Giá điện bình quân sẽ tăng từ 1.860 đồng lên 2.200 đồng mỗi kWh
Đó là nội dung trong tờ trình gửi Chính phủ của Bộ Công thương về việc phê duyệt đề án Quy hoạch điện phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8).
Cụ thể, Bộ Công thương cho biết, giá điện bình quân (quy về tỷ giá USD năm 2020) sẽ tăng dần từ mức 7,9 cent/kWh vào năm 2020 lên 8,4 – 9,4 cent/kWh vào năm 2030.
Hiện tại, theo Quyết định 648 của Bộ Công thương ngày 20.3.2019, giá điện bình quân chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng là 1.864,44 đồng/kWh (7,9 cent/kWh), nếu lên mức 8,4 – 9,4 cent/kWh, theo tỷ giá năm 2020 (khoảng 236 đồng/cent – PV), giá điện bình quân trong giai đoạn tới lên tương đương 1.982 – 2.218 đồng/kWh.
Ước tính giai đoạn 2031 – 2050, giá điện bình quân sẽ trong khoảng 10,8 – 11,4 cent/kWh.
Giá điện bình quân trong giai đoạn tới lên tương đương 1.982 – 2.218 đồng/kWh. Ảnh ĐỘC LẬP
Từ tính toán trên, Bộ Công thương cho rằng, so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, giá điện của Việt Nam tương đối thấp. Năm 2030, với mức giá điện dự kiến từ 8,4 – 9,4 cent/kWh vẫn thấp hơn giá điện hiện tại của Indonesia và Thái Lan. Dẫn chứng giá điện bình quân của một số nước theo tham khảo của Bộ Công thương như sau: Malaysia (6,69 cent/kWh), Indonesia (10,07 cent/kWh), Thái Lan (10,74 cent/kWh), Trung Quốc (8,43 cent/kWh), Nhật Bản (21,08), Nga (5 cent/kWh), Đức (32,27 cent/kWh), Mỹ (10,91 cent/kWh), Canada (12,44 cent/kWh)…
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng đưa ra dự báo với giá điện gió trên bờ sẽ giảm từ 7,74 cent/kWh giai đoạn trước năm 2025 xuống mức 6,35 cent/kWh trước năm 2030 và xuống 5,72 cent/kWh sau năm 2040. Giá điện gió ngoài khơi cũng có thể giảm từ 11 cent/kWh hiện nay xuống 9 cent/kWh trước 2030 và xuống 6 cent/kWh sau 2040. Giá điện mặt trời có thể giảm xuống mức 5 – 6 cent/kWh trước 2030 và 4,8 cent/kWh sau 2040. “Thậm chí một số dự báo cho thấy giá các loại hình năng lượng tái tạo có thể giảm nhanh hơn nữa”, Bộ Công thương cho biết.
Ngoài ra, trong tờ trình, Bộ Công thương cũng cho hay, tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện chương trình phát triển điện trong giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 106,3 – 143,8 tỉ USD. Trong đó, vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện khoảng 90,6 – 127,8 tỉ USD, tính trung bình mỗi năm khoảng 9,1 – 12,8 tỉ USD; vốn đầu tư cho lưới điện truyền tải khoảng 15,3 – 15,9 tỉ USD, trung bình mỗi năm khoảng 1,5 – 1,6 tỉ USD.
TP.HCM: Người đàn ông bị điện giật tử vong khi cắt tỉa cây xanh trên mái nhà
Người đàn ông được thuê leo cây xanh để cắt tỉa cành trên mái 1 tiệm giày dép ở đường Tam Châu (P.Tam Bình, TP.Thủ Đức) thì bị điện giật, được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
Khoảng 10 giờ ngày 13.5, ông N.D.K (62 tuổi, sống tại đường Tam Châu, P.Tam Bình, TP.Thủ Đức) được chủ tiệm giày dép trên đường Tam Châu thuê đến cắt tỉa cây xanh trước tiệm.
Xót xa người đàn ông 62 tuổi tỉa cây thuê bị điện giật tử vong
Hiện trường xảy ra vụ việc . Ảnh TRẦN DUY KHÁNH
Lúc này, ông K. leo lên cây cắt tỉa thì bất ngờ bị điện giật bất tỉnh tại chỗ. Phát hiện vụ việc, chủ tiệm giày dép và người dân gần đó tìm cách cứu nạn nhân nhưng bất thành.
Công an khám nghiệm hiện trường vụ điện giật. Ảnh TRẦN DUY KHÁNH
Nhận được tin báo, Công an P.Tam Bình phối hợp với lực lượng của công ty điện lực đến nơi, ngắt nguồn điện, sơ cứu, đưa ông K. đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, ông K. đã tử vong trước khi đến bệnh viện.
Cơ quan chức năng kiểm tra đường điện, nơi xảy ra vụ việc . Ảnh TRẦN DUY KHÁNH
Đến 12 giờ 30 phút cùng ngày, lực lượng chức năng Công an TP.Thủ Đức và các đơn vị liên quan vẫn đang khám nghiệm hiện trường vụ điện giật chết người, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Vốn cho ngành điện - Bài 3: Giá điện có phải yếu tố tiên quyết? Để hướng tới mục tiêu Net Zero 2050, cơ cấu nguồn điện sẽ phải thay đổi rất nhiều. Với kịch bản Net Zero, không thể xây thêm nguồn điện than mới (trừ các nhà máy đang xây dựng), thậm chí, nhà máy điện khí cũng hạn chế đến mức tối thiểu, lúc này, nguồn năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt...