Giá dịch vụ dọn nhà leo thang theo Tết
Giá dịch vụ dọn nhà đang ngày một đắt lên. Sau 20 tháng Chạp, một số công ty vệ sinh sẽ dừng nhận đơn hàng mới, khách vẫn có nhu cầu phải chấp nhận chi phí “cực cao”.
Theo khảo sát của VnExpress.net, giá dịch vụ lau dọn nhà, văn phòng hiện phổ biến 8.000 đến 10.000 đồng một m2, giặt thảm 8.000 đồng một m2. Riêng việc lau kính, chi phí là 18.000 đến 20.000 đồng một m2 do phải sử dụng nhiều thiết bị hỗ trợ. Nếu lau dọn theo thời gian, giá dao động từ 70.000 đến 80.000 đồng mỗi giờ.
Chị Hoa tính toán, để thuê người dọn căn nhà 3 tầng, diện tích mỗi sàn 40m2 thì chị phải mất khoảng 1 triệu đồng. “Trong khi đó, năm ngoái tôi thuê chỉ mất hơn 700.000 đồng. Giá năm nay tăng mạnh quá”, chị Hoa nhận định.
Giá dịch vụ dọn nhà tăng gấp đôi so với ngày thường. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Chị Vân, quản lý một công ty cung cấp dịch vụ dọn nhà ở Cầu Giấy (Hà Nội), cho biết mặt bằng giá hiện nay đang tăng cao so với ngày thường và gấp rưỡi năm ngoái. Sau ngày 20 tháng Chạp, giá sẽ tăng ít nhất khoảng 50% so với hiện nay. “Bây giờ lượng người làm nhiều nên khách hàng có nhu cầu chỉ cần báo trước một ngày. Ngoài 20, chúng tôi chỉ làm những hợp đồng đã ký từ trước, không nhận việc mới, nên nếu có khách có nhu cầu thì mức phí rất cao”, chị Vân cho biết.
Anh Việt, quản lý một công ty vệ sinh tại Hoàng Mai cũng cho biết, với dịch vụ dọn văn phòng, sau ngày 23 công ty anh sẽ không nhận thêm đơn hàng, còn dọn nhà thì sẽ nghỉ sau ngày 25 tháng Chạp. “Giáp Tết nhân viên công ty nghỉ nhiều nên chúng tôi không dám nhận thêm. Hoặc nếu có làm thì giá cũng rất đắt, có khi gấp đôi hiện nay mà cũng không có người làm. Ngoài ra, khách cũng phải đặt cọc tiền trước thì chúng tôi mới nhận”, anh Việt cho hay.
Một số công ty vệ sinh lại cẩn thận hơn trong việc báo giá với khách hàng. Chị Lan, quản lý tại một công ty vệ sinh ở Thái Thịnh, Đống Đa cho hay khách có nhu cầu phải cho địa chỉ để nhân viên kinh doanh đến khảo sát mới báo giá.
“Có những gia đình hoặc văn phòng phải dọn mất rất nhiều thời gian mới sạch hoặc ngược lại. Vì vậy phải khảo sát để tránh việc báo giá quá đắt, khách sẽ ‘bỏ chạy’ hoặc báo thấp quá đến khi muốn thay đổi lại sẽ mất uy tín”, chị Lan lý giải.
Bên cạnh các công ty vệ sinh, lực lượng lao động thời vụ có nhu cầu tìm việc dọn nhà, văn phòng cũng khá đông đảo. Mức giá lau dọn tính theo một giờ dao động từ 40.000 đến 50.000 đồng, còn tính theo diện tích sàn thì từ 6.000 đến 8.000 đồng một m2.
Đây là năm thứ 2 chị Hương, Nghĩa Tân nhận lau dọn nhà cửa dịp Tết. Chị cho biết tính phí 50.000 đồng một giờ lau dọn bất kỳ công việc gì. “Nếu khách hàng nào có nhu cầu dọn nhanh, nhiều việc thì tôi có thể tìm thêm người để làm cùng, mức giá mỗi giờ có thể giảm hơn một chút. Khách hàng nào có nhu cầu tính khoán theo lượng công việc cũng được”, chị Hương cho hay.
Làm tạp vụ cho một công ty tư nhân ở Đống Đa, năm nào đến gần Tết chị Khánh cũng nhận thêm việc lau dọn nhà cửa để tăng thu nhập. Chị Khánh cho hay, thường thì chị đến xem nhà sau đó báo giá cho gia chủ sau đó hai bên sẽ thỏa thuận mức phù hợp. Trước khi đi chị cũng tham khảo giá vài nơi và báo giá rẻ hơn so với các công ty vệ sinh để giữ mối quen, năm sau họ lại gọi.
Theo VNE
Lau kính nhà cao tầng - không phải nghề độc hại?
Công việc vất vả, nguy hiểm, độc hại nhưng những người thợ "leo", nhất là ở khu vực ngoài Nhà nước, vẫn chưa được quan tâm đúng mức
Công nhân đang làm vệ sinh tại các tòa nhà cao tầng. Ảnh: THANH NGA
Tuổi thọ của nghề thấp
"Lau kính, sơn phết tòa nhà cao tầng là những công việc nguy hiểm, độc hại nhưng hiện nay chưa có chính sách nào dành cho họ, phần lớn vẫn tùy thuộc vào lòng tốt của chủ doanh nghiệp (DN). Thậm chí, các công việc này còn chưa được xếp vào danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại". Nhiều năm giám sát và huấn luyện thợ lau kính tòa nhà, anh Nguyễn Viết Toàn, Công ty TNHH TM&DV Bắc Trung Nam, cho biết.
Anh Toàn cho hay ngành vệ sinh công nghiệp nói chung và lau kính tòa nhà nói riêng chỉ thịnh hành 10 năm trở lại đây do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều cao ốc mọc lên. Tại TPHCM, hiện có khoảng 500 DN nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực này, chưa kể các nhóm thợ làm việc riêng lẻ.
Đối với thợ lau kính tòa nhà ở Công ty Bắc Trung Nam, để có thể ra nghề, họ phải trải qua thời gian huấn luyện 3 tháng và phải vượt qua vòng kiểm định. Quá trình tuyển chọn gắt gao do công việc nguy hiểm và môi trường làm việc trên cao nên sau huấn luyện, chỉ 40% lao động mới có thể tiếp tục.
Tuy nhiên, đến nay, công tác huấn luyện vẫn chỉ do công ty tự xoay xở chứ chưa có một tiêu chuẩn chung nào cho công việc này và cũng chưa có chính sách nào bảo vệ và chăm lo cho thợ "leo", phần lớn là do DN chăm lo để giữ người.
Anh Toàn cho biết: "Tôi nghĩ rằng công việc lau kính và sơn phết tòa nhà nên được đưa vào danh mục các ngành nghề nặng nhọc, độc hại để ràng buộc trách nhiệm đối với chủ sử dụng lao động. Bên cạnh đó, tôi mong muốn Nhà nước sẽ quan tâm hơn đến nhu cầu thực tế này của xã hội để có chính sách hỗ trợ cho người lao động".
Anh Phan Văn Thìn, công nhân (CN) Công ty Bắc Trung Nam, cho rằng do tính chất công việc nguy hiểm, nặng nhọc nên tuổi thọ của nghề rất thấp, nguy cơ mất việc khi sức khỏe không bảo đảm là rất cao. "Các công ty đều rao tuyển thợ lau kính từ 18-45 tuổi nhưng thực tế, lao động chỉ trụ được đến độ tuổi ngoài 30. Ở công ty tôi cũng vậy, thợ lớn tuổi nhất hiện nay chỉ tầm 30 tuổi" - anh Thìn cho biết.
Cải thiện môi trường làm việc
Không như lau kính tại các cao ốc, công việc chặt cây, mé cành và trong lĩnh vực viễn thông đã được quy định ở danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngoài mức phụ cấp độc hại, CNVC-LĐ làm nghề, công việc thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐTBXH ban hành được bồi dưỡng bằng hiện vật (sữa, suất ăn) ở 4 mức (từ 10.000 đến 25.000 đồng).
"Dù được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động nhưng do quá trình thao tác, vẫn có thể có những rủi ro như bị điện giật. Mặt khác, làm việc tại trạm thu phát sóng nên việc bị ảnh hưởng lâu dài bởi sóng điện từ cũng làm tôi thấy lo lắng. Vì vậy, tôi rất mong có cách nào đó giảm thiểu nguy cơ cho những người làm việc trong lĩnh vực viễn thông" - anh Trần Thiên Vũ, nguyên là CN Công ty Viễn Thông Đông Dương - TPHCM, đề đạt.
Ông Lê Xuân Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Lưới điện Cao thế TPHCM, cũng bày tỏ mong muốn điều kiện làm việc của CN ngành điện sẽ được xem xét cải thiện. Các cơ quan chức năng nên xem lại thời gian cắt điện để sửa chữa, nên hạn chế cắt điện ban đêm.
Như vậy, CN sẽ không phải làm đêm vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa nguy hiểm vì làm việc trong điều kiện thiếu sáng. "Để làm được việc này, mọi người phải tiết kiệm điện để lưới điện không bị sự cố do quá tải. Nếu không có tình trạng quá tải điện thì CN điện sẽ đỡ vất vả hơn" - ông Hồng mong mỏi.
laodong
Lồng sắt 'bay' đập vỡ vách kính tầng 23 Keangnam Mưa to gió lớn, chiếc lồng sắt thả từ tầng 72 xuống bỗng bị gió thổi văng ra xa rồi liên tiếp đập vào vách kính tầng 23 khiến 2 công nhân lau kính đứng trong lồng chết lặng, còn những người quan sát cũng hốt hoảng, la hét. 16h ngày 9/8, trong thời tiết mưa to gió lớn, đang làm việc tại...