Giá điện năm 2016 sẽ được điều chỉnh như thế nào?
Dù năm 2016 dự báo có nhiều khó khăn nhưng hiện nay, EVN không có bất cứ đề xuất nào về việc xin điều chỉnh giá điện trong năm 2016.
EVN cam kết không điều chỉnh giá điện trong năm 2016
Trao đổi với báo chí ngày 17/1, ông Đinh Quang Tri cho biết: “Vừa qua có một số thông tin về việc EVN đang muốn tăng giá điện. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định là hiện nay EVN không có bất cứ kế hoạch nào đề xuất điều chỉnh giá điện trong năm 2016″.
Tin tức trên báo Dân trí, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri khẳng định, dù năm 2016 dự báo có nhiều khó khăn nhưng hiện nay, EVN không có bất cứ đề xuất nào về việc xin điều chỉnh giá điện trong năm 2016.
Theo Phó Tổng giám đốc EVN, năm 2016 là năm EVN dự báo gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino có cường độ mạnh và kéo dài nhất trong 60 năm qua, gây thiếu nước ở hầu hết các hồ chứa thủy điện. Dù đã chủ động tích nước từ rất sớm, song tổng lượng nước các hồ thủy điện thiếu hụt so với mực nước dâng bình thường đến nay vào khoảng 6,5 tỷ m3 nước.
Bên cạnh đó, EVN phải đảm bảo cấp nước cho hạ du phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Chỉ tính riêng cấp nước để phục vụ cho gieo cấy vụ đông xuân 2015 – 2016 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ, EVN đã phải xả khoảng 5,16 tỷ m3 nước từ các hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà.
“Mặc dù vậy, EVN cam kết sẽ chỉ đạo các đơn vị thành viên bằng mọi biện pháp khắc phục. Hiện các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế cũng đang gặp khó khăn, nếu EVN xin điều chỉnh giá điện thì lại càng khó khăn hơn nữa. Với vai trò là một doanh nghiệp nhà nước, EVN thấy cần có trách nhiệm phải góp phần giữ ổn định nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo đất nước phát triển và ổn định cuộc sống người dân”, ông Tri cho biết.
Về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, ông Tri cho biết, ngày 19/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 69/2013/QĐ-TTg và cho đến thời điểm hiện tại, quyết định này vẫn đang được áp dụng và là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp triển khai thực hiện.
Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành Điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Theo đó, thị trường điện lực được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ, thị trường phát điện cạnh tranh, thị trường bán buôn điện cạnh tranh và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Video đang HOT
Dù năm 2016 dự báo có nhiều khó khăn nhưng hiện nay, EVN không có bất cứ đề xuất nào về việc xin điều chỉnh giá điện trong năm 2016. (Ảnh minh họa).
Bộ Công Thương cũng đã vừa ban hành quyết định số 8266/QĐ-BCT ngày 10/8/2015 phê duyệt thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh và tiến tới là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
“Những nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân cũng cần phải được điều chỉnh dần dần sao cho càng ngày càng tiếp cận và phù hợp với qui luật của thị trường. Theo đó, Bộ Công Thương đã tiến hành dự thảo quyết định “Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân” để thay thế cho quyết định 69/2013/QĐ-TTg hiện đang có hiệu lực”, ông nói.
Theo lãnh đạo EVN, việc đưa ra lấy ý kiến lần này của Bộ Công Thương thể hiện sự công khai minh bạch trong việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến giá điện. Đây là bước cần thiết phải thực hiện trước khi ban hành chính thức.
“EVN với trách nhiệm của mình là đơn vị trực tiếp bán điện cũng sẽ nghiên cứu cẩn thận nội dung và có ý kiến góp ý chính thức, cụ thể đối với từng vấn đề nêu trong dự thảo để đảm bảo phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh điện của EVN”, đại diện EVN khẳng định.
Có thể điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần
Theo dự thảo Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân của Thủ tướng Chính phủ được Bộ Công Thương lấy ý kiến, bên cạnh việc giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần với mức điều chỉnh tối thiểu 3% mỗi lần, Quỹ bình ổn giá điện cũng sẽ được lập.
Dự thảo cũng xây dựng các nguyên tắc điều chỉnh giá điện tùy theo diễn biến của tình hình thực tế. Theo dự thảo, trong năm tài chính, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi các thông số đầu vào cơ bản biến động (phát điện, truyền tải điện, phân phối – bán lẻ, điều hành – quản lý, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện…) so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.
Trường hợp các thông số đầu vào cơ bản tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng, để xác định giá bán điện bình quân hiện hành làm giá bán điện bình quân cập nhật tại thời điểm tính toán, thấp hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá sau khi đã trích Quỹ Bình ổn giá điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.
Trường hợp các thông số đầu vào cơ bản tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành làm giá bán điện bình quân cập nhật tại thời điểm tính toán, cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành (sau khi đã sử dụng Quỹ Bình ổn giá điện) với mức từ 3% đến 5% và trong khung giá quy định, EVN được phép tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra theo đúng quy định. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giữa hai lần liên tiếp tối thiểu là 3 tháng.
Nếu chi phí đầu vào tăng trên 5% hoặc giá bán điện bình quân tính toán sau điều chỉnh ngoài phạm vi khung giá quy định, EVN lập hồ sơ phương án giá, báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định và gửi ý kiến thẩm định bằng văn bản đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.
Dự thảo nêu rõ, trước ngày 1/11 hằng năm, EVN xây dựng phương án giá bán điện bình quân trình Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh giảm so với giá bán bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng và báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính. Theo dự thảo, Bộ Công Thương được phép mời tư vấn độc lập để thẩm tra hồ sơ điều chỉnh giá bán điện bình quân.
Theo Đời sống Pháp luật
Kiểm tra việc khắc phục sai phạm của EVN
Thanh tra Chính phủ vừa công bố Quyết định kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo thực hiện Kết luận thanh tra của Thủ tướng Chính phủ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Thông tin từ Thanh tra Chính phủ cho biết, Tổ kiểm tra sẽ kiểm tra EVN trong việc thực hiện Kết luận thanh tra số 2181/KL-TTCP ngày 30/9/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ về chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn EVN và ý kiến chỉ đạo thực hiện Kết luận thanh tra của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản 442/TB-VPCP ngày 9/12/2013 của Văn phòng Chính phủ. Tổ kiểm tra của Thanh tra Chính phủ sẽ kiểm tra Tập đoàn EVN và các đơn vị có liên quan trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định.
Theo ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, đây là cuộc kiểm tra theo quy định, nhằm đánh giá việc thực hiện các nội dung của kết luận thanh tra cũng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời chỉ ra những việc đã làm được, chưa làm được của EVN trong thời gian qua.
Ông Khánh yêu cầu trong thời gian làm việc, Tổ kiểm tra cùng EVN cần có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt nhiệm vụ; kết thúc kiểm tra có nhiệm vụ báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ những việc đã làm được, chưa làm được và những vấn đề còn vướng mắc của EVN để Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Dư luận từng rất bức xúc trước thông tin EVN hạch toán chi phí xây dựng biệt thự, sân golf... vào giá điện.
Trước đó, kết luận thanh tra số 2181/KL-TTCP cho biết tính đến hết năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ gần 77.000 tỷ đồng. Việc EVN đầu tư ra ngoài vượt vốn điều lệ khoảng 45.000 tỷ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính. EVN cũng dành gần 2.000 tỷ đồng đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro như bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng nhưng vượt tỷ lệ góp vốn theo quy định.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ EVN đầu tư vào EVN Telecom gây mất vốn nhà nước hơn 2.400 tỷ đồng; sử dụng hơn 1,6 triệu USD và hơn 467 tỷ đồng để ký kết hợp đồng đào tạo thạc sĩ kinh doanh cho 164 cán bộ công nhân viên, nhưng đến nay bằng cấp đối tác cấp cho cán bộ của EVN chưa được cơ quan nhà nước của Việt Nam công nhận. Tại các đơn vị thành viên của EVN cũng phát hiện nhiều khoản thua lỗ nghiêm trọng. Trong đó, tính đến năm 2011, Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (NPT) lỗ 3.145 tỷ đồng, Tổng công ty điện lực miền Nam lỗ hơn 1.200 tỷ đồng.
Kêt thuc thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý tài chính gần 1.100 tỷ đồng và 1,648 triệu USD vi phạm...
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 10/2013, trả lời câu hỏi của báo chí về việc EVN không thưa nhân viêc tính chi phí xây dựng biệt thự, bể bơi, sân golf, sân tennis... vào giá điện, ông Ngô Văn Khánh cho răng đa "co sự khác nhau về quan điểm trong vấn đề này".
Theo ông Khánh, EVN gọi những công trình chung cư, sân tennis, biêt thư... là các hạng mục của khu điêu hanh. Theo EVN, đây la những công trình không thể thiếu, để phục vụ cho quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện của ngành. "Trong khi đo quan điêm cua Thanh tra Chính phủ cho rằng nhưng công trinh nay phai dùng nguồn vốn phúc lợi. Nếu dùng nguồn vốn khác về mặt nguyên tắc thì được khấu hao dần vào giá điện"- ông Khanh noi.
Tra lơi câu hoi của bao chi về việc "vi sao kết luận thanh tra loại ra gần 6.500 tỷ đồng sai phạm của EVN so với báo cáo của cơ quan này với Thủ tướng Chính phủ?", ông Ngô Văn Khanh ly giai: Chênh lệch số tiền giữa dự thảo và kết luận, quá trình từ dự thảo ra kết luận thanh tra, hay từ báo cáo của đoàn đến dự thảo, có thể khác nhau và điều này la chuyên bình thường. Khoan tiên nay không liên quan đên viêc tăng gia điên trong thơi gian trước đó.
Thế Kha
Theo Dantri
Giá điện tăng, dân không hài lòng là lỗi của ngành điện Trong năm 2015, giá bán điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đạt 1.629,8 đồng/kWh (tăng 12,58 đồng/kWh so với kế hoạch), doanh thu bán điện tăng thêm 1.800 tỉ đồng. Đây là thông tin được đưa ra trong hội nghị tổng kết năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của EVN, diễn ra ngày 6-1. Ông...