Giá dịch vụ y tế thỏa đáng
Hướng tới mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Bộ Y tế vừa xây dựng dự thảo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi và đang tiếp tục lấy ý kiến, hoàn thiện để Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp năm 2021.
Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo luật sửa đổi là quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo cách hoàn toàn mới.
Theo đó, chuyển cách tính giá dịch vụ y tế trên cơ sở hạng bệnh viện sang tính giá dịch vụ y tế thông qua việc đánh giá chất lượng cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vấn đề này đang còn nhiều ý kiến tranh cãi.
Theo nhiều chuyên gia y tế, chất lượng dịch vụ y tế phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị và chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế. Hiện, cả nước có gần 50.000 cơ sở khám, chữa bệnh, với hơn 80.000 bác sĩ đang làm việc. Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đem lại sự hài lòng cho người bệnh.
Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công, các dịch vụ y tế đã được chuyển từ “thu một phần viện phí” sang cơ chế “giá dịch vụ”. Qua đó, giá dịch vụ y tế từng bước được tính đúng, tính đủ, chuyển dần theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế trên cơ sở hệ thống các danh mục dịch vụ, vật tư, thiết bị y tế và hệ thống đơn giá. Đây là bước đổi mới cơ bản về tài chính y tế, khắc phục tình trạng “bao cấp qua giá”, giúp các cơ sở y tế thực hiện tự chủ tài chính và tăng sự lựa chọn cho người bệnh.
Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ nhiều nơi chưa tương xứng với giá dịch vụ khám chữa bệnh. Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương vẫn diễn ra và đang là vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Video đang HOT
Bởi vậy, Bộ Y tế cho rằng, điều chỉnh cách tính giá dịch vụ y tế dựa trên chất lượng của từng cơ sở khám chữa bệnh, giá tính theo từng gói dịch vụ, không tính đơn lẻ là hướng đi mang tính đột phá, tạo động lực, cơ hội để các cơ sở khám chữa bệnh không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng và phục vụ người bệnh tốt hơn. Đồng thời khắc phục được sự thiếu công bằng trong cách tính giá dịch vụ căn cứ vào hạng bệnh viện hiện nay.
Theo cách tính này, với mức chất lượng nhất định sẽ tương đương với một mức giá cố định, điều này khuyến khích các cơ sở y tế tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng, đảm bảo công bằng và quyền lợi của người bệnh. Giải pháp này cũng góp phần hạn chế việc lạm dụng các kĩ thuật cận lâm sàng không cần thiết, giảm chi phí cho người bệnh.
Không phủ nhận quan điểm tích cực từ cơ chế này, nhưng nhiều ý kiến lo ngại, việc áp dụng cách tính này đối với bệnh viện chuyên khoa thì phù hợp, nhưng đối với những bệnh viên đa khoa, việc đánh giá chất lượng để đưa ra một mức giá chung cho bệnh viện là khó khả thi. Thậm chí, quy định thiếu chặt chẽ sẽ phát sinh những tiêu cực trong hệ thống y tế khi các bệnh viện “chạy đua” để được công nhận là bệnh viện tốt hoặc tạo ra những “lỗ hổng” có khả năng gây ra trục lợi và lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Do vậy, dư luận cho rằng, ngành y tế nên thiết lập giá dịch vụ y tế theo khung, với biên độ nhất định chứ không nên áp dụng một giá. Đồng thời, Bộ Y tế cần sớm xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cụ thể, giao cho các đơn vị thẩm định độc lập thực hiện việc đánh giá, chấm điểm và công nhận hạng chất lượng các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo tính khách quan, giá thành phải đi đôi với chất lượng dịch vụ.
Cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025
Nhằm xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính gương mẫu, tận tụy, chuẩn mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, thân thiện, Bộ Tài chính đã phát động Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trao tặng các phần thưởng cao quý của Nhà nước cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tài chính lần thứ V.
Ngày 14/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 733/QĐ-TTg về Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025.
Kết quả triển khai Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" được Bộ Tài chính đưa vào là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá, xét khen thưởng hàng năm cho các tập thể, cá nhân công tác trong ngành Tài chính.
Triển khai Quyết định và hưởng ứng phát động của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/9/2019 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1897/QĐ-BTC về Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025 trong toàn ngành Tài chính.
Mục đích của Kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; nâng cao năng lực, ý thức, văn hóa công vụ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị; xây dựng văn hóa công sở, môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp, hiện đại.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các đơn vị ngành Hải quan tại Hội nghị đại biểu điển hình tiên tiến ngành Hải quan.
Triển khai Kế hoạch, ngày 8/6/2020, Bộ Tài chính đã ban hành kèm theo Quyết định số 828/QĐ-BTC "Quy chế Văn hóa công sở tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính". Quy chế đã quy định cụ thể về ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ làm việc, văn hóa ứng xử trong giao tiếp, trang phục, đạo đức, lối sống của công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính. Qua đó, nhằm xây dựng môi trường văn hóa công sở văn minh, lịch sự đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong ngành Tài chính; Nâng cao trách nhiệm, đạo đức, văn hóa giao tiếp; Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Chỉ thị số 04/CTTC-BTC ngày 03/6/2020 về việc tiếp tục tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính đối với công chức, viên chức; Tăng cường kiểm soát quyền lực, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong công tác quản lý cán bộ và thực thi công vụ; Chống chạy chức, chạy quyền tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể Ban lãnh đạo KBNN tại Hội nghị đại biểu điển hình tiên tiến hệ thống KBNN.
Hưởng ứng phong trào thi đua do Bộ Tài chính phát động, các cơ quan, đơn vị trong ngành Tài chính đã xây dựng Kế hoạch triển khai và phát động phong trào thi đua tại các cấp đơn vị. Qua đó, tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn Ngành, góp phần nâng cao năng lực, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động trong ngành Tài chính; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; xây dựng văn hóa công sở, cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh.
Đến nay, phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025 đã được triển khai sâu rộng trong toàn ngành Tài chính và trở thành nhiệm vụ trọng tâm và liên tục trong các phong trào thi đua của Bộ Tài chính từ nay đến năm 2025.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn trao Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì cho Vụ Chính sách và Pháp chế và Vụ Tài vụ - Quản trị thuộc Tổng cục DTNN.
Bên cạnh đó, phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" cũng được tổ chức sâu, rộng trong các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, có tiêu chí rõ ràng, cụ thể phù hợp tình hình thực tiễn của từng đơn vị. Đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện Phong trào thi đua.
Đến nay, hầu hết các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động luôn có ý thức trách nhiệm trong thực hiện và chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính; tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ. Các cán bộ, công chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới; gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử; trau dồi kiến thức, chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ; tinh thần, thái độ làm việc tận tụy, nghiêm túc, trách nhiệm...
Đoàn công tác Bộ Quốc phòng kiểm tra và làm việc tại Nhà máy Z175 Sáng 30-10, tại Sơn Tây (Hà Nội), đoàn công tác của Bộ Quốc phòng (BQP) do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng BQP làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra và làm việc với Nhà máy Z175 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng). Nhà máy Z175 có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất...