùng nhau gắng vượt qua trở ngại, vun vén mái ấm giữa thời giông bão.

Theo Ngọc Tú – Diệp Anh

Trai gái 2 làng ở Bắc Giang không bao giờ lấy nhau

Ở đất Hiệp Hòa, Bắc Giang, có những làng mà trai gái không bao giờ lấy nhau. Họ coi nhau như anh em ruột thịt trong nhà...

Từ tục kết chạ

Làng Nga Trại và làng Đông Lâm cùng ở xã Hương Lâm, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Theo các cụ cao tuổi ở đây kể lại, cách đây đã hàng trăm năm, làng Nga Trại khi đó mới được thành lập nên còn nhiều khó khăn. Người dân làng Đông Lâm thấy vậy đã thường xuyên giúp đỡ.

Cảm động trước những việc ân nghĩa ấy, người làng Nga Trại xin được kết chạ (kết nghĩa) với Đông Lâm. Cụ Nguyễn Hữu Trừ (80 tuổi, thôn Nga Trại) cho biết, dù kết nghĩa anh em nhưng hai làng không phân biệt đâu là làng anh, đâu là làng em. Tức người của làng này gọi người kia là anh (chị) và xưng em một cách trân trọng.

Cũng từ đó, hương ước của hai làng định ra lệ 6 năm một lần đón nhau, mỗi năm một lần đến với nhau. Trong những ngày gặp gỡ ấy, bên khách cử ra 10 người bao gồm đại diện các cụ, thanh niên, chính quyền thôn và nhất thiết phải có cụ quan đám (người trông coi đình làng) mang theo một đôi sáp (nến), một thẻ hương, cau trầu... mang đến biếu chủ nhà.

Trai gái 2 làng ở Bắc Giang không bao giờ lấy nhau - Hình 1

Chiều sông Cầu.

Để tỏ lòng chân thành, chủ nhà cử thành phần tương tự như bên khách và ra tận cổng làng đón cùng vào đình cúng tế. Hiện nay hai làng vẫn giữ được lệ đón nhau vào ngày 10 và 12/9 (âm lịch) hàng năm như một biểu tượng trường tồn của tình cảm hai bên.

Cũng là kết chạ nhưng hai làng Xuân Biều và Cẩm Xuyên (xã Xuân Cẩm, Hiệp Hòa) lại hơi khác với Nga Trại - Đông Lâm một chút. Theo cụ Ngô Đình Kế, 90 tuổi (thôn Xuân Biều), một số người làng Xuân Biều xưa theo Đức Thánh Tam Giang ngược dòng lên khai khẩn đất mới và lập ra làng Cẩm Xuyên.

Do cùng chung thành hoàng làng, cùng xuất phát là đất Xuân Biều nên hai làng kết chạ với nhau. Ở đây định rõ, làng Xuân Biều là làng anh, Cẩm Xuyên là làng em. Cùng sáp tuổi với nhau thì người làng Cẩm Xuyên luôn cung kính gọi người Xuân Biều là anh, chị, không dám sai lời.

Ngoài hai cặp làng kể trên, dọc bờ sông Cầu người ta còn thấy làng Hương Câu kết chạ với làng Phúc Linh (xã Hương Lâm), làng Trâu Lỗ (xã Mai Đình, Hiệp Hoà) kết chạ với làng Kim Lũ (Sóc Sơn, Hà Nội). Không chỉ là sự kết giao trên hương ước mà đó còn là tình cảm thực sự của hai làng, một thứ tình cảm được hun đúc bằng sự nâng niu trân trọng của tất cả những người ở hai cộng đồng dân cư khác nhau.

Giúp nhau phát triển

Những làng đã kết chạ với nhau có một thứ lệ bất thành văn. Suốt hàng trăm năm nay, khi làng này có việc thì làng kia vội vã cử người, mang phương tiện, tiền bạc đến giúp đỡ.

Ông Nguyễn Văn Uyên (75 tuổi), làng Nga Trại kể: "Lúc thời vụ, hai làng cho nhau mượn trâu bò để cày, cấy. Có năm bên Đông Lâm ngập lụt, làng tôi cử hàng trăm người sang hộ đê, cứu lúa, chạy lụt. Ngày Nga Trại làm đình, bên làng anh lại giúp hàng chục triệu đồng mà không hề tính toán gì. Đến khi nộp thuế, nếu làng này thiếu thì làng kia sẵn sàng cho vay để nộp đúng, nộp đủ cho nhà nước".

Trai gái 2 làng ở Bắc Giang không bao giờ lấy nhau - Hình 2

Cụ Ngô Đình Kế đang kể lại chuyện kết chạ giữa hai làng.

Cụ Kế nhớ lại: "Năm 1995, khi ngôi đình Xuân Biều xuống cấp, Cẩm Xuyên cử người đến làm cùng. Đến khi Cẩm Xuyên xây dựng đình thì Xuân Biều lại cung cấp miễn phí toàn bộ ngói làm đình và đóng góp hàng trăm ngày công để nâng nền đình lên 3 mét so với trước đây". Cứ như thế, họ giúp đỡ nhau trong mọi công việc với một tinh thần vô tư, không tính toán thiệt hơn.

Đặc biệt, mỗi khi Tết đến, xuân về, những người dân ở hai làng lại tất bật dọn dẹp nhà cửa, trữ nhiều thức ăn Tết với sự mong chờ những người anh em ở các làng kết chạ tới thăm. Ai cũng muốn đón người anh em về nhà mình để ăn, ở, kể cả có thể chưa biết người đó bao giờ.

Trai gái không lấy nhau

"Tục lệ ấy khiến con người cảm thấy yêu thương, trân trọng nhau hơn. Đó là một nét văn hóa không dễ gì có thể giáo dục theo cách thông thường". Ông Ngô Đình Dũng, Bí thư Đảng uỷ xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa, Bắc Giang)

Trong giao tiếp, người dân hai làng nhất mực cung kính với nhau nhưng trai, gái hai làng không bao giờ được lấy nhau. "Xuất phát từ ý nghĩa của việc kết chạ tức là coi nhau như anh em ruột thịt trong nhà. Mà đã như thế thì không bao giờ được lấy nhau. Ngay từ khi còn nhỏ, các cháu ở hai làng đã được dạy rằng đó là người anh, người em của mình nên cũng rất ý thức trong quan hệ. Tôi đã 90 tuổi nhưng chưa từng thấy cuộc hôn nhân nào giữa người hai làng cả"- cụ Kế cho biết.

Nguyễn Văn Khảm, 28 tuổi, người làng Nga Trại kể: "Con gái Đông Lâm xinh đẹp, giỏi giang có tiếng trong xã. Lúc mới đi học, em cũng từng thích một cô hoa khôi trong trường. Nhưng khi biết là người Đông Lâm, tự nhiên tình cảm có sự thay đổi. Em cảm thấy mình phải có trách nhiệm cư xử như một người em với chị mình".

Vậy phải chăng có sự cấm đoán nào đó chăng? Hỏi các cụ mới biết, việc trai, gái hai làng không lấy nhau chưa hề được ghi trong hương ước nhưng cứ đời nọ truyền đời kia. Những phong tục truyền miệng ấy còn có sức mạnh ghê gớm hơn rất nhiều so với quy định bằng văn bản.

Ông Ngô Đình Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Cẩm xác nhận: "Tôi chưa bao giờ thấy con trai, con gái hay làng Xuân Biều, Cẩm Xuyên lấy nhau cả. Xã không hề cấm việc kết hôn nhưng mặt khác chúng tôi tôn trọng những quy tắc truyền thống giữa hai làng".

Dẫu trai gái hai làng không lấy nhau nhưng người dân hai làng luôn dành những tình cảm chân thành cho nhau. Nhiều trường hợp thanh niên trong làng này thuộc dạng nghịch ngợm, nổi tiếng ương bướng, thậm chí thường xuyên gây sự đánh nhau với cả người trong làng nhưng khi gặp người làng kết chạ thì lại luôn đối xử một cách hòa nhã.

Thi thoảng có nhóm thanh niên ở hai làng không biết đã gây sự với nhau, nhưng khi biết là người làng kết chạ thì lại đổi giận làm lành, bắt tay, xin lỗi nhau. Trường hợp quá căng, không tự giải quyết được thì cán bộ thôn, già làng phải sang làng kết chạ xin lỗi.

Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Ông Dũng chia sẻ: "Kết chạ không chỉ giúp cho tình hìnhan ninh, trật tự giữa các thôn này luôn ổn định mà còn tạo nên một khối đoàn kết vững chắc. Đồng thời, tục lệ ấy khiến con người cảm thấy yêu thương, trân trọng nhau hơn. Đó là một nét văn hoá không dễ gì có thể giáo dục theo cách thông thường được".

Theo Nguyễn Trường

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024
Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành
13:20:19 21/11/2024
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine
18:22:06 21/11/2024

Tin đang nóng

Con đường sa ngã của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ
10:11:58 22/11/2024
Bị chê "nghệ sĩ nổi tiếng mà ở ký túc xá", chị cả của show Chị Đẹp giải thích
07:09:19 22/11/2024
Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
"Lịch sử Kpop" của thần tượng toàn cầu bị người đàn ông nợ 1200 tỷ đánh bại
07:13:51 22/11/2024
'Độc đạo' tung ngoại truyện đặc biệt quy tụ dàn diễn viên sau cái kết tranh cãi
10:45:30 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024

Tin mới nhất

Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân

13:56:55 22/11/2024
Theo anh Nghĩa, đội của anh đã có kinh nghiệm tìm kiếm cứu hộ trong nhiều năm, tại nhiều tỉnh, thành miền Trung, mới nhất là tại khu vực cầu Đại Lộc (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ

10:33:51 22/11/2024
Khi tài xế ô tô cho xe dừng đèn đỏ tại ngã tư Bồn Nước (phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì bị xe máy, biển số: 60M1-37xx do một người đàn ông điều khiển, lưu thông hướng cùng chiều tông vào đuôi.

Xe khách đâm trúng cột điện và tông tử vong người phụ nữ đứng bên đường

10:30:25 22/11/2024
Khi đến địa điểm trên đã tông vào trụ điện và tông trúng bà Phạm Thị Quốc (SN 1950, trú phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn) đang đứng trong lề đường. Xe khách tiếp tục lao xuống rãnh thoát nước bên đường.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên

10:28:08 22/11/2024
Đáng chú ý, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

05:39:56 22/11/2024
Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

Thế giới

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.

Ly hôn 20 năm, biết chồng cũ bị liệt, người vợ quay về làm điều cảm động

Netizen

13:46:42 22/11/2024
Yu (31 tuổi), người gốc Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh mới đây chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh mẹ cô chăm sóc bố cô bị liệt. Điều đặc biệt, bố mẹ cô đã chia tay 20 năm trước vì bố có người khác. Hiện họ đều ngoài 60 tuổi.

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Sao âu mỹ

12:53:29 22/11/2024
Trò chuyện trong chương trình Good Morning America, Angelina chia sẻ rằng, đối với cô, thiên chức làm mẹ là trọng tâm chính trong cuộc sống, giống như việc ca hát là quan trọng nhất với Maria Callas - nghệ sĩ opera cô thủ vai trong phim...

Tiến Linh khen ngợi Indonesia, sẵn sàng cạnh tranh với Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

12:10:35 22/11/2024
Tiến Linh thừa nhận Indonesia là ứng viên số 1 cho chức vô địch ASEAN Cup 2024, nhưng ĐT Việt Nam sẽ chơi hết khả năng để thể lấy lại vị thế của mình.

Nữ ca sĩ nhiều năm vắng bóng: Định cư Pháp, làm mẹ đơn thân sexy tuổi 35

Nhạc việt

11:59:16 22/11/2024
Sau thời gian dài vắng bóng, ca sĩ Hằng BingBoong chính thức trở lại với MV Đứa bé nó hỏi (sáng tác: Đạt G; sản xuất âm nhạc: Đoàn Minh Vũ).

Quả chuối vừa được mua vào buổi sáng với giá 9.000 đồng, buổi tối bán với giá 157 tỷ đồng

Sáng tạo

11:20:19 22/11/2024
Một quả chuối trong nhiều năm đã gây tranh cãi trong giới nghệ thuật đã được bán với giá 6,2 triệu USD (hơn 157 tỷ đồng) bao gồm cả phí tại cuộc đấu giá nghệ thuật đương đại của Sotheby s New York vào tối thứ Tư

Người đàn ông mất ngủ suốt 32 năm vì bị sếp mắng oan

Lạ vui

11:20:01 22/11/2024
Sau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.

Áo khoác dài, món đồ sành điệu, đáng giá nhất tủ đồ mùa đông

Thời trang

11:13:20 22/11/2024
Kiểu áo khoác mùa đông đặc trưng nhất chính là trench coat (áo khoác dài, áo măng tô). Chỉ vào mùa cuối năm, tín đồ thời trang mới thỏa sức diện item này đi học, đi chơi, đi làm mà không cần e ngại điều gì.

Bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp và tiêu thụ tài sản

Pháp luật

11:08:50 22/11/2024
Ngày 22/11, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Công an thị xã Bỉm Sơn vừa bắt giữ 4 đối tượng ở tỉnh Ninh Bình để điều tra tội trộm cắp và tiêu thụ tài sản.

Phong cách trẻ trung của 'Anh trai say hi' JSOL

Phong cách sao

10:56:25 22/11/2024
Trong đó các item mang tính trẻ trung, hiện đại thường được JSOL sử dụng khá nhiều như áo thun, áo sơ mi, quần short hay các set đồ jeans.

Kiều Anh xinh đẹp hội ngộ dàn diễn viên 'Phía trước là bầu trời' sau 23 năm

Phim việt

10:53:13 22/11/2024
23 năm sau khi phát sóng Phía trước là bầu trời , 3 diễn viên Kiều Anh, Hà Hương và Văn Anh gặp lại trên thảm đỏ sự kiện ra mắt phim Linh miêu - Quỷ nhập tràng tại Hà Nội tối 21/11.