Giá điện tăng 5%
Chiều nay 29-6, Bộ Công Thương đã chính thức ban hành Thông tư số 17/2012/TT-BCT Quy định về giá bán điện mới và hướng dẫn thực hiện. Theo đó kể từ ngày 1-7, giá bán điện bình quân là 1.369 đ/kWh.
Từ ngày 1-7, giá điện tăng 5% – Ảnh: N.C.Thành
Mức giá trên (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) tăng 65 đ/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.304 đ/kWh).
Tập đoàn Điện lực cũng đã có thông cáo nêu các thông số đầu vào cơ bản được sử dụng cho tính giá điện áp dụng từ ngày 1-7-2012:
- Giá than cho sản xuất điện: Giá than cám 4b là 750.000 đ/tấn Giá than cám 5a là 620.000 đ/tấn Giá than cám 5b là 581.000 đ/tấn Giá than cám 6a là 521.000 đ/tấn Giá than cám 6b là 457.000 đ/tấn. (Tăng so với giá than hiện hành từ 10 đến 11,5% tùy từng loại).
- Giá khí trung bình cho nhà máy điện Cà Mau là 9,338 USD/triệu BTU được tính trên cơ sở giá dầu HFO là 720,96 USD/tấn.
- Giá dầu (sau thuế VAT): giá dầu DO là 20.897 đ/lít, giá dầu FO là 18.116 đ/lít.
- Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ: 20.927 đ/USD.
EVN cho biết, với việc tăng giá điện mới, doanh thu bán điện của EVN dự kiến tăng thêm khoảng trên 3.700 tỉ đồng, tương ứng với sản lượng điện thương phẩm của EVN dự kiến từ 1-7-2012 đến 31-12-2012 là 56,8 tỉ kWh (bao gồm cả sản lượng điện xuất khẩu sang Campuchia).
EVN cũng cho biết lần điều chỉnh giá điện này không có sự thay đổi về đối tượng áp giá, cơ cấu biểu giá, tức không thêm giờ cao điểm, cũng không thêm bậc thang tính giá điện mà chỉ chỉnh mức giá đối với các đối tượng theo cơ cấu được quy định. Riêng mức giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 -50 kWh áp dụng cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp, EVN khẳng định sẽ không điều chỉnh, giữ nguyên ở mức 993 đ/kWh.
EVN cũng đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp tuyên truyền rộng rãi tới người dân và các cơ quan, doanh nghiệp để hạn chế tình trạng lợi dụng việc điều chỉnh giá điện để tăng giá các hàng hóa và dịch vụ một cách bất hợp lý, làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân và phát triển kinh tế đất nước.
Bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt
STT
Mức sử dụng một hộ/tháng
Video đang HOT
Giá theo từng bậc thang sử dụng (đ/kwh)
1
Cho 50 kwh (dành cho hộ nghèo, thu nhập thấp, phải đăng ký)
993 đ
2
Từ kwh 0-100 (hộ thông thường)
1284 đ
3
Từ kwh 101-150
1457 đ
4
Từ kwh 151-200
1843 đ
5
Từ kwh 201-300
1997 đ
6.
Từ kwh 301-400
2137 đ
7.
Từ kwh 400 trở lên
2192 đ
Nguồn: Thông tư 17/2012 của Bộ Công thương
Theo Tuổi Trẻ
Nhà trọ lũ lượt tăng theo giá điện
Việc điều chỉnh mức giá bán điện hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay, tuy nhiên, tại một số khu cho thuê trọ trên địa bàn thành phố đã lợi dụng việc điều chỉnh mức giá bán điện này để tăng giá điện, giá thuê nhà đối với người lao động, sinh viên - học sinh thuê trọ.
"Chóng mặt" vì điệp khúc tăng giá nhà và điện
Theo Quyết định số 269/QĐ - TTg về Giá bán điện năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 23/2/2011, thì kể từ ngày 1/3, giá bán điện bình quân sẽ là 1.242 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 165 đồng/kWh so với giá bán điện bình quân thực hiện năm 2010.
Việc điều chỉnh mức giá bán điện này hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay, tuy nhiên, tại một số khu cho thuê trọ trên địa bàn thành phố đã lợi dụng việc điều chỉnh mức giá bán điện này để tăng giá điện, giá thuê nhà đối với người lao động, sinh viên - học sinh thuê trọ. Khiến cuộc sống của những người thuê trọ trở nên lao đao.
Bạn Nguyễn Thị Hà, sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, từ ngày 1/3, chủ khu trọ đã nâng mức giá phòng có diện tích khoảng 10m2 (vệ sinh khép kín) nằm trên phố Hoa Bằng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) mà Hà cùng 2 người bạn nữa ở từ 1 triệu 500 ngàn đồng lên 1 triệu 650 ngàn đồng. Mỗi số điện sinh hoạt theo đó cũng tăng từ 3.000đ lên 3.500đ.
Theo bạn Hà, giờ đi tìm chỗ thuê trọ không phải dễ nên nhóm bạn của mình đành ngậm ngùi chấp nhận mức giá "chát" trên mà chủ trọ đã đưa ra. Tương tự, bạn Huyền Thanh, sinh viên năm thứ 3 Khoa Công nghệ và Môi trường, Trường Đại học Dân lập Đông Đô (quận Thanh Xuân) khi tiếp xúc với chúng tôi cũng không khỏi lo ngại trước mức giá mà chủ khu trọ nơi nhóm của Thanh đang thuê trên phố Khương Hạ, phường Khương Đình (quận Thanh Xuân) mới đưa ra.
Nhà trọ cho sinh viên thuê ở xã Minh Khai - Từ Liêm
Theo bạn Thanh thì kể từ tháng 3, chủ nhà trọ đã nâng giá thuê gian phòng có diện tích khoảng 15m2 từ 1 triệu 350 ngàn đồng lên 1 triệu 6 trăm ngàn đồng. Mỗi số điện phải chi trả là 3.500đ (trước kia là 3.000đ).
Tìm hiểu thêm về một số khu trọ khác đóng trên địa bàn thành phố như: khu vực Phố Chùa Láng (quận Đống Đa); Xuân Thủy (Cầu Giấy); Triều Khúc (huyện Thanh Trì); Phùng Khoang, xã Minh Khai (huyện Từ Liêm)... chúng tôi đều được biết, hiện hầu hết các chủ nhà trọ ở những nơi này đều đã bắt đầu tăng giá thuê nhà, giá điện sinh hoạt. Cuộc sống người dân lao động, sinh viên - học sinh vốn đã khó khăn nay càng trở nên chật vật hơn trước hiện tượng "té nước theo mưa", tăng giá thu tiền điện vượt quá giá trần từ 2-3 lần. Khi thắc mắc về việc tăng giá "chóng mặt" trên, người thuê trọ luôn nhận được câu trả lời của chủ nhà trọ đại loại như: "Không thuê thì đi chỗ khác. Thiếu gì người đang cần thuê nhà...!".
Người thuê trọ chịu thiệt, nhà nước thất thu
Mặc dù chưa có thống kê thật đầy đủ về số lượng số cơ sở cho thuê trọ trên địa bàn TP Hà Nội, tuy nhiên qua khảo sát tại một số xã, phường trọng điểm đã cho thấy con số này là rất lớn. Người thuê trọ đông nhất vẫn là số lượng sinh viên, học sinh, người lao động... Qua khảo sát của phóng viên cho thấy, có những địa phương có cả chục ngàn người thuê trọ. Địa bàn có nhiều nhà trọ nhiều nhất vẫn tập trung ở khu vực vùng ven đô.
Điển hình xã Minh Khai (huyện Từ Liêm) có tới hơn 14.000 nhân khẩu tạm trú thông qua hình thức thuê trọ tại hơn 4.000 nhà trọ trên địa bàn. Tương tự, tại xã Trung Văn (Từ Liêm) con số người thuê trọ cũng hơn 4.000 nhân khẩu, chiếm tới hơn 1/4 dân số địa phương và trú ở hàng trăm nhà trọ trên địa bàn. Còn ở xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) số người thuê trọ cũng chiếm tới 6.000 người trong đó vẫn chủ yếu là học sinh, sinh viên các trường quanh khu vực.
Nhà trọ mọc lên nhiều ở vùng ven là do những địa phương này có đất đai rộng rãi. Những năm gần đây khi dịch vụ xây nhà cho thuê bắt đầu phất lên thì người dân đổ xô vào xây nhà trọ. Có những hộ dân xây thành nhiều dãy nhà cao 2-3 tầng với hàng chục phòng, thậm chí là cả trăm phòng trọ để cho thuê. Điển hình như trên địa bàn các xã Trung Văn, Minh Khai (Từ Liêm) có những gia đình có tới 80-100 phòng trọ...
Tại xã Tân Triều (Thanh Trì) có những gia đình còn xây nhà trọ cao tầng, lắp cả thang máy để phục vụ việc cho thuê trọ... Chỉ cần làm một phép tính đơn giản mỗi phòng trọ khoảng 10m2-15m2, mỗi tháng chủ nhà ít nhất cũng thu về từ 1,5-2 triệu đồng. Đối với những gia đình có tới 80 phòng trọ cũng thu về hơn 100 triệu đồng. Chính vì vậy nhiều người cho rằng, cho thuê nhà hiện đang là một nghề kinh doanh siêu lợi nhuận.
Song song với tiền cho thuê nhà thì chủ nhà trọ còn thu về được một khoản lớn tiền dịch vụ khác như phần dư tiền điện, tiền nước, tiền kinh doanh các mặt hàng nhu yếu phẩm... Trong số đó, tiền điện thu quá mức theo quy định của Nhà nước chiếm số lượng rất đáng kể.
Điều đáng chú ý là hiện nay mặc dù tình trạng nâng giá, ép người thuê trọ đặc biệt là học sinh, sinh viên và người lao động thu nhập thấp diễn ra khá phổ biến, tuy nhiên việc kiểm tra, xử lý đối với những trường hợp này thì đang bị buông lỏng.
Bên cạnh việc người lao động chịu thiệt, điều đáng chú ý là theo quy định hoạt động cho thuê nhà trọ cũng nằm trong diện phải chịu thuế hằng năm. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều chủ nhà trọ đã tìm đủ mọi cách để lách luật trốn thuế. Nhiều chủ nhà thông đồng với khách thuê không làm hợp đồng thuê nhà, nếu có hợp đồng thì ghi giá thuê thấp hơn thực tế rất nhiều.
Theo thống kê của Chi cục Thuế TP Hà Nội cho thấy, số lượng hộ cho thuê nhà nộp thuế hằng năm thấp hơn thực tế rất nhiều. Do việc phần lớn những chủ cơ sở này đều không đăng ký kinh doanh nên hiện tại việc thu thuế chủ yếu phải phụ thuộc vào công tác kiểm tra, thu thuế của địa phương nên việc thất thu là điều chắc chắn.
Theo Điều 11 của Thông tư số 05/2011/TT - BCT ra ngày 25/2/2011 quy định về giá bán điện năm 2011 và hướng dẫn thực hiện của Bộ Công thương thì kể từ ngày 1/3/2011, giá bán lẻ điện bậc thang cho mục đích sinh hoạt được quy định như sau:
Theo Thông tư số 05/2011/TT - BCT ra ngày 25/2/2011 quy định về giá bán điện năm 2011 và hướng dẫn thực hiện của Bộ Công thương, Sở Công thương có trách nhiệm phối hợp với các công ty điện lực kiểm tra và giám sát việc thực hiện tính định mức hộ sử dụng và giá bán lẻ điện tại các địa điểm cho thuê nhà để ở nhằm đảm bảo cho người thuê nhà được áp dụng đúng các quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt quy định tại thông tư này.
VGT (Theo CAND)
'Giá điện bị đẩy cao vì qua nhiều mức phí trung gian' Hàng loạt loại phí và giá chồng chất nhau trong khâu phát, truyền tải, phân phối... khiến nhiều đại biểu lo ngại giá điện có nguy cơ bị đẩy cao và người tiêu dùng sẽ "lãnh đủ". Tại phiên họp thứ 7 của Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 17/4, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho...