Giá điện có thể tăng thêm 9,5% trong tháng này?
Đề xuất tăng giá bán điện của EVN được đưa ra giữa bối cảnh vào hồi tháng 7, giá than bán cho điện đã tăng thêm 74.000 đồng/tấn trong khi lạm phát cả nước đã xuống thấp nhất 10 năm.
Giá điện dự kiến sẽ tăng sau 16 tháng “bất động”
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có đề xuất tăng giá điện và đang được Cục điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) xem xét. Trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Quang Tri – Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, đến nay vẫn chưa có phương án nào được duyệt và Tập đoàn sẽ có thông tin cụ thể nếu phương án tăng giá được thông qua.
Theo kế hoạch trước đó, EVN dự kiến sẽ nâng giá điện lên lên 1.652,19 đồng/kWh, tăng 9,5% so với giá bán điện bình quân hiện hành là 1.508,85 đồng/kWh.
Trong khi đó, theo Quyết định 69/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 7% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN được điều chỉnh giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương. Và Bộ Công Thương phải có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 10 ngày làm việc.
Mức tăng này nằm trong khung giá đã được phê duyệt cho giai đoạn 2013-2015 (từ 1.437 đồng đến 1.835 đồng). Đến nay, giá điện đã không tăng trong vòng 16 tháng. Lần tăng giá điện gần nhất cho đến nay là vào ngày 1/8/2013 với mức tăng thêm 71,85 đồng.
Ngày 21/7/2014 vừa rồi, giá bán than cho các nhà máy điện tăng thêm 74.000 đồng/tấn (tăng xấp xỉ 5%). Theo phản hồi của EVN thì điều này đã gây sức ép không nhỏ cho hoạt động của các nhà máy nhiệt điện nói riêng và của Tập đoàn này nói chung.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Loãn, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Phát điện 1 (GENCO 1) cho biết, hiện nay giá bán than cho các nhà máy nhiệt điện là 1.484.000 đồng/tấn. Với giá than tăng thêm 74.000 đồng/tấn, thì mỗi năm, chỉ tính riêng chi phí mua nguyên liệu đầu vào là than, đảm bảo cho các nhà máy hoạt động bình thường, GENCO 1 cần có thêm 370 tỷ đồng.
GENCO 1 đang quản lý cụm Nhiệt điện Uông Bí (gồm Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Uông Bí mở rộng và Uông Bí mở rộng 2) công suất 730 MW, mỗi năm tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn than và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (gồm Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh 1 và Quảng Ninh 2) công suất 1.200 MW, mỗi năm tiêu thụ khoảng 3 triệu tấn than.
Tương tự, ông Ngô Việt Hải, Tổng giám đốc GENCO 2 cũng cho biết, GENCO 2 đang quản lý 2 đơn vị nhiệt điện lớn là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (công suất 1.040 MW) và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (công suất 1.200 MW) – đây là 2 công ty sản xuất điện lớn (khoảng 6 tỷ kWh điện/năm) chiếm khoảng 5% sản lượng điện toàn hệ thống. Mức tiêu thụ than của 2 đơn vị này vào khoảng 7 triệu tấn/năm. Với giá bán than tăng thêm 74.000 đồng/tấn, hàng năm, GENCO 2 cần thêm khoảng 500 tỷ đồng để mua than sản xuất điện.
Theo phân tích của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), nếu được phê duyệt, EVN có thể hạch toán toàn bộ số lỗ lũy kế 8.800 tỷ đồng (tính đến 31/12/2013) vào năm 2015, do vậy, cải thiện được năng lực tài chính công ty. Một mặt, điều này sẽ giúp EVN và các công ty thành viên đủ điều kiện để vay nợ ngân hàng phát triển thêm các dự án. Mặt khác, kỳ vọng EVN có thể tăng giá điện cho các nhà máy sản xuất điện như Nhiệt điện Phả Lại (PPC) và Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH).
Theo nhận định của Bản Việt, đề xuất này là khả thi vì cản trở lớn nhất cho việc tăng giá điện là quan ngại về lạm phát (CPI). Tuy nhiên, CPI năm 2014 dự kiến sẽ chỉ là 2% – mức thấp nhất trong 10 năm và dự kiến năm sau cũng sẽ thấp.
Bản Việt ước tính nếu giá điện tăng 9,5% thì lạm phát tăng ít hơn 1%, và lạm phát 2015 dự kiến sẽ ở mức thấp, khoảng 3-4%.
Bích Diệp
Theo Dantri
Ngành giao thông bị "truy" về tình hình tai nạn gia tăng
6 tháng đầu năm 2014, Bạc Liêu là 1 trong 9 tỉnh trong cả nước có số người chết vì TNGT tăng trên 25%. Ngành giao thông Bạc Liêu bị đại biểu "truy" về thực trạng này tại phiên chất vấn trong kỳ họp HĐND chiều ngày 10/12.
Trong ngày 10/12, tại kỳ họp thứ 12 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa VIII, một trong những vấn đề làm "nóng" phiên chất vấn là tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Qua thống kê 6 tháng đầu năm 2014, Bạc Liêu là 1 trong 9 tỉnh trong cả nước có số người chết vì tai nạn giao thông (TNGT) tăng 25% so với cùng kỳ. Đại biểu HĐND đề nghị Ban An toàn giao thông tỉnh cho biết nguyên nhân vì sao và đề ra hướng khắc phục trong thời gian tới.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh, ông Ngô Hữu Dũng- Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Bạc ,đã đăng đàn trả lời. Ông Dũng thừa nhận: "Quả thật tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh diễn ra rất phức tạp, số người chết tăng 8 người, tăng 25%; số vụ tăng 24 vụ, tăng 29%. 2 chỉ tiêu quan trọng nhất là số người chết và số vụ đều tăng trên 20%".
Ông Dũng cho rằng, nguyên nhân chủ yếu xảy ra TNGT là do ý thức người tham gia giao thông kém, không chấp hành luật giao thông, uống rượu bia khi tham gia giao thông, có cả lỗi do người đi bộ... chiếm 93% trong số vụ TNGT xảy ra. Phương tiện xảy ra TNGT chủ yếu là xe mô tô 2 bánh, chiếm 93% số vụ. TNGT xảy ra nhiều nhất trên QL1A, với 22 vụ, chiếm 38,6%.
Đặc biệt, ở địa bàn nông thôn, đường tỉnh và đường nông thôn trong 6 tháng đầu năm, TNGT tăng đột biến với 24 vụ, chiếm 42,1%. Theo ông Dũng, do hệ thống giao thông nông thôn phát triển rất nhanh, nhất là xã đạt tiêu chí nông thôn mới có đường bê tông xi măng rộng 2,5m- 3m, trong khi phương tiện của người dân phát sinh rất lớn, sắm sửa xe 2 bánh đi lại rất nhiều, kèm theo ý thức người tham gia giao thông ở khu vực này không cao cho nên xảy ra giao thông tương đối lớn trong thời gian qua.
Theo ông Dũng, trước tình hình số người chết tăng cao so với cùng kỳ, ông Dũng cho hay, tỉnh đã tập trung các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông với tinh thần quyết liệt, gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương, cơ quan đơn vị với mục tiêu giảm số người chết vì TNGT. Trong đó, tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát xử lý thật nghiêm các vi phạm là giải pháp được đặt lên hàng đầu.
Ông Dũng thông tin thêm, tính từ đầu năm 2014 đến nay (10/12/2014), toàn tỉnh Bạc Liêu xảy ra 94 vụ TNGT, số người chết 59 người, số người bị thương 79 người. Trong thời gian qua, các lực lượng chức năng đã xử lý số tiền vi phạm giao thông khoảng 35 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, một số tiền tương đối lớn.
Giám đốc Sở GT-VT Ngô Hữu Dũng cho biết, một trong những giải pháp tuyên truyền trật tự an toàn giao thông là ngành phối hợp với các cơ quan báo đài công khai số người (tên, địa chỉ cụ thể) vi phạm giao thông ở đâu, phạm lỗi gì và xử lý như thế nào. "Hình thức này vừa tuyên truyền về ý thức vừa răn đe những người tham gia điều khiển phương tiện giao thông được tốt hơn", ông Dũng nhấn mạnh.
Theo quy định mới, từ ngày 1/1/2015, tất cả phương tiện tham gia kinh doanh vận tải đều phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để kiểm soát. Theo ông Dũng, trong thời gian giám sát thiết bị hành trình đã qua, ngành đã phát hiện rất nhiều phương tiện vi phạm tốc độ trên các tuyến đường. Trên cơ sở đó đã thu hồi giấy phép lái xe, phù hiệu, giấy phép kinh doanh... của nhiều phương tiện vi phạm.
Ông Dũng cũng cho hay, tỉnh đã cho lắp đặp camera quan sát giao thông cố định trên QL1A (từ giáp ranh Sóc Trăng đến giáp ranh tỉnh Cà Mau dài trên 63km) và đã "chạy" thử nghiệm trong suốt 3 tháng qua. Hệ thống xử phạt bằng camera quan sát cố định sẽ được tỉnh thực hiện từ ngày 20/12/2014. "Những người nào vi phạm về tốc độ, vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt nguội hoặc bằng cách thông tin để lực lượng tuần tra đón đầu phạt nóng. Chúng tôi nghĩ đây sẽ là một trong những biện pháp có hiệu quả răn đe những người vi phạm giao thông trên QL1A", ông Dũng hy vọng.
Cũng tại buổi chất vấn, Đại biểu Nguyễn Văn Ngôn "truy" thêm Giám đốc Sở GT-VT về việc xe chính chủ và vấn đề cấp đổi giấy phép lái xe mới.
Về câu hỏi trên của đại biểu, ông Lê Thanh Hùng- Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu- cho rằng, vấn đề của đại biểu Ngôn đặt ra tương đối phức tạp nên đề nghị Giám đốc Sở GT-VT ghi nhận và trả lời văn bản cho đại biểu chứ không trả lời trực tiếp tại nghị trường.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Đường sắt đô thị Hà Nội đội vốn "khủng" - câu hỏi trách nhiệm Tổng mức đầu tư Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã tăng gấp 1,5 lần khi được Chính phủ đồng ý bổ sung 393 triệu Euro. Trách nhiệm về việc dự án đội vốn chưa được làm rõ. Tuyến đường cũng gánh quan ngại về tiến độ hoàn thành vào năm 2018. Tuyến đường sắt đô thị thí...